Giải thích về khái niệm cạnh tranh không lành mạnh là gì

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 29-03-2024

Trong cuộc sống thực tế, chúng ta thường hay sử dụng cụm từ “cạnh tranh không lành mạnh” khi đối mặt với những tình huống mà người khác sử dụng những thủ đoạn để hạ thấp danh dự của một người nào đó. Tuy nhiên trên pháp luật, “cạnh tranh không lành mạnh” được định nghĩa cụ thể và rõ ràng liên quan tới lĩnh vực kinh doanh. Bài viết dưới đấy sẽ đưa ra giải thích rõ ràng về cạnh tranh không lành mạnh là gì trong quy định của pháp luật và những vấn đề liên quan tới cạnh tranh trong kinh doanh.

Việc làm quản trị kinh doanh

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Những hành vi nào được xem là cạnh tranh không lành mạnh

1.1. Cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Trong lĩnh vực kinh doanh, cạnh tranh là một điều cần thiết để thúc đẩy các doanh nghiệp cùng nhau phát triển, và tìm ra cho mình những cách thu hút khách hàng riêng. Nhờ vậy, người mua hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi mua hàng và giá thành có thể sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp vì lợi ích của mình mà đưa ra các phương án kinh doanh không hợp lý, và cách thức được sử dụng phổ biến nhất chính là cạnh tranh không lành mạnh.

một số doanh nghiệp sử dụng cạnh tranh không lành mạnh vì lợi ích

Cạnh tranh không lành mạnh có thể hiểu là doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh đã sử dụng các phương pháp trái với các chuẩn mực thông thường, trái với những nguyên tắc thiện chí, trung thực và một số chuẩn mực khác trong kinh doanh. Những hành động này gây ảnh hưởng tới uy tín của các doanh nghiệp khác và quyền lợi của khách hàng.

>>> Tìm việc làm quản trị kinh doanh hay xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp với nguồn thông tin về tuyển dụng việc làm cũng như tin tức tổng hợp về kinh doanh được Work247.vn tổng hợp liên tục.

1.2. Các hành vi được xem là cạnh tranh không lành mạnh

Trong luật kinh doanh đã quy định rõ những hành vi nào được xem là cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm:

- Xâm phạm các thông tin kinh doanh của những doanh nghiệp khác bằng cách tiếp cận các bí mật trong kinh doanh khi đã cố tình phá vỡ các phương án bảo mật. Tự ý tiết lộ, lan truyền thông tin kinh doanh khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu nó, mà cụ thể ở đây là doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp sử dụng các hình thức đe dọa, ép buộc các khách hàng của doanh nghiệp khác phải ngừng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó.

- Phát tán và cung cấp những thông tin không đúng sự thật một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

- Có các hành động gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, khiến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp đó bị đình trệ và gián đoạn.

- Lôi kéo khách hàng bằng cách sử dụng những thông tin sai sự thật, hoặc dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và khuyến mãi của công ty mình nhằm thu hút hết khách hàng tiềm năng của các doanh nghiệp khác. Mang mặt hàng, dịch vụ của mình đi so sánh với mặt hàng và dịch vụ của công ty khác, nhằm hạ bệ đối phương nhưng nội dung chưa được chứng minh hoặc xác thực.

- Bán hàng với giá thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp kinh doanh cùng một mặt hàng khác, dẫn tới tình trạng khiến một số doanh nghiệp khác bị loại bỏ hoặc phá sản.

Ngoài ra còn một số hành vi được cho là cạnh tranh không lành mạnh khác được quy định rõ ràng trong pháp luật nhà nước.

Việc làm Marketing - PR

2. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị xử phạt như thế nào?

Để xử lý các tổ chức, cá nhân có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chúng ta cần dựa vào mức độ nghiêm trọng để đưa ra mức xử phạt phù hợp như xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, hay truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với những trường hợp gây thiệt hại và ảnh hưởng tới lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của các tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định có trong pháp luật.

Đối với các hành vi vi phạm thỏa thuận về hạn chế cạnh tranh, lạm dụng uy tín và vị trí của mình để thống lĩnh thị trường, mức phạt tối đa sẽ là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp trong thời gian thực hiện vi phạm.

Đối với những hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế, mức phạt tối đa sẽ là 5% tổng doanh thu của doanh nghiệp trong thời gian thực hiện hành vi vi phạm.

Những hành vị vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật, mức phạt tối đa có thể lên tới 2 tỷ đồng. Đối với những hành vi khác mức phạt tối đa sẽ là 100 triệu đồng.

cạnh tranh không lành mạnh sẽ khiến các doanh nghiệp khác gặp khủng hoảng

Ngoài ra, còn một số hình thức xử lý vi phạm khác như tịch thu giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, lợi nhuận thu được từ việc vi phạm, tang vật và phương tiện dùng để thực hiện vi phạm,… Những hình thức này sẽ được thực hiện phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của việc cạnh tranh không lành mạnh. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp cũng có thể thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khác.

Trên thực tế, có một số trường hợp nhân viên sau khi nghỉ việc đã lan truyền những thông tin không tốt về doanh nghiệp mình từng làm việc. Cố ý lôi kéo các khách hàng lâu năm và khách hàng tiềm năng hủy bỏ hoặc phá vỡ hợp đồng với doanh nghiệp. Đồng thời sử dụng internet để lan truyền những thông tin bất lợi, khiến doanh nghiệp khốn đốn, và mất uy tín với khách hàng. Những hành động này được xem là hành vi cố ý, có mục đích. Những cá nhân hoặc nhóm người nào có những hành động như vậy sẽ bị xem là vu khống và bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Nếu hậu quả quá nghiêm trọng, sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 1 năm hoặc có thể dài hơn.

Việc làm truyền thông

>> Tìm hiểu kiến thức về  giao dịch vãng lai cũng như những thông tin về các vấn đề xoay quanh có ngay tại website Work247.vn.

3. Quá trình làm các thủ tục khiếu nại cạnh tranh không lành mạnh

3.1. Chuẩn bị hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh không lành mạnh

Khi phát hiện doanh nghiệp của mình đang bị một số doanh nghiệp khác thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, doanh nghiệp có thể khiếu nại đến cục Quản lý cạnh tranh để được giải quyết. Nhưng trước hết cần phải hiểu các thủ cần chuẩn bị để khiếu nại hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì.

Đầu tiên, những doanh nghiệp cho rằng mình là nạn nhân của cạnh tranh không lành mạnh cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ khiếu nại bao gồm đơn khiếu nại theo mẫu của Cục Quản lý cạnh tranh, chứng cứ về hành vi vi phạm, Tài liệu chứng minh tư cách của bên khiếu nại.

Đối với chứng cứ về vi phạm, các chứng cứ phải thể hiện được các dấu hiệu vi phạm được thực hiện trong thời gian 2 năm trước thời điểm khiếu nại. Đối với trường hợp khiếu nại nhiều hành vi vi phạm thì cần chuẩn bị chứng cứ riêng cho mỗi hành vi đó.

các hành vi cạnh traanh không lành mạnh sẽ bị xử lý theo pháp luật

Đối với tài liệu chứng minh tư cách của bên khiếu nại cần bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy ủy quyền hợp pháp của người đại diện theo pháp luật, giấy giới thiệu người đến nộp hồ sơ của doanh nghiệp khiếu nại và chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước của người nộp khiếu nại.

Nếu hồ sơ có quá nhiều tài liệu đi kèm, để thời gian tiếp nhận và xử lý hồ sơ diễn ra nhanh nhất, các doanh nghiệp khiếu nại nên lập bảng thống kê các tài liệu có trong hồ sơ.

3.2. Quá trình tiếp nhận và thụ lý hồ sơ khiếu nại

Trong vòng 7 kể từ ngày nộp hồ sơ, sơn vị có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ. Nếu hồ sơ không bao gồm đủ các giấy tờ theo yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu bổ sung hồ sơ trong thời gian 30 ngày, ở một số trường hợp đặc biệt, thời gian bổ sung hồ sơ sẽ được gia hạn thêm tối đa là 15 ngày.

Ngoài ra, cục Quản lý cạnh tranh sẽ gửi thông báo về chi phí tạm ứng để xử lý vụ việc, và trong vòng 15 ngày, doanh nghiệp khiếu nại cần phải đóng phí đúng hạn. Hiện nay, chi phí để giải quyết những khiếu nại về cạnh tranh không lành mạnh đang ở mức 3 triệu đồng.

Trong trường hợp thời gian khiếu nại hết hiệu lực, vụ việc không thuộc thẩm quyền của Cục Quản lý cạnh tranh, hoặc doanh nghiệp khiếu nại không bổ sung đầy đủ hồ sơ theo thời gian quy định, các cơ quan có thẩm quyền sẽ trả hồ sơ khiếu nại.

3.3. Quá trình điều tra khiếu nại cạnh tranh không lành mạnh

Cục Quản lý cạnh tranh sẽ tiến hành điều tra sơ bộ trong thời gian 30 ngày. Nếu như không tìm ra được dấu hiệu của hành vi vi phạm, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh sẽ đình chỉ điều tra.

Nếu như có dấu hiệu vi phạm sẽ tiến hành điều tra chính thức và thời gian điều tra sẽ là 90 ngày, có thể kéo dài thời gian điều tra tối đa là 60 ngày.

>>> Bạn có Home Credit là gì? Work247.vn liên tục đăng tải những thông tin về Home Credit - Tập đoàn hàng đầu thế giới trên thị trường tài chính tiêu dùng mà bạn cần biết.

3.4. Xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cục Quản lý cạnh tranh sẽ đưa ra phương án xử phạt phù hợp, dựa theo mức độ vi phạm và quy định của nhà nước. Quyết định xử lý có thời hạn là 30 ngày.

Nếu như không đồng ý với phương án xử lý của Cục Quản lý cạnh tranh, doanh nghiệp khiếu nại và doanh nghiệp bị khiếu nại có quyền khiếu nại, phản ánh lên Bộ Công Thương. Bộ Công Thương có trách nhiệm giải quyết vụ án trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận khiếu nại. Trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài thêm tối đa 30 ngày.

Việc làm luật - pháp lý

Đáng buồn là, trên thị trường Việt Nam vẫn đang xảy ra rất nhiều hành vi vi phạm luật cạnh tranh. Mặc dù các doanh nghiệp đều hiểu rõ mức xử phạt khi vi phạm cạnh tranh không lành mạnh là gì, tuy nhiên vì những lợi ích trước mắt mà họ sẵn sàng sử dụng như chiều trò bẩn nhằm hạ bệ đối phương. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khấc mà còn là hành động lừa dối khách hàng. Mong rằng với những thay đổi về mức xử phạt những hành động vi phạm về luật cạnh tranh sẽ giúp làm hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, hạn chế ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế đất nước.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1695 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT