CEO LÀ GÌ? Để trở thành CEO có khó không?
Theo dõi work247 tạiCEO là một vị trí đáng mơ ước của nhiều người và để đạt được cũng không dễ. Vậy CEO là gì mà nhiều người cố gắng để có được vị trí đó đến vậy, hãy cùng TIMVIEC365.com khám phá nhé!
1. CEO là gì?
CEO (Chief Executive Officer) là giám đốc điều hành của một công ty hay một tổ chức. CEO là người vạch ra đường lối, chiến lược kinh doanh để công ty phát triển lớn mạnh hơn, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu hội đồng quản trị đặt ra.
CEO vận dụng toàn bộ trí óc cùng sức lực của mình để dẫn dắt con thuyền doanh nghiệp vượt qua muôn vàn sóng gió trên thương trường để có thể hoàn thành nhiệm vụ suất xắc nhất và cập bến một cách an toàn thành công.
Tuy nhiên đây chỉ là về mặt lý thuyết khái niệm CEO là gì, còn thực tế để hiểu sâu hơn và có thể nắm rõ được một cách toàn diện thì vẫn còn có rất nhiều phải tham khảo.
Xem thêm: Tôi muốn tìm việc làm giám đốc điều hành khách sạn.
2. Vai trò của một CEO là gì?
Sau khi đọc nội dung trên thì các bạn cũng có thể biết qua về nhiệm vụ chính của một CEO là gì, cũng như đã phần nào hình dung những vai trò, trách nhiệm khá là nặng nề. Vị trí này là chìa khóa quan trọng, là yếu tố góp phần tạo dựng được sự phát triển của một công ty trên mọi hoạt động.
Dưới đây sẽ là một số vai trò chính cũng như điển hình của chức vụ này:
- Đề suất kế hoạch cũng như chiến lược nhằm đảm bảo thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh của công ty.
- Chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch và định hướng chi tiết cụ thể cho công ty.
- Đứng lên chỉ đạo công tác xây dựng rồi triển khai những kế hoạch đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Kiểm soát cũng như chịu trách nhiệm những vấn đề về lợi nhuận, tăng trưởng của công ty để có thể đảm bảo được các mục tiêu ngắn hạn – dài hạn mà đã được đề ra.
- Đề suất những ý kiến nhằm đóng góp cải thiện được những hoạt động còn thiếu sót của công ty.
- Xây dựng, triển khai, phát triển, quảng bá hình ảnh thương hiệu cho công ty.
- Phê duyệt các vấn đề mà có liên quan đến tài chính, theo dõi, kiểm tra, đánh giá và kiểm soát. Rồi đưa ra điều chỉnh ngân sách cho phù hợp theo định mức chi phí.
- Duyệt các khoản thu – khoản chi để chuẩn bị cho các bản dự toán định kỳ của công ty.
- Thẩm định, đánh giá, kiểm tra, theo dõi, phê duyệt các dự án đầu tư ( nếu có) của công ty.
- Đại diện công ty để tham gia các buổi đàm phán, kí kết hợp đồng thương mại.
- Tại tạo cũng như tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy hoạt động của công ty. Đồng thời, đưa ra những giải pháp vận hành có hiệu quả hơn, rồi đề ra những kế hoạch cũng như mục tiêu của từng phòng ban một cách cụ thể.
- Đánh giá tình hình hoạt động tài chính hiệu quả của các phòng ban.
- Thẩm định, phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng phong phú các sản phẩm rồi đưa vào tiếp thị, phân phối sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
- Phê duyệt những bổ nhiệm cũng như miễn nhiệm, các vấn đề lương thưởng, trợ cấp hoặc cả những thay đổi về chính sách, quy định. Lên kế hoạch bổ sung nhân sự.
- Xác định kế quả, đánh giá nhân viên, khen thưởng…
- Luôn nuôi dưỡng đề cao văn hóa công ty.
Những vai trò trên là những vai trò được cho là chủ yếu và điển hình nhất của một CEO chứ không phải là toàn bộ, nhưng cũng đã đủ thấy được những vai trò, trách nhiệm khá là lớn đối với vị trí nòng cốt này.
Ngoài ra, thì các công ty lớn thì CEO chỉ đưa ra các phương pháp chiến lược còn những công việc thực thi hoặc công việc khác đều được giao cho nhân viên cấp dưới chứ họ không nhất thiết phải trực tiếp thực hiện.
Việc làm quản lý điều hành
3. Xu hướng nghề nghiệp dễ trở thành CEO nhất?
Nói về khách quan thì không có nghề nào có thể trả lời được câu hỏi trên nhưng dựa vào một số minh chứng trên con đường sự nghiệp của một vài những nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới thì chúng ta có thể nghĩ ra được một số gợi ý quý giá tốt cho bước phát triển trong sự nghiệp tương lai của bản thân.
Ngoại trừ trường hợp bạn là một người sáng lập hoặc có điều kiện kinh tế dồi dào, cơ hội để có thể đạt được vị trí CEO mà không có bằng cấp thì có thể nói là không bao giờ tồn tại. Hơn một nửa danh sách 100 CEO của Fortune là có bằng cấp kinh doanh, kinh tế, kế toán (59%), tiếp đến là ngành kỹ sư, khoa học ( khoảng 27%), cuối cùng là luật pháp (14%).
Bằng cấp là vậy những các bạn sẽ phải giật mình với số lượng thống kê rằng 80% người CEO có xuất thân từ nghề SALE ( vị trí bán hàng của công ty ). Và không phải ngẫu nhiên mà lại có con số như vậy, tất cả đều được lý giải bởi các nghề khác đều có thể thuê người làm được nhưng tố chất Sale quyết định được sự thành bại của công ty ví dụ như sau mỗi lần đàm phán với đối tác lớn, cách ứng biến, xử lý tình huống khi xảy ra những sự cố ngoài ý muốn.
Bạn cũng có thể tự nhận thấy khi xã hội đối mặt với nền kinh tế khủng hoảng thì có khá là nhiều ngành nghề bị xếp vào hạng lỗi thời trên thị trường nhưng họ vẫn luôn cần người có thể bán được hàng, đó là sale ( vị trí bán hàng cho công ty).
Cụ thể có thể nói đến là nhà lãnh đạo tài ba - một doanh nhân nữ quyền lực của nước Mỹ Carly Fiorena, Chủ tịch kiêm CEO của Hewllet Packard ( Tập đoàn công nghệ thông tin lớn trên thế giới), bà Mulcahy - Chủ tịch hãng Xerox (một công ty toàn cầu Mỹ bán các giải pháp tài liệu và dịch vụ) cũng có xuất thân là một nhân viên bán hàng Sale.
Chưa dừng lại ở đó, Linkedin ( là trang mạng xã hội nghề nghiệp) đã khảo sát hồ sơ của hơn 12.000 nhà CEO – nhà điều hành đến từ 20 quốc gia để có thể hiểu rõ hơn được họ làm gì trước khi trở thành CEO.
Họ cũng đã tìm ra được phần lớn nhà điều hành đều xuất thân từ Sale – khởi đầu sự nghiệp với nghề nhân viên bán hàng, tư vấn. Phổ biến thứ hai là nghề kỹ sư phần mềm.
Tuy nhiên thì trên thực tế không hề có “ Con đường sự nghiệp chung” dẫn đến chiếc ghế CEO, những thông tin trên chỉ là những thống kê mang tính chất tham khảo chứ không phải là chỉ dẫn mang tính tương lai.
Việc làm quản lý điều hành tại hồ chí minh
4. Một số yêu cầu cơ bản để trở thành CEO là gì?
- Nền tảng về khoa học chính trị: Đây có thể được coi là nền tảng cơ bản vững chức để có thể trở thành một nhà điều hành chuyên nghiệp. Không chỉ là lĩnh hội được các kiến thức liên quan đến quản trị khi được đào tạo mà còn phải thường xuyên tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật và không ngừng học hỏi các kiến thức mới trong lĩnh vực liên quan để rồi dễ dàng bắt kịp được xu hướng quản trị và điều hành công ty được hiệu quả nhất.
- Kiến thức đa lĩnh vực: Khi đọc vai trò CEO là gì thì các bạn cũng có thể hình dung ra được yêu cầu của một CEO luôn phải có cái nhìn tổng quát, tầm xa của mọi vấn đề để từ đó có thể khảo sát, theo dõi, đánh giá một cách khách quan chính xác nhất. Đặc biệt là nắm vững các vấn đề tài chính để có thể ngăn ngừa được một số thảm họa kinh tế.
Thế nên không chỉ trình độ chuyên môn mà cần phải có một khối lượng kiến thức lớn, mở mọi lĩnh vực để ngồi vững vị trí.
- Hiểu rõ các quy trình hoạt động: Mặc dù việc xử lý những chi tiết hằng ngày không do CEO trực tiếp thực hiện nhưng quy trình hoạt động sẽ mang lại lợi ích rất lớn trong việc quản lý được bộ máy công ty. Từ đó, có thể tìm ra được những sai sót trong cơ chế hoạt động, cải thiện chúng cũng như nâng cấp dịch vụ, rồi các dây chuyền vận hành sản xuất có hiệu suất không, có khả năng mở rộng quy mô không. Hoặc một số những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra.
- Kinh nghiệm, kỹ năng: Để trở thành một CEO chuyên nghiệp thì phải va chạm, dày dặn vốn sống để có thể ứng xử kịp thời, đối nhân xử thế hợp lý. Vì vị trí CEO là phải tiếp xúc làm việc với nhiều loại người, tập thể nên cũng cần phải có yếu tố này để có thể vượt qua được nhiều tình huống có thể xảy ra.
- Kỹ năng xử lý thông tin.
- Kỹ năng đàm phán, thương lượng.
- Kỹ năng ngoại giao và tương tác.
- Chịu được áp lực, sức khỏe tốt: Khi bạn ở vị trí gì trong công ty cũng đều có những áp lực riêng nhưng áp lực của một CEO có lẽ các bạn cũng biết rồi, họ cần phải chịu trách nhiệm khá là nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh và cần đầu óc luôn tỉnh táo, luôn đưa ra được những quyết định đúng đắn, kịp thời.
-Có tư duy chiến lược: Trong kinh doanh cũng như điều hành đều vậy, các mục tiêu, kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng và để đạt được những mong muốn của Đại hội cổ đông thì CEO – Giám đốc điều hành cần phải có tư tưởng, tư duy sáng tạo, độc lập, đặc biệt, nhìn xa trông rộng.
Bởi vị trí CEO là mỗi ngày họ đều phải đối mặt với những câu hỏi “Làm sao để công ty phát triển hơn”, phải suy nghĩ, phân tích, đánh giá từng vấn đề theo hướng khác nhau để tìm ra được những giải pháp, cách giải quyết vấn đề mà gặp phải.
- Biết cách lắng nghe, tiếp nhận ý kiến cũng như lời phê bình: Biết cách lắng nghe từ những nhân viên cấp dưới để xem xét, đánh giá đưa ra những giải pháp phù hợp hơn. Như vậy mới có thể giữ được nhân viên có năng lực.
Ngoài ra, khi nhận được lời phê bình thì dó cũng chính là cơ hội quý giá để CEO có thể học hỏi, hoàn thiện được bản thân cũng như bộ máy hoạt động của công ty.
-Biết cách từ chối: Mỗi khi có nhận được đề xuất cũng như ý kiến về vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty mà CEO cần phải phê duyệt mà đã nêu lên trong phần vai trò của CEO là gì thì CEO cần phải chọn lọc và lựa chọn ra những đề xuất, ý kiến phù hợp nhất và hãy bỏ qua những thứ không mang lại hiệu quả.
- Nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên, khích lệ nhân viên: Đây được coi như là một phẩm chất cần có, không thể thiếu được ở một người từ cấp quản lý trở lên. Vừa có thể giao phó công việc phù hợp cho từng nhân viên, vừa có thể chỉ ra và khắc phục được cho nhân viên cấp dưới. Khen thưởng, khích lệ nhân viên đúng lúc chính là tạo động lực cho họ, thúc đẩy được hiệu quả công suất làm việc. Từ đó cũng rút ngắn được khoảng cách giữ nhân viên và cấp trên, như vậy khi xử lý hay có vấn đề gì cũng dễ dàng giải quyết hơn.
Ngoài những yếu tố trên thì các CEO luôn cần phải có những đức tính tốt, trung thực cũng như đạo đức kinh doanh. Vì khi đó thì cơ hội thành công của công ty nói chung và của một CEO nói riêng sẽ phát triển vững mạnh cũng như lâu dài.
Và bạn cũng có thể kết luận một điều rằng để trở thành một CEO không hề đơn giản một chút nào, cần phải hội tụ rất nhiều yếu tố đúng không nào?
Mong rằng mới những thông tin bổ ích trên đã giúp bạn hiểu tất tần tật về CEO là gì? Nếu bạn ước mơ trở thành CEO hãy cố gắng rèn luyện bản thân luôn từ bây giờ bởi không gì là không thể. Chúc bạn sẽ trở thành một nhà CEO chuyên nghiệp trong tương lai!
2480 0