I. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1. Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu luật định liên quan của Việt Nam cũng như quốc gia nhập khẩu.
2. Đảm bảo thiết bị và phương tiện đo lường được bảo trì và trong tình trạng hoạt động tốt, được hiệu chuẩn đúng kỳ hạn ; phòng thí nghiệm đảm bảo đủ năng lực thực hiện các kiểm nghiệm.
3. Giám sát quy trình sản xuất, đề xuất quy trình sản xuất, kiểm tra cho các bộ phận sản xuất, QC thực hiện, đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng theo tiêu chuẩn xác nhận của khách hàng.
4. Tổ chức, đón tiếp các tổ chức, khách hàng, cơ quan nhà nước đến tham quan và tiến hành đánh giá hệ thống quản lý chất lượng.
5. Tạo điều kiện, nâng cao năng lực cho các vị trí trong bộ phận; đề xuất chính sách, đánh giá cho nhân viên; đề xuất tuyển dụng theo định biên được duyệt.
II. GIÁM SÁT CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
1. Quản lý toàn bộ chất lượng đầu vào của nguyên vật liệu và đầu ra của sản phẩm (kể cả hàng gia công ngoài (nếu có).
2. Thông tin các bộ phận liên quan về tình hình chất lượng của từng đơn hàng phục vụ cho tính toán kế hoạch sản xuất, bổ sung nguyên vật liệu…
3. Tổ chức, giám sát việc kiểm tra, thử nghiệm và thực hiện báo cáo sản phẩm theo đúng quy định về tiêu chuẩn chất lượng.
4. Thực hiện kiểm tra đánh giá nghiệm thu các dự án cải tiến chất lượng, dự án phát triển sản phẩm mới, dây chuyền mới nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
5. Phối hợp với bộ phận kinh doanh thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng, tham gia tổ chức hoặc tham dự các hoạt động triển lãm liên quan…
III. THAM MƯU NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1. Thường xuyên cập nhật những văn bản mới liên quan đến thay đổi chính sách, tiêu chuẩn chất lượng và tham mưu Ban Tổng Giám đốc ban hành áp dụng nội bộ.
2. Đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được vận hành và kiểm soát tốt, đầu mối điều phối hoạt động của các phòng ban để đảm bảo việc cấp và tái cấp giấy chứng nhận.
3. Lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện cho các bộ phận liên quan việc áp dụng hệ thống, các quy trình, tiêu chuẩn cũng như những thay đổi của tiêu chuẩn, quy trình phù hợp với thực tế.
4. Định kỳ thực hiện báo cáo, phương án khắc phục những vấn đề tồn đọng giúp Ban Tổng Giám đốc chủ động kiểm soát chiến lược phát triển.
5. Phụ trách chính tham mưu việc cải tiến hệ thống quản lý, tư vấn các bộ phận biện pháp khắc phục phòng ngừa.
1. Lập kế hoạch, bảo trì sửa chữa hệ thống
- Thực hiện bảo trì, sửa chữa các hệ thống điện theo kế hoạch thực hiện công việc tháng như:
• Bảo trì và sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng của văn phòng, nhà xưởng.
• Bảo trì và sửa chữa máy phát điện của công ty.
• Bảo trì và sửa chữa hệ thống bơm nước chữa cháy.
• Bảo trì và sửa chữa hệ thống báo cháy (nếu có).
• Bảo trì và sửa chữa hệ thống loa phát thanh.
• Bảo trì và sửa chữa hệ thống máy lạnh.
- Cập nhật danh mục máy móc thiết bị, công suất của máy móc thiết bị để có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hàng tháng.
- Đảm bảo các hệ thống, máy móc thiết bị luôn trong điều kiện tốt để sử dụng.
Kế hoạch công việc tháng cần phải được Giám đốc nhà máy xét duyệt và thông tin cho các bộ phận liên quan trước khi thực hiện để không ảnh hưởng đến tiến độ chất lượng công việc của các bộ phận.
2. Tham gia giám sát công tác bảo trì, sửa chữa:
- Phối hợp nhân viên kỹ thuật Thổi, Ép, CNC, Cơ Khí chế tạo trong công tác bảo trì, sửa chữa các hệ thống, trang thiết bị thuộc nhà xưởng: máy Thổi, máy Ép, máy CNC các loại …
- Thực hiện kiểm tra, tình trạng hoạt động của các hệ thống, máy móc thiết bị nhằm phát hiện kịp thời các hư hỏng nhẹ, tiến hành sửa chữa ngay lập tức hoặc tạm ngưng hoạt động để tránh hư hỏng nặng hơn.
3. Sửa chữa máy móc thiết bị đột xuất theo yêu cầu:
- Tiếp nhận thông tin yêu cầu sửa chữa máy móc thiết bị (liên quan đến hệ thống điện) của các bộ phận và tham mưu phương án xử lý.
- Thực hiện công việc theo sự phân công điều động của Giám đốc nhà máy
- Khảo sát tính chất hư hỏng của máy móc thiết bị (liên quan đến hệ thống điện)
- Tiến hành sửa chữa. (phối hợp với các đơn vị nếu cần hỗ trợ để hoàn thành nhiệm vụ)
- Bàn giao máy móc thiết bị cho Trưởng bộ phận hoặc người có trách nhiệm nghiệm thu.
- Báo cáo Giám đốc nhà máy về kết quả thực hiện công việc.
4. Cùng Tổ Điện quản lý thiết bị dụng cụ sửa chữa thay thế:
- Lập danh sách thống kê các vật dụng, thiết bị hiện có.
- Bảo quản, kiểm tra – kiểm soát việc sử dụng trang thiết bị, vật dụng thay thế …
- Báo cáo, đề xuất trang thiết bị, cập nhật vào danh mục quản lý trang thiết bị vật dụng thay thế…
5. Thực hiện những công việc khác theo sự phân công của Giám đốc nhà máy và của Ban Tổng Giám đốc.