ADR trong khách sạn là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ADR
Theo dõi work247 tạiMột khách sạn hoạt động tốt, thu nhập ổn định cần nhiều yếu tố liên quan. Đặc biệt các chỉ số tính toán chi phí doanh thu là những cơ sở cho chiến lược kinh doanh của họ. Trong đó chỉ số ADR được xem là chỉ số quan trọng của hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi người làm chủ luôn phải tìm cách cải thiện, nâng cao chỉ số này. Vậy ADR trong khách sạn là gì? Những chiến lược nào tốt nhất để cải thiện con số này đây? Với nội dung kiến thức dưới đây work247.vn sẽ chỉ rõ những khúc mắc này giúp bạn nhé.
1. Chỉ số doanh thu ADR trong khách sạn
1.1. ADR trong khách sạn là gì?
ADR là viết tắt của từ tiếng Anh Average Daily Rate dịch ra có nghĩa là chỉ số thể hiện tỷ lệ giá bán trung bình mỗi phòng khách sạn trong một ngày nhất định. Đây là chỉ số phổ biến ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch doanh thu. Và ADR cũng là nhân tố để đo lượng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp quản lý khách sạn.
ADR phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và thay đổi số đo hàng ngày, chỉ có thể ước tính được mặt bằng chung của chỉ số. ADR kết hợp với công suất phòng sẽ cho thấy chi phí giá bán của một phòng khách sạn, từ đó tính toán được doanh thu theo mỗi kỳ.
1.2. Cách tính ADR trong khách sạn
Công thức của ADR = (Doanh thu từ hoạt động bán phòng) : (Số lượng phòng đã bán)
Trong đó, số lượng phòng đã bán sẽ không bao gồm những phòng chưa thanh toán hoặc những phòng miễn phí cho thuê, phòng tạp vụ, nghỉ ngơi của nhân viên trong khách sạn.
Ví dụ minh họa để tính chỉ số này như sau: Trong một ngày, doanh thu khách sạn được 50 triệu và bạn bán được 25 phòng thì chỉ số ADR = 50:25 = 2. Khi chỉ số ADR càng cao thì càng khẳng định việc kinh doanh khách sạn đang phát triển tốt hơn.
2. Ý nghĩa của chỉ số ADR trong khách sạn
2.1. Ảnh hưởng doanh thu khách sạn
Như đã nói, đây là một trong các chỉ số doanh thu của khách sạn vì thế chỉ số này cũng một phần quyết định doanh thu hàng tháng hoặc hàng năm của khách sạn. ADR có thể hiểu như doanh thu trung bình mỗi phòng một ngày và sẽ ảnh hưởng đến doanh thu trung bình từng phòng mỗi tháng. Rồi khi kết hợp với các chỉ số khác sẽ cho ra kết quả doanh thu định kỳ của khách sạn.
2.2. Tính toán được lưu lượng khách hàng ngày
Khi biết được chỉ số ADR bạn cũng sẽ nắm được lưu lượng khách ra vào khách sạn nhằm kiểm soát số lượng và chất lượng phục vụ. Ngày nào thường có nhiều khách sẽ sắp xếp nhân viên phục vụ nhiều hơn và chuẩn bị kỹ lưỡng các dịch vụ cho khách hàng nhằm đem lại trải nghiệm tốt nhất cho họ.
Ngoài ra, khi biết những ngày có lưu lượng khách thấp thì cần có kế hoạch tiếp thị sao cho thu hút khách hàng nhiều hơn. Lượng khách hàng phân bố không đồng đều nên ta cần tìm những phương pháp để tăng lượng khách cũng như đẩy mạnh tạo nhu cầu ở khách sạn cho các khách hàng tiềm năng.
2.3. Không phản ánh tài chính của khách sạn
Mặc dù ADR là một trong các chỉ số doanh thu của khách sạn nhưng nó sẽ không phản ảnh hoàn toàn tình hình tài chính của khách sạn. Mà chỉ số này sẽ kết hợp với các chỉ số khác để tính toán ra các danh mục doanh thu khi kinh doanh khách sạn.
Bên cạnh đó, chỉ số này chỉ phản ánh doanh thu trung bình mỗi phòng hằng ngày và doanh thu trung bình này mỗi ngày là khác nhau, không thể quy chung vào doanh thu hoặc các vấn đề tài chính trong định kỳ 1 tháng hoặc 1 năm của doanh nghiệp khách sạn.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ADR
3.1. Vị trí khách sạn
Vị trí của khách sạn rất quan trọng, ảnh hưởng đến quy mô kinh doanh và doanh thu của khách sạn. Vị trí này có ở trung tâm hay gần biển hoặc gần khu nghỉ dưỡng khác hay chỉ nằm trong con hẻm, ngõ ngách mà thôi. Vị trí đắc địa sẽ thu hút khách hàng hơn làm tăng chỉ số ADR.
3.2. Vị trí phòng khách thuê
Trong khách sạn có nhiều loại phòng thuê với giá cả khác nhau. Phòng có nhiều dịch vụ giá sẽ khác hoặc phòng có view đẹp, hút gió sẽ có giá khác. Vì thế nếu nhu cầu khách thuê phòng vào những phòng có giá cao, vị trí đẹp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn, đẩy giá phòng trung bình mỗi ngày lên cao hơn.
3.3. Trang thiết bị trong phòng
Các trang thiết bị trong phòng đầy đủ tiện nghi cũng thu hút khách hàng hơn, đáp ứng những nhu cầu cần thiết của khách. Đồng thời, việc dùng các trang thiết bị tiện nghi, hiện đại có thể làm lý do tăng giá trị của phòng lên và tăng giá bán, khách hàng sẽ không phàn nàn vì giá quá cao.
3.4. Dịch vụ đi kèm
Khách sạn muốn phát triển tốt thì không thể bỏ quên những giá trị dịch vụ đi kèm ví dụ như ăn uống, nghỉ mát hoặc dịch vụ phục vụ tại phòng. Những dịch vụ đi kèm sẽ là những yếu tố thúc đẩy lựa chọn của khách hàng. Đôi khi họ đến khách sạn của bạn chỉ để trải nghiệm những dịch vụ đi kèm tốt nhất ở đây.
3.5. Giá cả và số lượng phòng bán
ADR thì luôn phụ thuộc vào giá cả và số lượng phòng bán. Hai yếu tố này là ảnh hưởng song song. Vì nếu bán được ít phòng giá cao hoặc bán được nhiều phòng nhưng giá rẻ cũng không cải thiện được chỉ số ADR đi lên. Cần tạo điều kiện để phát triển cả giá bán và số lượng phòng bán hỗn hợp.
3.6. Tính thời vụ
Kinh doanh khách sạn cũng phụ thuộc những yếu tố mang tính thời vụ. Chẳng hạn như mùa cưới, mùa du lịch hoặc đặt phòng theo sự kiện. Những yếu tố này khiến cho chỉ số ADR trở nên thất thường và khó tính toán trước cho mỗi kỳ kinh doanh. Vì thế bạn cần theo dõi thường xuyên các kỳ để có kế hoạch thúc đẩy chỉ số ADR.
4. Chiến lược nâng cao chỉ số ADR
4.1. Tăng giá bán
Nếu doanh thu bình quân mỗi phòng hằng ngày đang bị chững lại, không có dấu hiệu tăng bạn có thể tăng giá bán để tăng chỉ số ADR. Vì tăng giá bán sẽ tăng doanh thu mỗi ngày. Nhưng bạn cần xem xét những đối thủ xung quanh và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng đã đủ mạnh để tăng giá hay chưa. Việc tăng giá cần tăng từ từ, không được tăng đột ngột, gây sốc tâm lý cho khách hàng.
4.2. Tập trung nâng cao chất lượng
Ngoài ra, bạn có thể tập trung nâng cao chất lượng từng phòng cũng như những dịch vụ kèm theo để khách hàng có những đánh giá tích cực và quay lại vào những lần kế tiếp. Việc tập trung nâng cao chất lượng sẽ đảm bảo một lưu lượng khách hàng thường xuyên và ổn định. Đây là giải pháp an toàn cho doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.
4.3. Tập trung vào khách hàng
Cuối cùng, bạn cần tập trung tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, thường chỉ cần tập trung vào một phân khúc nhất định. Bạn hãy đưa ra những chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả, đánh vào tâm lý nhu cầu của họ đúng đắn nhất. Khi thu hút được nhiều khách hàng bạn sẽ bán được nhiều phòng, từ đó tăng chỉ số ADR.
Như vậy, chỉ số ADR trong khách sạn là một chỉ số quan trọng để những người lãnh đạo đánh giá và tăng doanh thu cho khách sạn. Bài viết trên đã trình bày những thông tin chi tiết để giải thích ADR trong khách sạn là gì, work247.vn rất mong bạn đã tiếp thu được những kiến thức mới trong môi trường khách sạn và ứng dụng phát triển chỉ số ADR hiệu quả nhé.
542 0