[Bật mí] All rights reserved là gì - Tránh xa lạm dụng bản quyền

Theo dõi work247 tại
Linh Anh Nguyễn tác giả work247.vn Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Ngày đăng: 09-05-2024

Có lẽ bạn đã từng nghe dòng chữ “all rights reserved” ở rất nhiều nơi hoặc nhìn thấy dòng chữ đó ngay tại các bao bì sản phẩm nào đó. Tuy nhiên bạn lại thắc mắc về dòng chữ All rights reserved là gì và muốn biết về nó đúng không nào? Vậy hãy cùng đi tìm lời giải đáp ngay với work247.vn ngay tại bài viết này nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc Làm Pháp Lý

1. Điều cần nắm về thuật ngữ sử dụng đăng ký bản quyền 

1.1. Định nghĩa chi tiết All rights reserved là gì?

Định nghĩa chi tiết All rights reserved là gì?
Định nghĩa chi tiết All rights reserved là gì?

Có thể việc phân tách thuật ngữ này sẽ giúp bạn hiểu được chi tiết hơn về định nghĩa chung. Như all - là tất cả, rights - là quyền và reserved - là bảo lưu hay lưu giữ, cùng đó khi thêm “s” tức là biểu thị cho số nhiều của động từ với nghĩa nhấn mạnh hơn về quyền. 

Bởi vậy khi ghép lại về cụm từ chúng ta có thể hiểu theo nghĩa tiếng Việt đó chính là việc thực hiện “đăng ký bản quyền”. Được cho là hình thức bảo vệ tốt nhất được quyền sở hữu, quyền tác giả của mình trong tất cả các lĩnh vực từ nghệ thuật, phần mềm, thương hiệu sản phẩm,...

Xem thêm: Copyright là gì?

Thông qua chính việc đăng ký sử dụng thuật ngữ này các cá nhân hay bất kỳ tổ chức nào khác sẽ không có quyền về sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý của tác giả sáng lập ra sản phẩm và thương hiệu. Đây được cho là hình thức bản quyền có giá trị về pháp lý và có sự áp dụng rộng rãi trong bất kỳ khu vực, quốc gia nào được phát tán sử dụng. 

Định nghĩa chi tiết All rights reserved là gì?
Có điều là chủ của bản quyền có thể là cá nhân, nhóm hoặc tổ chức và không có sự phân định

Có điều là chủ của bản quyền có thể là cá nhân, nhóm hoặc tổ chức và không có sự phân định, phân biệt hay giới hạn về việc số lượng này. Bởi all rights reserved chỉ được ra rằng bản quyền bảo lưu đó khi đã tham gia thì việc sử dụng với mục đích gì của cá nhân, tổ chức đó đã được đảm bảo theo quy định cung cấp bởi pháp luật hiện hành rồi. Chủ sở hữu chính là đối tượng sẽ được nắm giữ mọi quyền liên quan đến sản phẩm đó theo đúng quy định của pháp luật đề ra. Để chắc chắn được sự tối đa bản quyền thì dòng chữ này cũng bắt đầu được sử dụng rộng rãi hơn và phổ biến trên mọi mặt. Và điều chắc chắn rằng các sản phẩm khi được thực hiện in dòng chữ này đều là sản phẩm và tác phẩm đã đăng ký bản quyền. 

Từ đó chính việc dựa vào luật bản thì các bên sẽ cần có sự tuân thủ nhất định dù ngay cả tác giả cũng có quy định sử dụng riêng. Và dù là việc bạn không được phép sử dụng và mà vẫn sử dụng hay sao chép dưới bất kỳ hình thức nào vẫn sẽ bị xử phạt. Vậy qua đó bạn đã thất sử hiểu được định nghĩa về All rights reserved là gì hay chưa? 

