Những thuật ngữ viết tắt trong khách sạn thường được sử dụng

Theo dõi work247 tại
Phạm Hường tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hường

Khách sạn là một ngành nghề sử dụng rất nhiều tiếng Anh và đặc biệt trong đó có những thuật ngữ viết tắt. Hãy cùng tìm hiểu về những thuật ngữ viết tắt trong khách sạn qua bài viết dưới đây để bạn có thể vận dụng chúng linh hoạt trong quá trình làm việc nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Thuật ngữ viết tắt trong khách sạn quan trọng như thế nào?

Với cơ hội nghề nghiệp rộng mở, lĩnh vực khách sạn đang thu hút lượng lớn những người theo học và làm việc.

Tầm quan trọng của thuật ngữ viết tắt khách sạn
Tầm quan trọng của thuật ngữ viết tắt khách sạn

Khi tham gia vào lĩnh vực này bạn sẽ có cơ hội làm việc trong một môi trường hiện đại, mang tính chuyên nghiệp cao và tiếp xúc với nhiều người ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy đã đặt ra cho người làm ngành nghề này những cơ hội rất lớn và cả những thách thức không nhỏ khi bước chân vào nghề.

Khi làm việc trong ngành khách sạn bạn sẽ có rất nhiều vị trí làm việc như nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ hay quản lý khách sạn. Song song với nghiệp vụ khách sạn được đào tạo thì khả năng giao tiếp và đọc hiểu các thuật ngữ viết tắt cũng có vị trí quan trọng không kém.

Mỗi nhân viên đại diện cho thương hiệu của khách sạn bởi khách hàng sẽ đánh giá chất lượng dịch vụ khách sạn qua chính thái độ phục vụ của nhân viên tại đây. Việc khách hàng có quay trở lại với khách sạn trong những lần tiếp theo hay khách hàng có đánh giá tốt về chất lượng khách sạn hay không phụ thuộc vào nhân viên của khách sạn.

Vậy nên nếu như bạn muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp đó bạn cần không ngừng trau dồi các kỹ năng, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ. Trong đó có những thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong lĩnh vực này và nếu như bạn không nắm bắt được chúng sẽ rất khó để bạn tìm thấy được những cơ hội việc làm tốt cũng như khả năng thăng tiến trong lĩnh vực này. Điều này đặt ra cho bạn những yêu cầu về khả năng học tập và đòi hỏi nắm bắt tốt những thuật ngữ phổ biến trong khách sạn.

Xem thêm: Tìm hiểu khái niệm chất lượng dịch vụ khách sạn là gì?

2. Những thuật ngữ viết tắt phổ biến trong khách sạn

2.1. Thuật ngữ viết tắt về bữa ăn và đồ uống

Có một trình độ tiếng Anh nhất định là yêu cầu cơ bản đối với ngành nghề khách sạn. Dù ít hay nhiều thì mỗi nhân viên đều cần trang bị vốn tiếng Anh cho chính bản thân mình, đi cùng với đó là những hiểu biết về các thuật ngữ thường dùng trong khách sạn. Ngay dưới đây là một vài thuật ngữ thường được sử dụng để nói về các bữa ăn hay đồ uống trong khách sạn mà work247 tổng hợp:

2.1.1. Thuật ngữ viết tắt cho bữa ăn

Đối với những bữa ăn riêng vào các buổi như buổi sáng, buổi trưa hay buổi tối hoặc các kiểu bữa ăn khác nhau chúng ta sẽ có những thuật ngữ khác nhau. Một số những thuật ngữ về các bữa ăn mà các khách sạn sử dụng như:

Thuật ngữ viết tắt cho bữa ăn
Thuật ngữ viết tắt cho bữa ăn

Set breakfast: Bữa ăn sáng theo set.

Bữa ăn này thường phổ biến với những món ăn đơn giản chỉ với một món ăn chính và đồ uống đi kèm như trà, cà phê hay nước hoa quả. Những món này thường được khách sạn lên thực đơn sẵn và bạn chỉ cần chọn món phù hợp với ý thích mà thôi.

Continental breakfast: Bữa ăn sáng theo kiểu lục địa.

Bữa ăn này thường sẽ có vài lát bánh mì bơ, bánh sừng bò, bánh ngọt, đi kèm với  pho mát, mứt, nước hoa quả, trà hay cà phê. Thông thường kiểu ăn sáng này sẽ phổ biến tại các khách sạn theo xu hướng Châu Âu.

ABF - American breakfast: Bữa ăn sáng theo kiểu Mỹ

Bữa ăn sáng sẽ bao gồm: 2 trứng, xúc xích hoặc 1 lát thịt hun khói, thêm vào đó là vài lát bánh mỳ nướng với mứt, bơ, nước quả, cà phê, trà.

L - Lunch: Bữa ăn buổi trưa

D - Dinner: Bữa ăn buổi tối

S - Supper: Bữa ăn nhẹ trước giờ đi ngủ

2.1.2. Thuật ngữ viết tắt cho đồ uống

Ngoài những thuật ngữ viết tắt dành cho các bữa ăn thì cũng có thêm những thuật ngữ dành riêng cho đồ uống như:

Thuật ngữ viết tắt cho đồ uống
Thuật ngữ viết tắt cho đồ uống

Soft drinks: Những loại đồ uống không chứa cồn

Free flow soft drink: Loại đồ uống nhẹ không có cồn (Thường để trong các bình lớn và khách có thể tự do lấy tại các bữa tiệc)

2.2. Thuật ngữ viết tắt liên quan đến các loại phòng và các loại giường

2.2.1. Thuật ngữ viết tắt cho các loại phòng

Khách sạn chia ra thành nhiều loại phòng phù hợp với nhu cầu của mỗi khách hàng khác nhau. Những thuật ngữ về các loại phòng thường được khách sạn sử dụng như sau:

STD - Standard: Phòng theo tiêu chuẩn thông thường

Đây là loại phòng có mức chi phí thấp nhất, nằm ở tầng thấp, phòng nhỏ, các trang bị trong phòng ở mức tối thiểu và có hướng nhìn trung bình.

SUP - Superior: Phòng chất lượng tốt

Phòng Superior có tiện nghi tương đương với phòng Standard nhưng diện tích lớn hơn hoặc có thêm hướng nhìn đẹp hơn. Đương nhiên chi phí dành cho phòng này cũng cao hơn phòng STD.

Thuật ngữ viết tắt cho các loại phòng
Thuật ngữ viết tắt cho các loại phòng

DLX - Deluxe: Phòng cao cấp

Đây là loại phòng có chi phí cao hơn phòng SUP và phòng STD. Loại phòng này thường nằm ở vị trí trên cao với diện tích rộng, hướng nhìn đẹp và được trang bị cao cấp.

Suite: Phòng cao cấp nhất

Với loại phòng này thường sẽ nằm trên tầng cao nhất của khách sạn và có thêm các dịch vụ cao cấp đi kèm.

Ngoài ra còn có thêm các thuật ngữ về loại phòng như:

ROH - Run of the house: Bất cứ phòng nào

Bất kể đó là loại phòng nào, khách sạn sẽ xếp bất kỳ phòng còn trống cho khách.

Connecting room: Phòng riêng có cửa thông nhau

Loại phòng này thường được bố trí cho những gia đình ở nhiều phòng gần nhau.

2.2.2. Thuật ngữ viết tắt về các loại giường

Với mỗi loại phòng tương ứng, sẽ có những sắp xếp về loại giường riêng biệt. Các thuật ngữ về những loại giường mà bạn có thể tham khảo như sau:

Thuật ngữ viết tắt về các loại giường
Thuật ngữ viết tắt về các loại giường

SGL - Single bed room: Phòng cho 1 người ở và có 1 giường.

TWN - Twin bedroom: Phòng cho 2 người ở và có 2 giường.

TRPL - Triple bedroom: Phòng cho 3 người ở, có 3 giường nhỏ hoặc 1 giường nhỏ và 1 giường lớn.

DBL - Double bedroom: Phòng cho 2 người ở nhưng chỉ có có 1 giường lớn.

Extra bed: Giường kê thêm vào các phòng Twin bedroom hoặc Double bedroom để tạo thành phòng Triple bedroom.

Xem thêm: Outlet trong khách sạn là gì? Mô hình outlet phổ biến tại khách sạn

2.3. Các thuật ngữ khác trong khách sạn

Ngoài những thuật ngữ để chỉ về các loại giường, bữa ăn, đồ uống hay các loại phòng trong khách sạn chúng ta còn có rất nhiều những thuật ngữ liên quan khác như sau:

- Tiền đặt cọc: Advance deposit

- Thời gian khách đến: Arrival time

- Danh sách khách đến: Arrival list

- Danh sách khách trả phòng: Departure list

- Hết phòng: Full house

- Tiền hoa hồng: Commissions

- Giá thuê trong ngày: Day rate

- Xác nhận việc đặt phòng: Confirmation

- Đặt phòng có đảm bảo: Guaranteed booking or Guaranteed reservation

Các thuật ngữ khác trong khách sạn
Các thuật ngữ khác trong khách sạn

- Hồ sơ khách hàng: Guest history file

- Dịch vụ khách hàng: Customer service or Guest service

- Lễ tân: Receptionist

- Khách đang lưu trú tại khách sạn: In-house guests

- Loại phòng: Kinds of room

- Hình thức thanh toán: Method of payment

- Giá đặc biệt: Special rate

- Bộ phận hỗ trợ: Support center

- Phòng chuẩn bị trả: Due out (DO)

- Phòng trả sớm: Early departure

- Nhân viên thu ngân quầy lễ tân: FO cashier

- Phục vụ phòng: Housekeeping (HK)

- Phòng đang có khách: Occupied (OCC)

- Phòng trống đã dọn: Vacant clean (VC)

- Phòng trống chưa dọn: Vacant dirty (VD)

- Phòng không sử dụng: Out of order or Room off

- Miễn phí: Free of charge

- Giờ đến theo kế hoạch: Scheduled time arrival (STA)

- Khách du lịch tự do: Free independent traveler (FIT)

Với những thông tin mà bài viết trên đã cung cấp, hy vọng bạn đã biết thêm nhiều các thuật ngữ viết tắt trong khách sạn. Mong rằng bạn có thể nắm chắc các thuật ngữ trong suốt quá trình học tập và làm việc.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1293 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT