Chi tiết về bản mô tả công việc media planner mới nhất hiện nay
Tác giả: Nguyễn Minh Tâm 14-05-2024
Truyền thông quảng cáo luôn là một lĩnh vực hấp dẫn đối với tất cả chúng ta hiện nay. Và đương nhiên nó không ngoại trừ đối với đối tượng là doanh nghiệp. Bởi có thể nói, đó là hoạt động gián tiếp tạo ra giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để có thể hỗ trợ cho công việc này thành công đương nhiên phải luôn có một bộ phận nhân lực quan trọng trợ giúp, đó chính là media planner. Bản mô tả công việc media planner sau đây sẽ giúp các bạn hình dung rõ hơn về vị trí này.
1. Sức hấp dẫn của công việc media planner
Trước kia người ta thường cho rằng những công việc truyền thông hay quảng cáo chỉ có ở những ngành nghề thuộc báo chí hay tổ chức sự kiện. Tuy nhiên cho đến nay, truyền thông đã trở thành hẳn một ngành và bộ phận này cũng giữ một vai trò quan trọng trong hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Trong đó có công việc media planner, có nghĩa là nhân viên lên kế hoạch truyền thông, cũng là một nghề khá hấp dẫn. Media planner là người đứng sau mọi thành công của mọi chiến lược truyền thông, media. Đôi khi, họ cũng là người phụ giúp cho bộ phận marketing, góp phần khởi tạo nên hiệu quả tiếp thị của sản phẩm.
Nói là hấp dẫn bởi lẽ bản chất công việc này khá là năng động. Năng động từ môi trường làm việc cho hình thức làm việc. Cụ thể người ta dễ dàng tìm thấy bộ phận này ở một doanh nghiệp nào đó hoạt động về lĩnh vực dịch vụ, du lịch, khách sạn. Hoặc nhiều nhất là bắt gặp media planner ở các công ty agency về tổ chức sự kiện. Chính vì lẽ đó mà công việc này có thể làm bằng cả dưới hình thức theo giờ hành chính, hoặc cũng có thể làm freelancer. Bên cạnh đó đặc trưng trong công việc media planner chính là nền tảng quan hệ công động. Cho nên bất kỳ ai cũng mong muốn làm việc trong môi trường cởi mở như vậy.
2. Mô tả công việc của media planner
2.1. Trách nhiệm chính
Một media planner không chỉ đơn thuần là tổ chức các kế hoạch truyền thông mà bao gồm trong đó còn rất nhiều nhiệm vụ khác. Tương ứng với mỗi nhiệm vụ là các công việc cụ thể được xây dựng dựa trên quá trình đến thành công của kế hoạch truyền thông.
2.1.1. Tìm kiếm và thuyết phục nhà đầu tư
Thứ nhất, Nhà tuyển dụng nhân viên truyền thông muốn các media planner sẽ đóng vai trò như những kẻ đi săn vàng, tìm kiếm những miếng báu bở, ở đây đó chính là các gói đầu tư của các nhà thầu, đối tác. Tất nhiên đối với một hành trình đi săn bao giờ cũng phải có vũ khí, bản đồ thậm chí là là những kinh nghiệm của những người đi trước. Media planner sẽ dùng chính “đôi mắt” của mình để tìm thấy các nhà đầu tư tiềm năng. Sau đó, họ sẽ trực tiếp liên hệ với các nhà đầu tư này, giới thiệu về sản phẩm, chương trình của mình để có thể hấp dẫn được “con mồi”.
Tiếp đó, media planner tiếp tục vạch ra các đề xuất, hồ sơ hợp tác, và thương lượng để nhà đầu tư có thể “gật đầu” nhận thầu. Điều quan trọng nhất trong nhiệm vụ này đó là media planner phải biết được những nhà đầu tư nào sẽ quan tâm đến chương trình đó và chương trình đó đem lại lợi ích gì cho họ để có thể “nắm thóp” nhà đầu tư, khiến nhà đầu tư không thể chối từ.
2.1.2. Xây dựng các kế hoạch truyền thông
Nhiệm vụ thứ hai mà các media planner chắc chắn phải thực hiện đó chính là xây dựng các kế hoạch truyền thông. Từ phác thảo ý tưởng, cho đến việc xây dựng lần lượt các bước chuẩn bị để hiện thực hóa. Trước đó các media planner sẽ khảo sát thị trường, đối tượng công chúng, khách hàng, tiếp theo là nghiên cứu cũng như nảy ra các ý tưởng chiến lược hoàn hảo về truyền thông của bạn. Media planner đồng thời cũng phải tính toán, lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp nhất với mỗi dự án và chiến lược.
Trong đó điển hình chính là việc lợi dụng các kênh truyền thông trực tuyến để đảm bảo khả năng tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng nhất. Media Plan và Master Plan cũng đồng thời được viết và gửi đến Ban lãnh đạo/Ban tổ chức và nhà đầu tư ở bước này để họ có thể nắm được tình hình của kế hoạch truyền thông.
2.1.3. Quản lý và báo cáo việc thực thi kế hoạch
Không chỉ là lập kế hoạch, các media planner cũng phải đảm đương cả việc quản lý và báo cáo việc thực thi kế hoạch đó. Họ phải luôn chắc chắn kế hoạch đang được thực hiện đúng tiến trình và không xảy ra bất kỳ một sai sót nào. Họ cũng phải luôn luôn theo dõi từng bước thực thi để phân tích và đánh giá nhằm cải thiện tình hình nếu kết quả không đúng như mong đợi. Đồng thời, nếu có những ý tưởng phát sinh trong quá trình, media planner cũng sẽ nghiên cứu để áp dụng hiệu quả.
Một kế hoạch truyền thông sẽ được chia ra nhiều giai đoạn và các media planner sẽ giám sát 24/7 và báo cáo chất lượng của từng giai đoạn đó cho Ban lãnh đạo/Ban quản trị. Việc báo cáo bắt buộc phải đưa thông qua 2 hình thức: thứ nhất là báo cáo văn bản và thứ hai là cập nhập tình hình trên một ứng dụng công việc trực tuyến đối với tất cả các vấn đề trong quá trình thực hiện.
2.1.4. Thực hiện các quyền lợi của nhà đầu tư
Và cuối cùng, một nhiệm vụ quan trọng của media planner đó là thực hiện các quyền lợi của nhà đầu tư. Đóng vai trò là người đưa và “lôi kéo” nhà đầu tư vào dự án truyền thông của bạn, bạn đương nhiên không thể “đem con bỏ chợ”. Các chuyên viên lên kế hoạch truyền thông bắt buộc phải thực hiện các quyền lợi như đã pitching với khách hàng. Chẳng hạn như việc quảng bá hình ảnh của nhà đầu tư trên các phương tiện truyền thông của dự án hay quan tâm hằng ngày đến các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư đó. Bên cạnh đó thì media planner cũng có trách nhiệm thông báo hiệu quả của chiến dịch đối với các bạn nhà tài trợ để họ có thể yên tâm về số tiền mà họ đã bỏ ra. Nếu media planner thực hiện thiếu một quyền lợi nào có thể dẫn đến việc bị cắt hợp đồng, bị kiện, bị bồi thường và làm “bê bối” đến toàn bộ kế hoạch truyền thông của bạn.
Xem thêm: Tìm việc làm thực tập sinh truyền thông
2.2. Quyền hạn
Trách nhiệm công việc bao giờ cũng đi kèm song song đó là quyền hạn. Đối với vị trí Media planner mặc dù nó không phải là một vị trí lãnh đạo, song nếu nhìn ở một khía cạnh ở trách nhiệm công việc chuyên môn, media planner thậm chí có nhiều quyền hạn hơn một nhà quản lý. Cụ thể đó là:
2.2.1. Đề xuất các phương án mới
Các media planner hoàn toàn không phải đi làm theo một ý ai, khuôn khổ duy nhất trong chuyên môn của họ mà họ phải tuân theo đó là điều kiện và nguyện vọng về kết quả. Điều đó đồng nghĩa với việc media planner luôn được quyền chủ động và sáng tạo tự do trong công việc của mình. Ngay cả khi các kế hoạch đã đi vào thực thi, media planner vẫn có thể đề xuất và thay đổi bằng một phương án mới. Sự tự lãnh đạo bản thân này khiến cho cho họ luôn nắm được thể chủ động cũng như tự giác cao trong công việc. Từ đó cũng có thể kích cầu sự phát triển của họ hơn đối với hiệu quả của truyền thông.
2.2.2. Yêu cầu hợp tác với các bộ phận khác
Không chỉ là tính chủ động, vị trí media planner còn nắm trong tay một quyền hạn đó là được phép yêu cầu sự hợp tác của các bộ phận khác. Một kế hoạch truyền thông hoàn hảo không bao giờ được phép thiếu sự teamwork giữa các phòng ban khác. Trong đó điển hình là đội ngũ thiết kế, đội ngũ marketing, đội ngũ kinh doanh và bộ phận kế toán. Và đương nhiên khi có yêu cầu hợp tác của media planner các bộ phận được nhắc tên bắt buộc phải phụ giúp, hỗ trợ cho kế hoạch truyền thống đang được xây dựng. Ở một khía cạnh khác, media planner còn là trưởng nhóm của một team về media gồm: thiết kế, sponsor, content, runner, …
Xem thêm: Mô tả công việc giám đốc truyền thông
3. Điều kiện ứng tuyển và mức lương của vị trí media planner
3.1. Điều kiện ứng tuyển
Cho dù là một công ty doanh nghiệp kinh doanh hay công ty agency thì họ cũng đều đưa ra các điều kiện dành cho ứng viên của mình khi ứng tuyển. Với vị trí media planner, các yêu cầu có thể gồm có:
Đã tốt nghiệp các chuyên ngành đào tạo về truyền thông, quảng cáo, báo chí
Có kinh nghiệm làm việc về truyền thông ít nhất 6 tháng trở lên
Có nhiều mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Có khả năng giao tiếp tốt
Thành thạo các phần mềm hỗ trợ về office và media
Có thể giao tiếp tiếng Anh trôi chảy
…
Bên cạnh đó thì những yếu tố về tính cách, đạo đức và phong cách làm việc cũng đáng để lưu tâm đối với ứng viên media planner như: Nhanh nhẹn, hoạt bát, thẳng thắn, trung thực, chăm chỉ và không ngại khó.
3.2. Mức lương và quyền lợi
Vì tính đa dạng trong hình thức làm việc cho nên cũng rất khó để đưa ra một con số chung của mức lương việc làm media planner. Nếu tính chung cả media planner làm việc tự do và media planner làm việc cho doanh nghiệp thì thu nhập bình quân một tháng có thể đến 10 triệu đồng. Tuy nhiên bản thân mức lương nghề media planner cũng có sự phụ thuộc khá nhiều vào từng thời điểm trong năm. Ví dụ thời điểm nào có nhiều kế hoạch truyền thông cần thực hiện, mức lương cũng sẽ cao hơn, thời điểm nào mà truyền thông “đóng băng” thì mức lương sẽ thấp. Song nhìn chung nếu so với nhiều công việc khác, media planner có mức lương tập sự khá ổn, có thể từ ngưỡng 8 triệu đồng, và tăng dần theo năng lực cũng như thời gian cống hiến.
Ngoài một mức lương hấp dẫn, các media planner làm việc theo doanh nghiệp còn nhận được những quyền lợi khác như:
Được tham gia đóng các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật
Được hưởng các chế độ về thưởng ngày lễ, Tết
Được đi chơi, đi du lịch với công ty
Được mở rộng mối quan hệ của bản thân với nhiều đối tác quan trọng
Được làm việc trong môi trường cởi mở, năng động
Bài viết trên đây là chi tiết về bản mô tả công việc media planner chính xác nhất. Các bạn có thể tham khảo các mẫu mô tả cụ thể khác ở dưới đây.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này, ứng viên việc làm media planner đã có thể bỏ túi cho mình những hiểu biết và kinh nghiệm để đi phỏng vấn tốt nhất cho vị trí này.