Nâng tầm giá trị với CV Social Media - đẳng cấp là mãi mãi
Theo dõi work247 tạiNhờ vào các kênh truyền thông, kỹ thuật số hiện đại mà việc tuyển dụng và ứng tuyển ngày nay đã đơn giản hơn rất nhiều. Đó cũng là lý do vì sao mà những vị trí công việc liên quan đến Social Media hay Digital được chú ý. Và đương nhiên để ứng tuyển những vị trí này các bạn cũng cần đến một bản CV mang đúng bản chất và đặc trưng công việc. Hãy cùng tìm hiểu về cách viết CV Social Media trong bài viết này nhé!
1. Cách viết nội dung CV Social Media chuẩn nhất
1.1. Các phần thông tin chung
CV Social Media cũng giống như các CV khác, nó cũng phải đảm bảo chức năng cơ bản của CV là thông tin ứng viên. Vậy nên bố cục chung về nội dung luôn phải có các thông tin như:
- Họ và tên đầy đủ của ứng viên kèm theo là giới tính
- Thông tin liên lạc: số điện thoại, email, địa chỉ
- Trình độ văn hóa: bằng cấp, chuyên ngành, xếp loại tốt nghiệp
- Kinh nghiệm làm việc: thuật lại quá trình thời gian, nơi công tác, vị trí
- Giải thưởng: các chứng nhận, danh hiệu đạt được về lĩnh vực chuyên môn
- Chứng chỉ: những chứng nhận về kỹ năng chuyên môn ứng viên
- Hoạt động: các hoạt động xã hội tham gia từ hồi sinh viên
- Dự án: các dự án, sự kiện, chương trình nghiên cứu, tổ chức lĩnh vực chuyên môn
1.2. Các phần thông tin đặc thù
Sau phần các thông tin riêng là các thông tin đặc thù riêng chỉ có trong CV Social Media. Điều này đồng nghĩa với việc các bạn cần lưu ý kỹ về cách viết để làm bật các đặc trưng này. Đó là các phần như:
1.2.1. Địa chỉ mạng xã hội
Ai cũng biết Social media là các kênh mạng xã hội để truyền thông hoặc làm tiếp thị quảng cáo. Chính vì vậy những người mong muốn theo đuổi con đường Social Media chắc chắn phải sở hữu cho mình hàng loạt các tài khoản này. Điều đó chứng thực sự nghiên cứu công việc nghiêm túc của ứng viên. Đương nhiên bạn phải thể hiện được điều đó trong CV của mình thông qua việc liệt kê các mạng xã hội của mình. Có thể ở những CV khác, thông tin về mạng xã hội của ứng viên ít được đề cập đến song ở CV Social Media đó sẽ là tính đặc trưng.
1.2.2. Kỹ năng Social Media
Ngoài phần thông tin thì phần kỹ năng cũng là một cách để nêu bật tính đặc trưng của loại CV này. Kỹ năng Social Media cần được nhắc đến trong CV như:
- Kỹ năng Analytics
- Kỹ năng dịch vụ khách hàng
- Kỹ năng sáng tạo nội dung
- Kỹ năng sử dụng đa phương tiện
- Kỹ năng SEO
- Kỹ năng thiết kế hình ảnh cơ bản
Tương ứng với các kỹ năng này sẽ là các thang điểm về mức độ, đánh giá. Việc liệt kê các kỹ năng này không chỉ cho thấy sự thành thục của bạn với các nhiệm vụ công việc của Social Media mà còn để nhà tuyển dụng có thể biết được trình độ chuyên môn của bạn đến đâu. Về cơ bản, có đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà tuyển dụng khi đọc một CV Social Media của ứng viên ứng tuyển.