Xem thêm:: Việc làm ngành luật tại Hà Nội

1.2. Đôi nét về lịch sử hình thành 

Đôi nét về lịch sử hình thành
Đôi nét về lịch sử hình thành 

Khi nói về nguồn gốc lịch sử của All rights reserved, thì đó bắt đầu từ năm 1910 thông qua công ước Buenos Aires. Cùng sự quy định rõ ràng tại Điều 3 của Công ước này về việc đưa ra một quyết định khiến cho chính các nhà kinh doanh, tác giả quan tâm bởi thông qua đó họ nhận được quyền lợi dành cho mình. Việc công ước ban hành cho phép các sản phẩm, tác phẩm sau khi thực hiện việc đăng ký bản quyền thuộc về các nước đăng ký tham gia công ước thì sẽ được mọi cơ quan chức năng đảm bảo cho chủ quyền và quyền bảo hộ. Điều kiện đi kèm đó chính là các sản phẩm, tác phẩm sẽ được in ấn dòng chữ “ All rights reserved “ ngay trên. 

Tuy nhiên, chính các tác giả cũng cho rằng thủ tục là quá nhiều và đó là lý do mà họ không muốn tham gia. Vậy nên tới năm 1908 thì Công ước Berne đã có sự thay đổi thông qua Điều 4 sửa đổi về việc bác bỏ hoàn toàn các thủ tục. Tức là các tác giả có thể thực hiện việc đăng ký chủ quyền ở các quốc gia tham gia công ước và cũng sẽ không cần nhất quyết làm đầy đủ các thủ tục hay cũng không bắt buộc về sử dụng dòng chữ “All rights reserved ”. 

Cạnh đó về chính việc chủ quyền ký kết tại Buenos Aires không hẳn tất cả các tác giả đều là thành viên của Bern hay UCC. Điển hình có thể nhận thấy đó là Hoa Kỳ không tham gia UCC cho tới 1955, nhưng một nhà xuất bản ký kết tại Bern lại đang tìm cách bảo vệ tác phẩm số lượng lớn nhất các quốc gia từ khoảng thời gian trước đó mà vẫn sử dụng thuật ngữ in ấn để làm biểu tượng. 

2. Bạn có nghĩ rằng “All rights reserved " lỗi thời hay không? 

Bạn có nghĩ rằng “All rights reserved “ lỗi thời hay không?
Bạn có nghĩ rằng “All rights reserved “ lỗi thời hay không? 

Có thể rất nhiều người thấy rằng vào ngày 23/8/ 200 với Nicaragua - một viên ngọc quý đã trở thành một thành viên cuối cùng của Công ước Buenos Aires và ký kết Berne thì cho rằng thuật ngữ “All rights reserved “ đã dần trở nên lỗi thời và ngưng nghỉ tại thời điểm đó. Bởi chính thời điểm đó các quốc gia thành viên với mọi yêu cầu bảo vệ bản quyền “phải” được cấp mà không có bất kỳ hình thức hay phương tiện nào về việc thông báo phủ rộng cho mọi người có thể nắm bắt. 

Tuy nhiên, lại không phải là sự lỗi thời bởi thuật ngữ đó vẫn tiếp tục được sử dụng và quy mô sử dụng còn được phổ biến hơn dần trở thành giống như một bản quy ước cho chủ quyền vậy. Các đối tượng sử dụng cũng được mở rộng hơn về chính quy mô từ nghệ sĩ, nhà thiết kế, các nhà sáng chế hay bất kỳ ai sáng tạo nội dung mới đều được công nhận khi đăng ký. 

Xem thêm: Việc làm ngành luật tphcm

Cho đến ngày nay chúng ta cũng vẫn thấy được về luật bản quyền đó đúng không? Ví dụ như chính các MV ca nhạc hay Video nào đó đã được thực hiện đăng ký về bản quyền, khi có ai đó lấy về và đăng sử dụng đạo nhái lại mà chưa được cho phép sẽ bị gỡ bỏ ngay lập tức về việc vi phạm hoặc nặng hơn đó có thể bị kiện về việc sử dụng sản phẩm tạo ra đó sai quy định. 

Thông qua chính các nội dung có lẽ bạn cũng có thể thấy được ý nghĩa và quyền đi kèm của “ All rights reserved” rồi đúng không? Bởi vậy mà khi bạn muốn bảo vệ sản phẩm trí tuệ do chính mình tạo ra và không muốn bất kỳ ai lấy đó là của mình thì việc ngăn chặn thông qua đăng ký bản quyền là điều cần thiết. Bức chắn cho việc sao chép dưới mọi hình thức, nghiêm cấm cho các hành vi sử dụng trái phép của những kẻ xấu. 

Tìm việc làm nhân viên tư vấn luật

3. Lĩnh vực tiêu biểu cho việc đăng ký “All rights reserved” 

3.1. Thực hiện đăng ký thương hiệu 

Thực hiện đăng ký thương hiệu
Thực hiện đăng ký thương hiệu 

Đối với các doanh nghiệp hay nhà phân phối cho các sản phẩm dịch vụ ra ngoài thị trường hiện nay thì việc chủ động cho việc đăng ký bản quyền thương hiệu là điều cần thiết trong chiến lược quản trị thương hiệu. Tất nhiên sau khi hoàn thành đăng ký cho thương hiệu của mình thì sẽ không xuất hiện về việc bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có thể nhái lại sản phẩm hay thương hiệu của bạn trên thị trường. Ngăn chặn cho chính việc sử dụng tên thương hiệu một cách tràn lan và khiến cho người dùng lầm tưởng về đó là thương hiệu của công ty, sự thắc mắc về việc mất cân bằng giá trên thị trường.

Đôi khi việc vi phạm này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu cho các thương hiệu với mức giá được quy định chung mà con người thường yêu chuộng về cùng mẫu mã nhưng lựa chọn giá thành thấp cho ví tiền của mình, ảnh hưởng đến thông điệp truyền thông chính thống của doanh nghiệp.

Hoặc đến chính những kẻ hám lợi sử dụng tới thương hiệu cùng danh tiếng của nhà sản xuất sản phẩm để cung ứng cho các sản phẩm nhái, hàng giả đôi khi ảnh hưởng tới chính sức khỏe con người. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy như các thương hiệu nổi tiếng như: Adidas, Zara, Ultra, Balenciaga,...vẫn luôn bị đạo nhái rất nhiều và chỉ là sự biến đổi về một chữ cái trên thương hiệu ít ai để ý tới kỹ càng. 

Nếu khi có sự phát hiện về việc đạo nhái đó thì các nhà kinh doanh, doanh nghiệp có thể thực hiện đảm bảo về quyền lợi của mình thông qua chính việc khởi kiện pháp luật. Cảnh cáo hành chính với hành vi nhỏ do việc thực hiện đạo nhái trên thị trường quy mô nhỏ. 

Ngày này thì việc thực hiện đăng ký cho bản quyền thương hiệu cũng khá là dễ dàng cùng các thủ tục được rút gọn vô cùng đơn giản. Các cá nhân hay công ty doanh nghiệp muốn thực hiện việc đăng ký thì chỉ cần tiến tới Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam tiến hành theo yêu cầu. 

Xem thêm: Mô tả công việc brand manager

3.2. Thực hiện đăng ký bản quyền bài hát

Thực hiện đăng ký bản quyền bài hát
Thực hiện đăng ký bản quyền bài hát

Đạo nhái tiết tấu, nhái về giai điệu các sản phẩm bài hát - video âm nhạc, thông tin về kiện cáo vi phạm bản quyền,...chúng ta có thể tìm thấy dễ dàng ở bất cứ đâu. Tất nhiên khi bạn thực hiện các hành vi đó và không các giấy tờ cho việc minh chứng, chứng cứ cụ thể để thấy được mình là tác giả hay nhận được sự cho phép thì sẽ dẫn tới các tranh chấp xảy ra không đáng có. 

Bởi vậy mà khi bắt đầu tung ra các sản phẩm của mình trên thị trường thì việc đầu tiên của các tác giả cần thực hiện đó là đăng ký quyền sở hữu về các khúc. Thông qua đó tạo sự chứng minh cho bản quyền bài hát của chính mình khi được sử dụng trên thị trường âm nhạc. 

Xem thêm: Việc làm luật sư

3.3. Thực hiện việc đăng ký bản quyền sản phẩm 

Thực hiện việc đăng ký bản quyền sản phẩm
Thực hiện việc đăng ký bản quyền sản phẩm 

Sản phẩm cũng giống như chính bài hát hay thương hiệu vậy việc làm ra sẽ luôn hướng tới tung ra thị trường để đáp ứng về các nhu cầu cần tới của con người. Vậy nên việc tiến tới đăng ký bản quyền là điều cần thiết cho sự ưu tiên hàng đầu. 

Thông qua chính sự đăng ký bản quyền sản phẩm đó sẽ giúp nhà sản xuất bảo hộ được sự độc quyền cho sản phẩm trên thị trường và ngăn chặn cho các trường hợp xấu. Trường hợp về việc lợi dụng hay có ý định cho sự chiếm đoạt quyền sở hữu sản phẩm người khác. Cùng đó là có rất nhiều người hiện nay còn lợi dụng đến chính việc sơ hở về việc thực hiện đăng ký mà làm nhái, làm giả. Điều này gây nên sự tác động xấu tới uy tín chất lượng và hình ảnh cụ thể của thương hiệu và sản phẩm sử dụng sẽ thường tác động xấu rất nhiều tới sức khỏe của người tiêu dùng về lâu dài. 

Chính vì vậy mà để có thể bảo vệ được chính mình hay sản phẩm mình tạo ra mà lựa chọn tìm đến các tổ chức có sự uy tín để thực hiện việc đăng ký bản quyền nhé. 

Xem thêm: Quy trình tung sản phẩm mới ra thị trường

3.4. Thực hiện đăng ký bản quyền phần mềm máy tính 

Thực hiện đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Thực hiện đăng ký bản quyền phần mềm máy tính 

Thời thế của hiện đại cùng sự phát triển công nghệ 4.0 không ngừng phát triển đã tạo nên những phần mềm máy tính mới được ra đời làm cho việc đạo nhái hay tranh chấp bản quyền xảy ra nhiều hơn. Mà việc để tìm hiểu về công nghệ và phần mềm máy tính không phải là dễ dàng mà còn cần rất nhiều công sức. Vậy nên việc chủ động cho thực hiện đăng ký là cách bạn có thể thực hiện bảo vệ công sức cho chính bản thân mình, tối đa hơn nữa cho quyền chủ sở hữu tác giả. 

Xem thêm: Mô tả công việc nhà phát minh

Tuy vậy nhưng đối với việc đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính lại không phải là sự bắt buộc như các sản phẩm khác. Vậy nên bạn có thể lựa chọn “Yes” hoặc “No” cho việc đăng ký của chính mình, nhưng sự khuyến khích cho việc đăng ký là nên bởi đó là cách bảo vệ bạn và sản phẩm mà thôi. 

Có thể thấy được với sự phát triển không ngừng của xã hội như hiện nay thì việc các sản phẩm, thương hiệu ra đời cũng có sự đa dạng không hề kém cạnh. Bởi lẽ đó mà việc thực hiện đăng ký bản quyền dành cho mình chính là cách để ngăn chặn các cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng để thực hiện hành vi chuộc lợi thể hiện sự không tôn trọng tác giả. 

Tìm việc làm trợ lý luật sư

Do đó mong rằng thông qua bài viết này của work247.vn sẽ giúp bạn hiểu được rõ hơn về “ All rights reserved là gì” cũng như các thông tin liên quan tới đăng ký bản quyền cần nắm. Thông qua đó có thể tránh được các phát sinh không cần thiết cho các sản phẩm thương hiệu bản thân đang sở hữu. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3104 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT