Khách sạn boutique là gì? Mô hình kinh doanh khách sạn nghệ thuật
Theo dõi work247 tạiBoutique hotel là loại hình khách sạn đang được mọi người ưa chuộng hiện nay tại Việt Nam. Lý do là vì các khách sạn này có những đặc điểm độc đáo, khác lạ so với mô hình chung của khách sạn khác. Vậy thì khách sạn boutique là gì mà được cho là tiềm năng lớn của ngành du lịch nước nhà. Hãy cùng work247.vn tìm hiểu sâu sắc về mô hình khách sạn này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thông tin cơ bản về khách sạn boutique
1.1. Khách sạn boutique là gì
Khách sạn boutique là một loại hình kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng có quy mô vừa và nhỏ mang màu sắc thiết kế theo phong cách nghệ thuật thể hiện sự tinh tế, hiện đại, gần gũi.
Mô hình khách sạn boutique có những đặc điểm tương đồng với các khách sạn cao cấp 4 sao đến 5 sao thường hoạt động độc lập hoặc một phần của chuỗi khách sạn đó. Boutique hotel tập trung chủ yếu vào không gian cho người dùng, lấy không gian làm cảm hứng thu hút và giữ chân khách hàng vì họ luôn mang lại cảm giác tiện nghi, thân thiện cho những người trải nghiệm dịch vụ khách sạn.
Xem thêm: Khách sạn thương mại là gì? So sánh các loại khách sạn
1.2. Những đặc trưng của khách sạn boutique
1.2.1. Diện tích
Với quy mô vừa và nhỏ, nhìn chung, các phòng ở khách sạn boutique thường có diện tích vừa phải không quá chật chội cũng không quá rộng rãi đến cô đơn như nhiều phòng khách sạn khác. Bộ phận thiết kế khách sạn đã tính toán và tạo ra những phòng ốc vừa đủ tiện nghi, thoải mái và cũng đảm bảo tính riêng tư cho khách hàng. Chính vì thế, những người lưu trú tới đây đều cảm thấy như được ở chính căn phòng trong nhà của họ, thấy yên tâm, thấy an toàn và được quan tâm.
1.2.2. Phong cách thiết kế
Điểm đặc biệt của khách sạn boutique nằm ở phong cách thiết kế. Boutique hotel đã kết hợp phong cách hiện đại và phong cách cách cổ điển một cách chỉnh chu với không gian cả bên trong lẫn bên ngoài khách sạn. Họ luôn kết hợp hài hòa, bài trí đồ vật, giường chiếu trong phòng sao cho có tính thẩm mĩ và tạo được cảm giác thư thái cho người trải nghiệm. Họ cùng thiết kế vẻ bề ngoài khách sạn mang đậm phong cách châu Âu để khi khách hàng nhìn vào là toát lên vẻ sang trọng, tinh tế và thanh lịch. Ngay từ đầu, họ đã chiếm trọn cảm xúc của những người có ý định lưu trú. Vậy nên, khách hàng không thể từ chối dịch vụ khách sạn của họ được.
1.2.3. Các dịch vụ cá nhân hóa
Ngoài trải nghiệm những không gian, thiết kế nội thất đầy đủ, sang trọng, người lưu trú khi đến với khách sạn cũng được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất và đang dần mang tính cá nhân hóa. Nhân viên khách sạn không những xinh đẹp mà còn rất chu đáo, quan tâm khách hàng từ việc nhớ tên, chào hỏi tới việc nhanh chóng thực hiện yêu cầu của khách. Tất cả họ đều được đào tạo chuyên nghiệp từ cử chỉ, thái độ tới hành động lời nói khiến cho du khách tới đây được trở thành những “thượng đế” thực thụ.
1.2.4. Mang bản sắc địa phương
Vì có phong cách thiết kế mang màu sắc kết hợp giữa cổ điển và hiện đại nên các khách sạn này vẫn giữ được những nét truyền thống của địa phương. Điều này thể hiện họ luôn chào đón tất cả các vị khách ghé thăm, không phân biệt tầng lớp giàu nghèo, quê quán hay bất kỳ một lý do nào khác.
Ngoài ra, bộ phận F&B của nhà hàng còn phục vụ những món ăn ngon của địa phương tới quý vị, giúp quý vị có thể an tâm thưởng thức và tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng của mình.
2. Lịch sử phát triển của khách sạn boutique
2.1. Lịch sử ra đời
Từ “boutique” được du nhập từ Pháp mang ý nghĩa là những cửa hàng nhỏ được thiết kế tỉ mỉ, độc đáo. Boutique thường dùng cho quần áo, trang sức, hàng hóa xa xỉ nhưng chưa ai nghĩ tới việc sẽ áp dụng nó vào một khối khách sạn cứng cáp, thô sơ như vậy.
