Các loại Phễu Marketing- Xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Để phát triển được một chiến lược kinh doanh marketing hoàn hảo thì cần có sự góp mặt của nhiều mô hình với chức năng thu hút lượng khách hàng tiềm năng tuyệt đối. Trong số đó phải nhắc đến mô hình phễu (Marketing Funnel). Tuy nhiên bạn đã hiểu được bao nhiêu phần trăm về mô hình này và các lợi ích mà nó mang lại. Hãy cùng work247.vn tìm hiểu ngay về các loại phễu Marketing để có thể nắm bắt toàn bộ thông tin đầy đủ nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quan về Phễu Marketing 

1.1. Khái niệm về Phễu Marketing là gì? 

Phễu Marketing là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực Marketing, đặc biệt là dùng trong các chiến lược kinh doanh, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về bản chất của nó.

Phễu Marketing là gì?
Phễu Marketing là gì? 

Phễu Marketing hay còn được gọi với tên khác là phễu mua hàng, phễu bán hàng được sử dụng trong các chiến dịch marketing nhằm thu hút khách hàng. Từ đó sẽ tác động trực tiếp đến hành vi mua sắm của khách hàng và tạo ra tỷ lệ chuyển đổi biến họ thành khách hàng cho đến trở thành khách hàng tiềm năng. Nên có thể coi Phễu Marketing là một mô hình, một công cụ tiếp thị lấy khách hàng làm trung tâm để các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh doanh thu bán hàng của mình. 

Khái niệm về Phễu Marketing đã được xuất hiện từ thế kỷ XX bởi Elias St. Elmo Lewis- người đã đặt nền móng đầu tiên và cũng là người đã chỉ ra rõ ràng mối quan hệ giữa người mua và người bán. Đây được cho là mô hình phễu đầu tiên và vẫn còn được áp dụng cho đến tận bây giờ. Tuy nhiên các mô hình này đã được biến đổi rất nhiều để phù hợp với từng doanh nghiệp dựa trên yếu tố sản phẩm và khách hàng nhằm thúc đầy sự phát triển và khả năng thu hút khách hàng ngày càng mạnh mẽ của doanh nghiệp, tăng độ nhận diện thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. 

Xem thêm: Chia sẻ bí kíp cách lên chiến lược Marketing hiệu quả

1.2. Tầm quan trọng của Phễu Marketing đối với chiến dịch marketing 

Từ khái niệm trên, có thể nhìn nhận được vai trò và tầm quan trọng vô cùng lớn của phễu marketing đối với các chiến dịch kinh doanh sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. 

Tầm quan trọng của Phễu Marketing
Tầm quan trọng của Phễu Marketing 

Phễu Marketing sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng mô hình hóa được hành vi của người mua, thúc đẩy sự tiếp cận và đưa ra những kế hoạch thu hút khách hàng đạt hiệu quả cao hơn. Vì thế mà phễu marketing đóng tầm quan trọng trong:  

- Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi: mặc dù bạn có thể thu hút rất nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp nhưng lại rất ít người trong số đó hướng đến việc mua sản phẩm, do vậy mà Phễu Marketing sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện quá trình tiếp cận khách hàng, thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được niềm tin lớn đối với khách hàng từ đó sẽ làm thay đổi tỷ lệ chuyển đổi. 

Việc phân chia từng giai đoạn trong Phễu Marketing cũng giúp cho quá trình tiếp cận từng đối tượng khách hàng được đúng mục tiêu, truyền tải đúng thông điệp… 

- Dễ dàng xác định và cải thiện những điều còn hạn chế: nhờ có Phễu Marketing mà doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định được mức độ rơi và các vấn đề ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh tiếp thị khách hàng từ đó giảm mức độ rơi về thấp nhất và cải thiện các vấn đề để nâng cao khả năng thu hút khách hàng được hiệu quả.  

- Khả năng đo lường cao: Phễu Marketing sẽ cho biết được hành trình từ lúc bắt đầu đến khi trở thành khách hàng sẽ có bao nhiêu khách hàng tiềm năng chuyển sang giai đoạn tiếp theo để từ đó bạn có thể dễ dàng nhìn nhận quá trình của mình và biết được đến giai đoạn nào cần đẩy mạnh chiến dịch để thu hút khách hàng mạnh hơn. 

2. Các loại Phễu Marketing phổ biến trong kinh doanh 

2.1. Mô hình Phễu Marketing AIDA 

Đây được cho là mô hình phễu đầu tiên xuất hiện vào năm 1898 của thế kỷ XX bởi Elias St. Elmo Lewis. Với thiết kế mô hình gồm 4 giai đoạn. 

Mô hình AIDA
Mô hình AIDA

- Awareness- Nhận biết: khách hàng tiềm năng sẽ nhận biết các thông tin về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các cách thu hút khách hàng. 

- Interets- Thích thú: các khách hàng tiềm năng sẽ tìm đến sản phẩm như một cách để giải quyết vấn đề của họ.

- Desire- Khao khát: những mong muốn nhìn thấy những đặc điểm, tính năng và lợi ích vượt trội của sản phẩm đối với khách hàng.

- Action- Hành động: cuối cùng khách hàng sẽ đưa ra một quyết định lựa chọn. 

2.2. Mô hình phễu mở rộng AIDA 

Dựa trên sự ra đời của mô hình nguyên gốc, Phễu Marketing đã được mở rộng sau hơn nhằm khai thác kỹ hơn các chi tiết về từng giai đoạn khách hàng. 

Ở mô hình mở rộng này, các giai đoạn đã được chia nhỏ và cụ thể hơn rất nhiều so với mô hình AIDA, sau giai đoạn nhận biết và thích thú, khách hàng sẽ đi sâu vào 4 giai đoạn kế tiếp. 

Mô hình AIDC mở rộng
Mô hình AIDC mở rộng 

- Consideration- Cân nhắc: khách hàng sẽ có sự so sánh sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đối với đối thủ cạnh tranh. 

- Intern- Ý định: Khách hàng sẽ đưa ra những ý kiến thể hiện sự quan tâm của họ đến sản phẩm thầm như một ý định đã thêm sản phẩm vào trong giỏ hàng. 

- Evaluation- Đánh giá: sau khi đã đưa ra những sự cân nhắc và nghiên cứu giải pháp khách hàng sẽ dần đi đến lựa chọn mua hàng. 

-Purchase- Mua hàng: Khách hàng sẽ mua hàng của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên sự phát triển của hai mô hình này vẫn chưa hiệu quả bởi rất ít khách hàng đi đến hàng trình cuối cùng. Do vậy mà cấn có sự đổi mới tiên tiến hơn nữa. 

Xem thêm: Tháp nhu cầu của Maslow trong marketing ứng dụng như thế nào?

2.3. Mô hình phễu mới LA 

Mô hình LA- Tập trung hướng tới khách hàng
Mô hình LA- Tập trung hướng tới khách hàng 

Với mô hình phễu mới và sự xuất hiện của hai yếu tố hướng đến những giá trị sau bán hàng nhiều hơn là Lòng trung thành- Loyalty và Advocacy- Sự ủng hộ của khách hàng sau mua hàng. Với việc phát triển hai yếu tố này các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng đồng thời giới thiệu sản phẩm đến nhiều người khác hơn. Từ đó sẽ nhanh chóng nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu đến với nhiều khách hàng tiềm năng khác. 

2.4. Mô hình đồng hồ cát DCRP 

Nhận thấy việc tiếp cận khách hàng mua sản phẩm thôi chưa đủ, việc giữ chân khách hàng cũng vô cùng cần thiết. Do đó mà các doanh nghiệp tiếp tục phát triển chi tiết hơn mô hình đồng hồ cát nhằm giữ chân và tạo dựng mối quan hệ bền chặt hơn giữa doanh nghiệp và khách hàng. 

Xây dựng mô hình đồng hồ cát DCRP
Xây dựng mô hình đồng hồ cát DCRP 

Mô hình đồng hồ cát sẽ gồm 4 giai đoạn: 

- Demand generation: Lượng khách truy cập sẽ bị thu hút bởi các thông tin mà doanh nghiệp tiếp thị, họ sẽ được giáo dục về nhận thức từ đó thực hiện các tạo điền để sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

- Conversation: người dùng sẽ được chuyển đổi trực tiếp thành khách hàng. 

- Relationship Management: sau khi thực hiện mua hàng, doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ với khách hàng nhằm tạo ra mối liên kết chặt chẽ. 

- Propagation: khách hàng sẽ giới thiệu doanh nghiệp đến với những người xung quanh sau khi sử dụng sản phẩm. 

Các mô hình đổi mới này đều sẽ tập trung xoáy sâu vào quá trình trong và sau khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp nhằm duy trì lòng tin, sự uy tín và giữ chân khách hàng gắn bó lâu dài đối với doanh nghiệp. Từ đó góp phần thúc đẩy giá trị thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp ngày càng vượt trội. 

Work247.vn đã vừa cung cấp cho bạn thông tin về các loại Phễu Marketing vô cùng hữu ích, giúp thúc đẩy quá trình thực hiện các chiến dịch kinh doanh được hiệu quả, tăng lợi nhuận doanh thu cho doanh nghiệp. Mong rằng đây đều là những thông tin cần thiết mà bạn có thể áp dụng dành cho doanh nghiệp của mình cũng như hiểu và có cái nhìn toàn diện hơn về chiến lược tiếp thị marketing.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem167 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT