Giao dịch vãng lai là gì? Có những loại giao dịch nào?
Theo dõi work247 tạiXu hướng hội nhập hiện nay, việc xuất nhập khẩu là chuyện xảy ra thường xuyên và liên tục. Và đương nhiên sẽ xuất hiện nhiều loại giao dịch giữa người mua – người bán, điển hình là loại giao dịch vãng lai. Và chỉ có thể vẫn còn khá là nhiều người chưa biết đến loại giao dịch này nên Work247.vn sẽ chia sẻ tất tần tật về giao loại giao dịch này.
1. Giao dịch vãng lai là gì?
- Vãng lai: là động từ chỉ việc “đi lại” thường để thăm viếng, ghé qua.
- Việc quan trọng để có thể thực hiện được giao dịch vãng lai thì chúng ta cần phải có tài khoản vãng lai. Khái niệm tài khoản vãng lai các bạn có thể hiểu đơn giản là tài khoản mà tiền gửi mở tại Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào đó với mục đích cung ứng nhanh chóng, an toàn và hợp pháp, tiếp cận thường xuyên với các khoản tiền gửi theo nhu cầu qua một trong những kênh khác nhau. Ngoài ra thì tài khoản này cũng được gọi là tài khoản thanh toán.
- Do đó giao dịch vãng lai là loại giao dịch thể hiện sự thanh toán của người cư trú với người không cư trú không vì nhằm mục đích chuyển vốn.
Việc làm xuất - nhập khẩu
2. Các vấn đề xoay quanh tài khoản - giao dịch vãng lai
Tài khoản vãng lai cho phép chủ tài khoản thực hiện việc gửi hoặc nhận các khoản thanh toán bằng một trong những hình thức dưới đây, tùy vào từng quy định của quốc gia:
- Tiền mặt (giấy bạc)_khá là phổ biến và thông dụng ở Việt Nam
- Séc hoặc phiếu gửi ấy tiền ( kèm các văn bản, giấy tờ cam kết thanh toán)
- Chuyển khoản
- Ghi nợ/ có trực tiếp (tại nước Anh nói riêng và các nước trong khối phát triển thịnh vượng nói chung thì họ sử dụng hệ thống BACS được viết tắt từ Bankers Automated Clearing Services – hệ thống CHAPS- được viết tắt từ Clearing House Automated Payment System).
- Chỉ thị hiện hành, bạn có thể hiểu là những chỉ dẫn từ phía chủ tài khoản đối với Ngân hàng để chuyển một lượng tiền nhất định sau thời gian nhất định sang một hoặc thậm chí là nhiều tài khoản khác nhau.
- Thẻ ATM- thẻ ghi nợ
- Thanh toán trực tiếp mà không sử dụng giấy bạc tại cửa hàng (EFTPOS - hệ thống thanh toán trực tuyến của ngân hàng)
- Hệ thống SWIFT tức là sử dụng tài khoản ngân hàng nước ngoài để chuyển khoản.
Thêm vào đó thì chức năng của tài khoản vãng lai cũng có thể vay mượn được, cụ thể như ở nước Mỹ, toàn bộ tài khoản đều được cung cấp dịch vụ bội chi có thỏa thuận từ trước và số bội chi tối đa được dựa vào chứng minh tài chính, lịch sử tín dụng.
Đương nhiên là chức năng này được sử dụng bất cứ lúc nào đi kèm sự tham khảo ý kiến của ngân hàng và được duy trì một cách không xác định được thời hạn vì cần phải xem xét dựa vào các điều kiện phi thể thức. Tuy nhiên thì hình thức này xảy ra không thường xuyên vì khá là tốn kém đối với khách hàng và là lợi nhuận cực lớn đối với Ngân hàng.
Các bạn có thể hiểu đây chính là các khoản thanh toán liên quan đến xuất khẩu hoặc nhập khẩu các hàng hóa, dịch vụ, những khoản vay tín dụng và ngân hàng ngắn hạn, những khoản thanh toán cho thu nhập ròng từ đầu tư trực tiếp đến gián tiếp, khấu hao vốn đầu tư trực tiếp hoặc những khoản thanh toán tiền lãi và trả dần nợ gốc của khoản đã vay nước ngoài.
2.1. Phí giao dịch vãng lai
Sau mỗi lần giao dịch vãng lai qua tài khoản đều phát sinh phí dịch vụ dựa vào nhiều yếu tố như khoản tiền gửi, giá trị của giao dịch, số lượng kênh tiếp cận nguồn gửi và tổ chức tài chính …Và dựa vào điều khoản này có thể giải thích được lý do các ngân hàng ảo, nhỏ không có chi nhánh, hoạt động ít thì mức phí sẽ thấp thậm chí còn miễn phí cũng như giải thích được lý do một số nước thì không có phí giao dịch những mức lãi suất cho vay khá là cao.
Các khoản phí giao dịch vãng lai có thể được dựa vào một số khoản mục giao dịch, tỉ lệ cố định dành cho một lượng giao dịch nhất định nào đó. Và một số Ngân hàng, tổ chức còn đưa ra một số chính sách miễn phí cho những khách hàng duy trì số dư trung bình rất cao trong tài khoản vãng lai. Thông thường, với một số khách hàng, tổ chức kinh doanh, tài chính có thể không thu bất cứ phí gì từ những người có tầng lớp thu nhập thấp như: học sinh, sinh viên, thanh niên, người già hoặc những khách hàng có số tiền gửi lớn.
Xem thêm: Kết chuyển là gì? Những kiến thức cơ bản về kết chuyển cần biết
2.2. Các loại giao dịch vãng lai
- Mọi khoản liên quan đến thanh toán và gửi tiền trong việc xuất nhập khẩu về hàng hóa, dịch vụ:
- Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
- Người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép ở Việt Nam, trường hợp có nhu cầu giữ lại ngoại tệ ở nước ngoài thì phải được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Mọi giao dịch thanh toán toán và chuyển tiền liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép.
Loại hình giao dịch này là phát sinh từ quyền và nghĩa vụ mở tài khoản ngoại tệ của người không cư trú và người cư trú là một tổ chức. Mặc dù nội dung này không được quy định nào từ các điều khoản hay tài liệu riêng biệt.
Nhưng theo quy định các trường hợp ghi thu ngoại tệ của Việt Nam thì thường chủ yếu được giao dịch qua tài khoản được mở tại các tổ chức tín dụng uy tín được cấp phép và đương nhiên chỉ được thanh toán cho các cá nhân, tổ chức được phép thu bằng ngoại tệ. Ngoài ra, trường hợp không có nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc nhu cầu giữ lại một phần ở nước ngoài thì vẫn có thể được đáp ưng nhưng cần được sự cấp phép của Ngân hàng Nhà nước.
Đây là một trong những loại giao dịnh vãng lai được sử dụng khá là phổ biến bởi nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng ra tăng.
- Chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc ngược lại ( chuyển tiền một chiều)
Theo Điều 6,7 ở Nghị định 70/2024/NĐ-CP đưa ra chi tiết thi hành một số quy định liên quan đến Pháp lệnh Ngoại hối hay Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối có ghi với nội dung hiểu đơn giản là:
Công dân Việt Nam nếu có nhu cầu, mục đích chuyển, mang tiền sang nước ngoài như: du học, du lịch, công tác, học tập, thăm hỏi, khám chữa bệnh, trợ cấp, thừa kế từ người thân-gia đình sinh sống ở nước ngoài,… các loại phí khác thì sẽ được phép liên hệ với những Ngân hàng mua ngoại tệ hợp pháp và sau khi gửi cho Ngân hàng đơn xin mua ngoại tệ kèm theo các giấy tờ, văn bản khác xác minh được nhu cầu chi ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện giao dịch vãng lai
"Với Người không cư trú và người cư trú là nước ngoài thì cũng hai loại là:"
- Người không cư trú là cá nhân có khoản thu bằng đồng Việt Nam từ những khoản như: lương, thưởng, trợ cấp,… mà được pháp luật Việt Nam cho phép thì có thể sử dụng được số tiền đó để mua ngoại tên từ các Ngân hàng đã được cấp phép và thực thiện chuyển tiền ra nước ngoài kịp thời khi có nhu cầu.
Và đến khi không còn hạn hợp đồng làm việc tại Việt Nam thì cần phải có một bản ký kết có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài bằng toàn bộ số thu nhập bằng ngoại tệ sang nước ngoài. Khi làm thủ tục cần phải xuất trình đầy đủ văn bản, tài liệu chuyển tiền cho các cơ quan chức năng.
- Người cư trú là người nước ngoài đã hết thời hạn làm việc hoặc kết thúc hợp đồng thì cũng tương tự như người không cư trú là phải xuất trình đầy đủ tài liệu, văn bản cho cơ quan chức năng xác nhận là đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính tại Việt Nam.
- Mọi khoản thanh toán, chuyển, mang tiền khác nữa như tiền mặt, vàng… theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Hiện trạng tích lũy ngoại tệ quá cao khi đưa vào hoặc chuyển ra ở Việt Nam gây ra sự mất thăng bằng thị trường ngoại hối trong nước thì để hạn chế cũng như ngăn ngừa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có quy định về hạn mức ngoại tệ tiền mặt được mang vào, mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Đó là Điều 4 TT số 11/2024/TT-NHNN ngày 28/03/2024 đưa ra quy định:
- Cá nhân nước ngoài được phép định cư ở Việt Nam khi nhập cảnh được phép mang theo các vật có giá trị kinh tế tổng khối lượng 300g trở lên thì cần phải trình báo với cơ quan Hải quan.