Cuối những năm 1990, một vài thương hiệu thời trang đã nghĩ tới việc thiết kế theo phong cách sống riêng biệt. mang đến những cửa hàng mang tính sáng tạo và nghệ thuật. Phong cách này dần được áp dụng vào những ngành nghề khác. Cho tới những năm 80 của thế kỷ XX, khái niệm về boutique hotel bắt đầu xuất hiện dựa trên những phong cách này. Đến năm 1981, thương hiệu boutique hotel đầu tiên tại Anh đã đi vào hoạt động và tràn lan sang các nước lân cận, đánh dấu sự ra đời của khách sạn boutique.
Và dần dần, những văn hóa về khách sạn boutique xâm nhập vào Việt Nam chúng ta, mang đến một làn gió mới nhưng vô cùng mạnh mẽ và đã thuyết phục được lòng tin của con người nơi đây.
2.2. Những nỗ lực phát triển qua nhiều năm
Trong những năm gần đây, ngành khách sạn vẫn luôn cố gắng phát triển, tạo ra những bước đột phá mới thu hút khách hàng và làm rạng rỡ ngành du lịch Việt Nam. Những thanh niên trẻ cũng bắt đầu tham gia học hỏi cũng như du học quản trị khách sạn để tham khảo và đổi mới từ những ý tưởng nước ngoài.
Và mọi cố gắng đã thu về được quả ngọt, khách sạn boutique đang dần là xu hướng mới với nhiều tiềm năng trong tương lai. Không những giới trẻ, giới thượng lưu và những người lớn tuổi hoặc kỹ tính trong việc ăn ở cũng đang cảm thấy hài lòng với không gian thiết kế và dịch vụ đi kèm nơi đây. Có thể nói, boutique hotel đang là xu hướng lựa chọn hàng đầu của các du khách mỗi kỳ nghỉ dưỡng hiện nay chứ không còn là những khách sạn mang màu sắc giống nhau.
Xem thêm: Khách sạn nghỉ dưỡng là gì? Những thông tin cần biết
3. Tương lai phát triển của khách sạn boutique
3.1. Dễ dàng thu hút vốn đầu tư
Với độ hot của boutique hotel và tiềm năng rộng mở trong tương lai là thế mạnh thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Hơn nữa, vốn đầu tư họ bỏ ra cũng không quá nhiều vì quy mô thường vừa và nhỏ, chủ yếu tập trung vào nội thất và dịch vụ đi kèm. Trong thời gian đầu tư họ cũng có thể được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất của boutique hotel.
3.2. Thời gian thu hồi vốn nhanh
Vì quy mô vừa và nhỏ, phòng ốc không quá nhiều, nên khả năng full phòng là rất cao. Bên cạnh đó, nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân ngày càng nâng cao và hướng tới những cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái mà boutique hotel với giá trị cốt lõi là giúp khách hàng tìm được những cảm giác đó. Do đó, boutique hotel ngày càng được đón nhận, nhiều người ghé thăm và sử dụng các dịch vụ của khách sạn dẫn đến thời gian thu hồi vốn được rút ngắn lại.
3.3. Mức độ rủi ro không quá cao
Theo các chuyên gia đánh giá, kinh doanh mô hình khách sạn boutique có mức rủi ro thấp so với khách sạn khác. Khả năng thu hồi vốn cao kèm theo lợi nhuận thu về khá lớn và thời gian đầu tư ngắn hạn khiến cho các chủ đầu tư yên tâm về rủi ro của mô hình này. Hơn nữa, khách sạn boutique sẽ được đặt trong một quần thể nghỉ dưỡng, được hưởng đặc trưng của khu nghỉ dưỡng và được đảm bảo số lượng khách ghé thăm đủ lớn để mang về lợi nhuận cho công ty.
3.4. Đối tượng khách hàng lớn
Mô hình boutique hotel vốn đã mang nhiều màu sắc, có tính cá nhân hóa nên phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Nhân viên khách sạn sẽ lắng nghe những chia sẻ của bạn để dẫn bạn tới căn phòng phù hợp với sở thích của bạn. Những thiết kế mang tính nghệ thuật khiến con người ta không thể rời mắt và chỉ muốn được sở hữu căn phòng đó.
Ngoài ra, giá cả những khách sạn như vậy có mức giá dao động linh hoạt, phù hợp với từng nhu cầu, hoàn cảnh sử dụng của du khách. Giá thuê bao gồm nhiều ưu đãi và những dịch vụ miễn phí khiến bạn muốn book ngay một phòng cho riêng mình.
Nhìn chung, tiềm năng của khách sạn boutique trong tương lai là rất có triển vọng. Bạn có cũng có thể kiếm được một khoản lớn nếu kinh doanh theo mô hình này. Nếu bạn là du khách thì bạn sẽ luôn cảm thấy an tâm khi trải nghiệm các dịch vụ và thiết kế nội thất nơi đây. Kết thúc bài viết, work247.vn hy vọng bạn có cái nhìn tổng quan về khách sạn boutique là gì và nắm được những cơ hội phát triển bản thân trong ngành du lịch nói chung và ngành khách sạn nói riêng.
365 0