2. Các phong cách thiết kế điển hình của CV Social Media
Các bạn hoàn toàn có thể sử dụng các mẫu CV chung hiện nay để làm CV ứng tuyển vị trí Social Media. Song thực tế, Social Media vẫn có những cách thể hiện riêng thông qua thiết kế trình bày. Và ứng viên hoàn toàn có thể áp dụng nó vào việc thiết kế CV. Dưới đây sẽ là những phong cách thiết kế điển hình
2.1. Thiết kế theo trang cá nhân Social Media
Phong cách thiết kế đầu tiên được đa số ứng viên Social Media lựa chọn đó chính là theo giao diện của một trang mạng xã hội, ở đây cụ thể chính là phần trang cá nhân. Hiện nay số lượng các kênh social có thể lên đến con số vài trăm, và mỗi kênh sẽ có những thiết kế giao diện khác nhau. Bạn có thể lựa chọn một trong số những giao diện mạng xã hội mà bạn yêu thích nhất để áp dụng cho thiết kế này. Trong đó phổ biến nhất chính là giao diện của facebook và instagram. Đây cũng đồng thời là 2 kênh social lớn nhất hiện nay mà các nhân viên Social Media sẽ thường xuyên làm việc.
Về cơ bản CV cũng có phần ảnh đại diện và thông tin lẫn tiêu đề CV. Điều này vô tình trùng khớp với bố cục của phần đầu trên trang cá nhân của các kênh Social. Vậy nên việc của bạn chỉ là sắp đặt và sử dụng màu sắc cho thấy sự tương đồng của chúng và biến nó thành một CV online mạng xã hội.
2.2. Thiết kế theo chủ đề đa phương tiện
Một phong cách thứ hai điển hình cho CV Social Media đó chính là chủ đề đa phương tiện. Một nhân viên làm việc trong lĩnh vực Social Media không chỉ phải thao tác trên các mạng xã hội mà còn cần sử dụng nhiều công cụ khác như: máy ảnh, máy tính, bảng vẽ, điện thoại di động, máy quay, tablet, mic, … Do đó, khi bạn thêm những hình ảnh này vào thiết kế CV Social Media, nó sẽ phản ánh đầy đủ bản chất công việc. Chủ đề đa phương tiện sẽ được thể hiện qua các họa tiết, hình ảnh trang trí trên CV.
Ngoài thiết kế thì việc chụp một bức ảnh nghệ thuật cũng là thuộc phong cách đa phương tiện cho thiết CV Social Media. Với bức ảnh này các bạn sẽ đặt làm ảnh đại diện cho CV của bạn. Việc retouch ảnh đại diện CV cũng sẽ là một yếu tố để căn cứ lựa chọn màu sắc và chủ đề thiết kế CV.
2.3. Thiết kế theo các trường infographic
Một phong cách thứ ba nữa mà hay được lựa chọn cho thiết CV Social Media đó là thiết kế bằng infographic. Đó chính là các đồ họa, biểu hồ được thể hiện nội dung thay vì dùng nội dung chữ viết thông thường. Điều này không chỉ tiết kiệm không gian CV mà còn khiến cho tổng thể CV trở nên logic và dễ tiếp cận thông điệp hơn. Thông thường infographic thường được áp dụng thiết kế cho các phần như kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, học vấn, … thậm chí có những CV có infographic từ đầu đến cuối.
Đó chính là những phong cách thiết kế trong CV Social Media khiến cho bạn tạo được ấn tượng ngay từ khi nhà tuyển dụng cầm CV của bạn nên. Tuy nhiên nếu như bạn không có khả năng thiết kế thì cũng không cần quá, bởi nó sẽ khiến cho CV Social Media của bạn trở nên rối mắt và hài hước hơn đó.
3. Làm nổi bật thông tin trong CV Social Media
Thế nhưng điều mà một nhà tuyển dụng quan tâm nhất trong CV Social Media không phải là hình thức thiết kế mà đó chính là nội dung của CV này. Họ muốn biết bạn có khả năng như thế nào đối với công việc và sự phù hợp của bạn đến đâu.
Tuy nhiên hãy lựa chọn cách thể hiện thông tin thông minh như chọn hình thức CV của bạn. Không nên tập trung toàn bộ tất cả vào nội dung của CV, mà bạn nên chọn một vài mục chính làm điểm nhấn. Ví dụ như:
- Chọn phần chứng chỉ để làm nổi bật trong CV: Phần này giống như một trong những nội dung bổ trợ cho trình độ học vấn của chính bạn. Nó sẽ khiến nhà tuyển dụng tin rằng bạn hoàn toàn có đủ trình độ, kiến thức nền tảng cho công việc hiện tại. Mà đặc biệt đối với Social Media là một lĩnh vực cần khả năng tiếng Anh và tin học khá tốt để có thể bắt kịp với những xu hướng. Trong phần này, bạn nên đưa ra một vài chứng chỉ có liên quan đến trình độ tiếng Anh (toeic, ielts,...) hoặc là những chứng chỉ có liên quan đến tin học văn phòng, các khóa học về Seo marketing,..
- Lựa chọn phần kinh nghiệm để làm nổi bật: Riêng đối với những ứng viên có nhiều kinh nghiệm liên quan đến vị trí Social Media này thì chắc chắn đây sẽ là một điểm cộng tuyệt đối cho các bạn. Thế nhưng đưa ra kinh nghiệm cũng cần phải khéo léo và biết chọn lọc.
+ Hãy cố gắng đưa ra những thông tin việc làm ngắn gọn, đầy đủ ý nhất có thể
+ Trình bày kinh nghiệm theo một trình tự logic nhất định về thời gian. Tuyệt đối không trình bày lộn xộn theo sở thích, như vậy sẽ khiến cho người đọc, người xem cảm giác khó chịu và rối mắt.
+ Có thể đưa ra những lời khen hoặc là thành tích cụ thể của mình trong công việc đó.
Trong CV Social Media của mình, hãy cân nhắc xem đâu mới là ưu điểm sáng của bạn và hãy tập trung cho phần đó.
4. Những lưu ý khi viết CV Social Media
Khi viết CV Social Media bạn cũng cần phải chú ý đến một số vấn đề để có được sự hoàn hảo và thuyết phục tốt nhất với nhà tuyển dụng đó nhé! Điều này sẽ được bật mí ngay dưới đây:
Thứ nhất, nói không với tình trạng chính tả trong CV xin việc Social Media. Nhà tuyển dụng sẽ rất khó chịu với một CV có quá nhiều lỗi chính tả, chính vì vậy không thể mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng với một lỗi rất cơ bản trong trình bày văn bản như này được.
Thứ hai, nội dung và cách trình bày phải thể hiện rõ ràng và thống nhất vị trí ứng tuyển của bạn là Social Media trong công ty. Hãy viết có chọn lọc thông tin để thể hiện rõ nhất và chuẩn nhất từ đó giúp bạn đẩy cao được giá trị của bản thân mình trong mắt nhà tuyển dụng.
Thứ ba, viết nội dung ngắn gọn, súc tích vấn đề, đừng quá dài dòng vừa khiến mất thời gian của bạn và nhà tuyển dụng khi đọc lại không đem lại được hiệu quả tốt khi ứng tuyển Social Media.
Thứ tư, lựa chọn hình thức truyền tải CV phù hợp nhất với bản thân là cách mà bạn nên dùng để thể hiện thế mạnh trong CV Social Media gửi đến nhà tuyển dụng. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ phương thức nào, nhưng tốt nhất hãy lựa chọn các mẫu có sẵn của website work247.vn nhé!
Thứ năm, hãy thống nhất về ngôn ngữ sử dụng, bạn có thể sử dụng tiếng Việt hoặc tiếng Anh đều được nhưng phải có sự đồng nhất thông tin từ đầu đến cuối của toàn CV Social Media. Tốt nhất để giúp bạn tạo được lợi thế đó chính là sử dụng tiếng Anh để thể hiện năng lực ngoại ngữ với vị trí Social Media mà bạn ứng tuyển nhé!
Như vậy, bạn đã cùng work247.vn tìm hiểu xong về CV Social Media. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ hữu ích đối với chính bạn trong quá trình chuẩn bị CV của mình.
1333 0