- Cá nhân Việt Nam được định cư ở nước ngoài khi xuất cảnh mang theo từ 300g đến dưới 1kg khai báo với cơ quan Hải quan, còn từ 1kg thì phải kèm theo giấy phép xác minh được cầm theo xuất cảnh để dịnh cư ở nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước đồng thời khai báo với cơ quan Hải quan.
- Mọi khoản dùng thanh toán và chuyển tiền đến thu nhập đầu tư cả khi trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Mọi khoản chuyển, mang tiền khi được phép giảm vốn đầu tư trực tiếp.
- Mọi khoản phát sinh thanh toán tiền lãi và trả dần nợ gốc vay nước ngoài
Xem thêm: Việc làm thực tập sinh xuất nhập khẩu
2.3. Tự do hóa giao dịch vãng lai
Tuy nhiên, theo Nghị định 63/CP về việc quản lý ngoại hối thì có quy định rõ trên lãnh thổ Việt Nam khi các khoản thanh toán hoặc chuyển tiền đối với các loại giao dịch vãng lai được tự do thực hiện mà không cần phải xuất trình giấy tờ gì. Có thể nói là giao dịch vãng lai đã được tự do hóa.
Như trước đây khi mà các quy định khoản thanh toán và chuyển gửi tiền cho một số giao dịch quốc tế vãng lai thì chỉ được thực hiện khi có đầy đủ các văn bản xác minh đã nộp thuế, thì Nghị Định này đã cho phép những người không cư trú với người cư trú trong nước được mua, gửi, chuyển thậm chí là mang ngoại tệ ra nước ngoài dùng cho nhu cầu thanh toán vãng lai hợp pháp mà không cần phải có các chứng từ, văn bản liên quan đến việc xác mình đã thanh toán thuế với nhà nước.
Ngoài ra, đối với giao dịch vãng lai thì người cư trú là công dân của Việt Nam được quyền mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài dùng với mục đích, nhu cầu hợp pháp như du lịch, du học, khám chữa bệnh, ủng hộ, trợ cấp, thừa kế hoặc định cư theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà không cần sự cấp phép của Ngân hàng Nhà nước.
Đặc biệt, để có thể mua được ngoại tệ, người dân có nhu cầu, mục đích hợp pháp chỉ cần đưa ra đầy đủ giấy tờ chứng minh được mục đích, nhu cầu đó với những ngân hàng thương mại thì sẽ được đáp ứng nhanh chóng và kịp thời.
Ví dụ: giấy nhập học đối với các bạn du học, viện phí với những người khám chữa bệnh,… từ nước ngoài.
Còn trường hợp nếu người nước ngoài có tiền việt nam đồng và muốn đổi thành ngoại tệ tại Ngân hàng và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, thì Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét khi biết rõ nguồn gốc trước khi tiến hành chuyển đổi.
Thông qua Nghị định này thì những thủ tục, chứng từ hay văn bản rườm rà trong giao dịch vãng lai đã được loại bỏ, tạo ra được nhiều kênh chuyển tiền vào và ra hợp pháp, an toàn và đặc biệt khiến cho các cá nhân dễ dàng hơn khi mang, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thực hiện những nhu cầu, mục đích hợp pháp ( du học, du lịch, khám chữa bệnh, trợ cấp, công tác…). Tạo điều kiện sản xuất- kinh doanh nhận được nhiều đầu tư hơn từ người nước ngoài, thêm được nhiều nguồn ngoại tệ hơn cho đất nước.
Vấn đề giao dịch vãng lai đang là nội dung đàm phán quan trọng của nước ta cùng việc gia nhập những tổ chức quốc tế. Và việc tự do hóa đã giúp nước ta từng bước vững mạnh đáp ứng được những chuẩn mực quốc tế cũng như việc quản lý ngoại hối, đảm bảo được Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) thừa nhận nước ta đã đạt được điều khoản VIII trong Điều lệ của quỹ về tự do hóa các giao dịch vãng lai thúc đẩy trong việc gia nhập vào WTO_Tổ chức thương mại quốc tế.
Ngoài ra, với một nhân viên kế toán ngân hàng có chuyên môn thì vấn đề giao dịch vãng lai đã không còn xa lạ gì. Chính vì vậy nếu bạn đang muốn tìm kiếm cơ hội việc làm kế toán ngân hàng tốt cho bản thân thì việc tự mình tìm hiều những kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến công việc là điều cần thiết. Để không đánh mất cơ hội tham gia kỳ tuyển dụng việc làm kế toán tại nơi mà bản thân mong muốn đừng ngại mà hãy truy cập ngay Work247.vn - Nơi giúp bạn tự xây dựng cho bản thân những nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bản thân nhé!
3094 0