Tìm hiểu thuật ngữ Marketing Intermediaries là gì?

Theo dõi work247 tại
Hà Ngọc Nhi tác giả work247.vn Tác giả: Hà Ngọc Nhi

Giả lập trong quá trình đi từ sản xuất đến tiêu thụ chỉ có hai chủ thể là nhà sản xuất và người tiêu dùng, liệu bạn có thể có cơ hội để trải nghiệm tất cả các sản phẩm đang tồn tại trên thị trường hiện nay. Câu trả lời là không thể. Bởi vậy chúng ta có sự xuất hiện của Marketing Intermediaries. Vậy Marketing Intermediaries là gì và Marketing Intermediaries mang lại những lợi ích gì, đón đọc bài viết sau đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Marketing Intermediaries là gì

Marketing Intermediaries là gì
Marketing Intermediaries là gì

Marketing Intermediaries hay còn gọi là trung gian phân phối, là những cá nhân và tổ chức hoạt động như một cầu nối giúp đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến tay khách hàng thông qua các hoạt động truyền thông, quảng bá, tiếp thị, phân phối…

Con đường để đưa một sản phẩm từ nhà máy đến tay người tiêu dùng là con đường khá dài và cần phải có sự giúp sức của nhiều người trong chuỗi hoạt động này. Một sản phẩm đơn thuần nếu chỉ được nhà máy sản xuất phân phối thì chắc chắn trở ngại về khoảng cách, số lượng sẽ khiến nhà máy khó có thể duy trì sản xuất. Do có cần có bên thứ ba để hỗ trợ quá trình phân phối sản phẩm và họ chính là Marketing Intermediaries.

Xem thêm: Mobile Marketing là gì và xu hướng quảng cáo thời đại mới

2. Vai trò của Marketing Intermediaries

Với sự tiến bộ không ngừng về khoa học công nghệ, sự móc xích kết nối của nhiều doanh nghiệp, các sản phẩm trên thị trường ngày càng cạnh tranh nhau gay gắt. Ai cũng muốn được là chủ lực cung cấp sản phẩm cho thị trường. Tuy nhiên để một sản phẩm bán ra được nhiều, không chỉ cần một chiến dịch marketing thu hút mà còn cần phải có một đội ngũ hậu cần tham gia trực tiếp quá trình đưa sản phẩm tới tay khách hàng, chính là các Marketing Intermediaries, kênh phân phối trung gian. Hiểu rõ bản chất Marketing Intermediaries là gì, chúng ta cũng sẽ nhận ra vai trò to lớn của Marketing Intermediaries trong chuỗi hoạt động phân phối.

Vai trò của marketing intermediaries
Vai trò của marketing intermediaries 

2.1. Tối thiểu hóa chi phí phân phối cho nhà sản xuất

Thực tế cho thấy không có một doanh nghiệp nào không dựa vào tiềm lực của trung gian phân phối. Điển hình như hộp sẽ chúng ta uống hàng ngày. Làm sao mà doanh nghiệp sản xuất có thể tự đều đặn cung cấp cho bạn mỗi ngày một số lượng sữa nhất định đủ cho gia đình bạn sử dụng. Nếu một ngày nào đó doanh nghiệp phải làm như vậy thì liệu cho phí để giao số sữa đó cho từng gia đình trên đất nước này sẽ là bao nhiêu? 

Vận chuyển hàng hóa trong hoạt động phân phối
Vận chuyển hàng hóa trong hoạt động phân phối

Kênh phân phối trung gian thay vào đó sẽ làm nhiệm vụ cung cấp đến người tiêu dùng thay thế cho doanh nghiệp bởi đặc điểm về tính cơ động, linh hoạt và sự có mặt ở khắp mọi nơi. Các kênh trung gian ngày nay đều có thể đảm bảo được các điều kiện cần thiết bảo vệ sản phẩm trước khi đưa đến người tiêu dùng cuối cùng.

Nhờ có trung gian phân phối mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí, thay vào đó họ sẽ tập trung vào việc phát triển sản phẩm và tăng khả năng kết nối với các trung gian.

2.2. Mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng

Kênh phân phối trung gian sẽ làm nhiệm vụ thay nhà sản xuất, thâm nhập vào tất cả mọi người có nhu cầu và tương lai có nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Thay thế cho doanh nghiệp, các trung gian phân phối sẽ đưa sản phẩm đến khách hàng ở bất kỳ nơi đâu. Thêm vào đó, doanh nghiệp sẽ chỉ cần làm việc cùng với một số đầu mối trung gian để phân phối sản phẩm thay vì phải tiếp cận đến từng điểm nhỏ lẻ để phân phối sản phẩm.

2.3. Chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp sản xuất

Doanh nghiệp chỉ làm nhiệm vụ sản xuất của mình, các kênh trung gian làm nhiệm vụ phân phối, cách thức vận hành này sẽ giúp doanh nghiệp ít tham gia vào quá trình phân phối do đó các rủi ro trong quá trình phân phối sẽ được bên trung gian chia sẻ. Ví dụ như khi phân phối tại một địa điểm nào đó, nhận thấy tiềm năng tiêu thụ sản phẩm ở đây quá kém, các nhà phân phối và doanh nghiệp sẽ xem xét lại và có thể cho ngừng cung cấp sản phẩm tại điểm đó. Việc rút lui sẽ diễn ra nhanh chóng bởi doanh nghiệp không cần can thiệp quá sâu vào các vấn đề cơ sở vật chất của địa điểm phân phối đó vì đã có trung gian lo. Điều này làm tăng tính linh hoạt trong quá trình kinh doanh sản phẩm

Xem thêm: Brand Positioning là gì? Tầm ảnh hưởng của Brand Positioning hiện nay

3. Các đại diện điển hình cho Marketing Intermediaries

Có nhiều nguyên nhân khiến nhà sản xuất lựa chọn trung gian marketing thay vì trực tiếp tham gia vào hoạt động phân phối sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp lựa chọn từ bỏ quyền quản lý đối với một số công việc liên quan đến cách thức hay phương thức bán hàng. Tuy nhiên, mỗi một doanh nghiệp khi tiến hành ký kết hợp đồng với bên thứ ba liên quan đến hoạt động marketing phân phối sẽ luôn hiểu rõ và có những cam kết ràng buộc để hoạt động phân phối của bên thứ 3 sẽ không làm ảnh hưởng đến tư cách, chất lượng và danh tiếng của sản phẩm.

Một số đại diện cho Marketing Intermediaries trên thị trường hiện nay:

3.1. Đơn vị marketing - Marketing Agents

Đây là các đơn vị marketing độc lập. Nghiệp vụ chuyên môn của họ sẽ xoay quanh các hoạt động marketing sản phẩm. Do hoạt động độc lập, các Agent này có tiềm lực về nhân sự, networking cũng như chuyên môn có thể sánh ngang hoặc thậm chí là hơn rất nhiều lần so với bộ phận marketing trong doanh nghiệp.

Marketing Agent
Marketing Agent

Những đội ngũ marketing bên ngoài có thể làm nhiệm vụ thay thế cho bộ phận marketing của một số doanh nghiệp, thực hiện các hoạt động nhằm kéo người tiêu dùng về gần lại với sản phẩm của doanh nghiệp.

Phạm vi và lĩnh vực hoạt động của các Agent trải dài trong toàn ngành. Khi doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng, họ sẽ thuê các Agency này làm cầu nối cho sản phẩm của mình với một mức chi phí phù hợp và phần trăm chia sẻ lợi nhuận.

3.2. Nhà bán buôn - Wholesaler 

Nhà bán buôn là các bên trung gian mua hàng với số lượng lớn và quay trở lại cung cấp cho các nhà bán lẻ. Các công ty sản xuất với quy mô lớn không thể tự bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng do khả năng hạn chế về xây dựng cơ sở hạ tầng trên phạm vi rộng và quy mô hoạt động hậu cần cần thiết để tiếp cận và cung cấp tất cả sản phẩm của họ số lượng lớn người tiêu dùng, có khi lên đến hàng triệu người.

Nhà bán buôn sẽ được hưởng mức chênh lệch giữa giá mua từ doanh nghiệp và giá bán ra cho các nhà bán lẻ. Mức chênh lệch ở đây phải hợp lý, nhà bán buôn sẽ được hưởng theo phần trăm số lượng sản phẩm mà họ bán được từ nhà sản xuất.

3.3. Nhà phân phối - Distributor

Nếu như nhà bán buôn chỉ làm nhiệm vụ lấy hàng từ nhà sản xuất và đem bán lại cho nhà bán lẻ thì nhà phân phối lại đảm nhiệm cả hai vai trò: nhập hàng số lượng lớn để phân phối lại cho các đại lý cấp thấp và tìm kiếm những thị trường mới cho sản phẩm của mình.

Phân phối hàng hóa
Phân phối hàng hóa

Có thể nói, nhà phân phối là sự kết hợp giữa nhà bán buôn và marketing agents. Nhà phân phối sẽ được thuê để làm nhiệm vụ tiếp thị thay cho nhà sản xuất và nhà sản xuất sẽ trả hoa hồng cho nhà phân phối theo tỷ lệ phần trăm đã được thỏa thuận trước đó.

Nhà sản xuất có thể xác lập một thỏa thuận chính thức với nhà phân phối rằng bên phân phối sẽ chỉ quảng bá và bán hàng hóa mà công ty sản xuất. 

3.4. Nhà bán lẻ - Retailer

Ở một mức thấp hơn nhà bán buôn và nhà phân phối đó là các nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ sẽ là điểm cung cấp sản phẩm cho khách hàng cuối cùng. Do điều kiện được tiếp xúc với khách hàng cuối cùng nên nhà bán lẻ sẽ là người nắm rõ nhất về nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Tuy nhiên trong chuỗi liên kết để phân phối sản phẩm này, qua các trung gian marketing, chi phí để phân phối sản phẩm cũng sẽ bị thay đổi tăng lên. Mức chi phí này sẽ được nhập cùng vào với giá cả khi người tiêu dùng mua sản phẩm.

Siêu thị, ví dụ về nhà bán lẻ
Siêu thị, ví dụ về nhà bán lẻ

Bên cạnh đó, có một xu thế phân phối mới hiện nay đang dần thay đổi phương thức hoạt động của các nhà phân phối, đó chính là các sàn giao dịch thương mại điện tử. Tại đây không chỉ tập trung các nhà bán lẻ mà còn có cả các nhà sản xuất lớn tham gia trực tiếp vào hoạt động đưa sản phẩm tới tay khách hàng. Ví dụ như các hãng: Unilever, P&G, Lock&lock, Innisfree, Maybelline…

Điều này đã đặt ra không ít thách thức cho các trung gian marketing khi mà các kênh bán hàng truyền thống đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ kênh bán điện tử.

Marketing Intermediaries (Trung gian marketing) là một mắt xích cần thiết và quan trọng để sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Giải pháp phân phối này giúp hỗ trợ nhiều hơn cho nhà sản xuất nhằm giảm chi phí và rủi ro. Tuy nhiên chúng cũng đang bị đe dọa bởi xu thế thương mại điện tử lên ngôi thay thế cho bán hàng truyền thống.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về Marketing Intermediaries là gì. Cùng đón đọc những bài viết tiếp theo của work247.vn

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem370 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT