Kinh nghiệm chạy bàn nhà hàng dành cho người mới bắt đầu

Theo dõi work247 tại
Phùng Hà tác giả work247.vn Tác giả: Phùng Hà

Làm chạy bàn nhà hàng sẽ là một trải nghiệm khó quên của các bạn sinh viên đi làm thêm. Những làm sao để có thích nghi nhanh chóng công việc này? Hãy đọc kinh nghiệm chạy bàn nhà hàng của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Nhân viên chạy bàn

Để có thể chạy bàn một các xuất sắc, chúng ta cần hiểu thế nào là một người chạy bàn. Điều này sẽ giúp chúng ta hình dung rõ hơn về công việc đơn giản nhưng rất vất vả này

Nhân viên chạy bàn hay còn gọi là phục vụ bàn, bồi bàn hay hầu bàn, đó là những người được thuê để làm công việc bưng bê, phục vụ đồ ăn, đồ uống cho khách hàng ở các siêu thị, nhà hàng, khách sạn nhằm đáp ứng mà khách hàng yêu cầu.

Vào thời phong kiến, ở nước Trung Hoa, người chạy bàn được gọi là tiểu nhị. Đó là những người thường xuất hiện với chiếc khăn vắt trên vai, đầu đội mũ nhà bếp. Họ thường chào đón khách hàng khi khách hàng đến với cửa hàng. Họ sẽ đem trà, ghi lại thực đơn mà khách hàng muốn gọi. Nhân viên chạy bàn sẽ nhận được tiền bo từ khách nếu phục vụ chu đáo, làm khách hài lòng, vui vẻ.

Nhân viên chạy bàn cần làm quen sự bận rộn
Nhân viên chạy bàn cần làm quen sự bận rộn

2. Nhân viên chạy bàn thường làm những gì?

Thoạt nhìn, công việc chạy bàn vô cùng đơn giản. Họ chỉ việc phục vụ khách hàng dùng bữa tại nhà hàng, quán cà phê,… Nhưng thực ra, công việc này lại rất khó khăn và có những yêu cầu khắt khe. Nhân viên chạy bàn cần có những tố chất và nghiệp vụ để thực hiện công việc này. Công việc của họ sẽ được chia cụ thể như sau:

2.1. Đầu ca làm việc

Đầu tiên, họ cần thay đồng phục, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn – vệ sinh, tác phòng của mỗi nhà hàng, quán ăn quy định. Tiếp theo, họ sẽ dọn dẹp, vệ sinh dụng cụ ăn uống như chén, đĩa thìa, cốc. Công đoạn tiếp theo, họ cần chuẩn bị khăn, giấy ăn được gấp và bày ngăn ngắn trên mỗi bàn ăn của nhà hàng. Cuối cùng, họ cần sắp xếp lại toàn bộ bàn ăn theo phong cách của mỗi nhà hàng đã quy định. Lúc này, họ sẽ bày trí tất cả các dụng cụ và vật trang trí cần thiết trên bàn.

2.2. Trình tự phục vụ

Đầu tiên, nhân viên chạy bàn sẽ tiếp nhận khách hàng ở bộ phận tiếp đón khách. Sau đó, họ đến giới thiệu khách thực đơn của nhà hàng từ món ăn đến đồ uống. Họ sẽ cần phải luôn chủ động, sẵn sàng tư vấn cho khách hàng để khách có thể chọn lựa những món mà mình yêu cầu.

Một kỹ năng rất quan trọng của nhân viên chạy bàn lúc này là cần ghi nhớ thông tin, lựa chọn khách hàng. Họ cần phải xác nhận với khách những món ăn, đồ uống cùng dịch vụ mà đã gọi trước đó.

Nhân viên chạy bàn nhanh chóng chuyển thông tin khách hàng yêu cầu đến bộ phận thu ngân, nhà bếp.

Những lúc cao điểm, số lượng khách hàng rất nhiều. Do nên, họ cần nhớ chính xác để phục vụ đồ ăn thức uống đúng bàn, đúng khách, đúng số lượng món ăn.

Ở những nhà hàng cao cấp, họ sẽ phải rót rượu, chấm nến, sẵn sàng phục vụ thêm món nếu khách hàng yêu cầu thêm. Lúc này, người phục vụ luôn giữa thái độ niềm nở, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng một cảm xúc vui tươi, luôn giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

Khi bất ngờ có những trường hợp không muốn, người chạy bàn phải luôn sẵn sàng, hỗ trợ trực tiếp khách hàng trong các xử cố phát sinh  như khi khách làm đổ thức ăn, làm vỡ chén, đĩa cốc trong quá trình dùng bữa.

Cuối cùng, họ cần thanh toán cho khách hàng theo đúng thông tin mà khách hàng yêu cầu. Sau đó, họ sẽ tiễn khách và chào khách với một thái độ ân cần nhất.

Nhân viên chạy bàn lau dọn ly
Nhân viên chạy bàn lau dọn ly

2.3. Phục vụ room server

Trong quá trình làm công việc này, việc đầu tiên người chạy bàn cần làm là tiếp nhận những thông tin phục vụ từ bộ phận room service đến order taker.

Sau khi tiếp nhận thông tin, họ sẽ set up xe đẩy, tiếp nhận mọi yêu cầu đến từ khách. Họ sẽ chuẩn bị rượu, đồ uống tại quầy, nhận các món ăn từ bếp đã được che đậy theo quy định của nhà hàng.

Sau khi các công việc hoàn tất, họ tiếp nhận bill thanh toán từ bộ phận thu ngân. Lúc này, người chạy bán cần đặc biệt lưu ý kiểm tra lại thông tin để tránh những sai sót có thể xảy ra.

Bây giờ, họ chỉ việc đẩy xe đến phòng khách hàng và thực hiện công việc room service tại phòng khách.

Nhân viên chạy bàn phục vụ room server
Nhân viên chạy bàn phục vụ room server

2.4. Kiểm soát, bảo quản vật dụng

 Trong suốt cả một ngày làm việc, những vật dụng bị hỏng hóc, thất lạc là một điều vẫn thường xuyên xảy ra. Lúc này, họ sẽ luôn phải đảm bảo, bổ sung các dụng cụ để luôn phục vụ một cách chu đáo những vật dụng thường có trong một bữa ăn như chén, bát, dao, dĩa.

Nếu không may có các vật dụng bị hỏng hóc, thất lạc họ cần nhanh chóng báo cáo để kịp thời bổ sung nếu thấy tình trạng vật dụng hỏng hóc, thiếu hụt.

2.5. Cuối ca làm việc

Đến cuối ngày, sau khi các công việc hoàn tất, họ sẽ làm các công việc như một người quản lí thực thụ. Họ sẽ báo cáo, giám sát, thực hiện quá trình quản lý những vấn đề xảy ra trong công việc.

Nếu bạn làm ca sáng, bạn cần bàn giao công việc khi ca sáng kết thúc. Còn nếu làm ca tối sẽ thực hiện quá trình vệ sinh ca sau khi hoàn tất.

3. Kinh nghiệm của nhân viên chạy bàn

Bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, mẹo công việc và kinh nghiệm là những yếu tố giúp công việc trở nên nhanh chóng, hiệu quả. Chúng tôi sẽ đề cập những kinh nghiệm phổ biến mà người chạy bàn hay gặp phải.

3.1. Chọn giày

Là một nhân viên chạy bàn, bạn thường xuyên phải di chuyển quá lại giữa các bàn để phục vụ khách. Do đó, nếu không chọn đúng đôi giày phù hợp, bạn sẽ cảm thấy bàn chân vô cùng đau nhức.

Theo kinh nghiệm, bạn nên chọn một đôi giày đế mềm để di chuyển nhẹ nhàng mà không bị trơn trượt. Nếu bạn muốn mang một đôi giày thể thao, chúng tôi khuyên bạn nên chọn một đôi giày lớn hơn cỡ chân 1 size để chân không bị bó chặt nhưng vẫn thoải mái trong quá trình di chuyển.

Nhân viên chạy bàn ghi menu
Nhân viên chạy bàn ghi menu

3.2. “Ma cũ bắt nạt ma mới”

Tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” là điều vẫn thường xuyên xảy ra ở các công việc. Khi mới vào nghề, bạn dễ dàng bị nhân viên cũ sai vặt nhiều hơn, đôi lúc có cảm giác bị chèn ép, làm những điều khó.

Có một bí quyết dành cho bạn, để nhanh chóng hòa nhập trong môi trường mới, tránh tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới”, bạn cần luôn chủ động  trò chuyện với các chị đồng nghiệp đã đi trước. Bạn không nên làm mọi thứ thứ theo ý mình, mà hãy luôn hỏi thật kỹ để tránh những sai sót trong quá trình làm việc. Điều này cũng thể hiện bạn là một người ham học hỏi, có thái độ cầu tiến trong công việc.

3.3. Làm quen sự bận rộn

Khi bạn bước chân vào nghề phục vụ, bạn cần chuẩn bị trước tinh thần thời gian sinh học bị xáo trộn rất nhiều. Công việc sẽ thường xuyên hay đổi, có lúc bạn ca ngày, có lúc bạn làm ca đêm, chuyện làm thêm giờ và cả phục vụ khách vào những dịp lễ tết. Đó chính là tính chất của công việc của một nhân viên chạy bàn.

Để có thể thích ứng nhanh chóng với công việc, bạn hãy xem nhà hàng như là ngôi nhà thứ hai của mình. Đó sẽ là nơi bạn sẽ tiếp nhận những niềm vui, học hỏi thêm những điều mới. Bạn không nên coi đó là một trao đổi sức lao động để nhận tiền.

Bên cạnh đó, để thời gian công việc một ngày không trở nên vô nghĩa, bạn hãy lập thời gian biểu theo ca làm việc của mình. Có như vậy, bạn sẽ tranh thủ làm những việc mình thích vào khoảng thời gian rảnh rỗi.

Nhân viên chạy bàn rót rượu
Nhân viên chạy bàn rót rượu cho khách hàng

3.4. Quản lý cảm xúc

Khi mới bước chân vào nghề, bạn có thể sẽ gặp phải những quản lí, các khách hàng có tính cách không được tốt, điều này rất dễ khiến chúng ta mất bình tĩnh.

Bạn hãy luyện tập cho mình sự bình tĩnh, biết tiết chế những cảm xúc tiêu cực. Trong mọi tình huống xảy ra, bạn hãy đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, luôn nhớ bảo vệ uy tín của nhà hàng ở bất kỳ đâu. Trong bất kỳ hoàn cảnh, bạn hãy suy nghĩ lạc quan, yêu đời, không nên dằn vặt, suy nghĩ những chuyên không may đã xảy ra.

Nhân viên chạy bàn cần luôn vui vẻ
Nhân viên chạy bàn cần luôn vui vẻ

3.5. Khách hàng khó tính

Trong suốt quá trình phục vụ, bạn sẽ thường xuyên gặp khách hàng có “tiêu chuẩn cao”. Những lúc như thế, bạn hãy luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhanh nhất, luôn đưa ra lời giải thích hợp lí để khách hàng cảm thông.

Có những lúc khách hàng không chấp nhận lời giải thích, điều này khiến bạn vô cùng bối rối, lúc này bạn hãy nhờ sự giúp đỡ đến từ quản lí. Việc kết thân, trò chuyện với các anh chị đi trước sẽ giúp bạn học hỏi nhiều kinh nghiệm thực tiễn, những bài học có giá trị để có thể xử lý khách hàng “khó ưa”.

Trên đây chính là toàn bộ những kinh nghiệm chạy bàn nhà hàng. Bạn thấy đó, để làm công việc chạy không hề dễ dàng nhưng cũng không quá khó, miễn rằng bạn luôn giữ thái độ lạc quan yêu đời. Mong rằng, những lời chia sẻ trên đây giúp bạn có thể làm tốt hơn trong công việc của mình.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem342 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT