Nghiên cứu các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing chuẩn nhất

Theo dõi work247 tại
Phạm Hường tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hường

Để có thể mang lại chiến lược Marketing thành công thì bất cứ ai cũng cần phải nghiên cứu kỹ càng các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp các thông tin về chỉ số đo lường trong Marketing, mời các bạn cùng tham khảo bài đọc nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Khái niệm về các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing

Các chỉ số đo lường hiệu quả marketing trên mạng xã hội truyền thông, hoặc còn được gọi là Social Media Metrics, các chỉ số này sẽ giúp các chiến binh Marketer nghiên cứu về thành quả chiến lược tiếp thị truyền thông mạng xã hội của họ mang lại hiệu quả như thế nào.

Các chỉ số đo lường hiệu quả marketing được hiểu như một loại công cụ thực hiện việc đo lường trở nên hiệu quả trong Marketing dành cho các doanh nghiệp hoặc các cá nhân. Đồng thời, các chỉ số này còn được sử dụng để phục vụ cho việc đánh giá về hiệu quả hoạt động chiến lược Marketing có mang lại doanh thu hay không.

Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing
Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing

Nói chung, tất cả các chiến lược Marketing cũng như kế hoạch chiến lược đều được phản ánh về hiệu quả thông qua các chỉ số đo lường. Thông thường các chỉ số này bao gồm chi phí bỏ ra trong chiến dịch Marketing, doanh thu thu được từ hoạt động Marketing của doanh nghiệp đã triển khai trước đó.

Chính vì vậy, phương pháp xây dựng chiến lược Marketing có đúng hướng hay không hầu hết đều phụ thuộc phần lớn vào các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing. 

Thông thường, chỉ số đo lường còn được xác định thông qua số lượng Traffic trên Website, số người theo dõi (Follower), lược thích (Like) hoặc các lượt Chia sẻ, Bình luận, … các chỉ số này cũng là căn cứ để đánh giá chiến dịch Marketing mà doanh nghiệp triển khai có hiệu quả hay không.

Đó cũng chỉ là những chỉ số cơ bản, sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và phân tích sâu hơn về những con số đằng sau đó để hiểu được về các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing trên mạng xã hội mà Marketer nên biết nhé.

Xem thêm: Các loại video marketing được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

2. Tổng hợp các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing phổ biến hiện nay

2.1. Awareness (Khả năng tiếp cận)

2.1.1. Tỷ lệ tăng trưởng người xem

Tỷ lệ tăng trưởng người xem (tên Tiếng Anh: Audience Growth Rate), chỉ số này thường được sử dụng để đo lường khả năng tiếp cận của người tiêu dùng (khách hàng) đến thương hiệu của doanh nghiệp thông qua các kênh truyền thông trên mạng xã hội.

Audience Growth Rate
Audience Growth Rate

Bên cạnh đó, Audience Growth Rate còn mang lại những thông tin về chỉ số xem việc hiển thị chiến dịch Social Media của doanh nghiệp đã thu hút người theo dõi đến mức độ nào.

Tuy nhiên, nhiều người nhầm tưởng về việc tại sao không Marketing người theo dõi mà phải tốn chi phí cho chiến dịch Marketing để thu hút lượt tiếp cận. Lý do chính là Audience Growth Rate sẽ giúp doanh nghiệp đo lường được khả năng (tốc độ) mà thương hiệu đã tích lũy được những người tiêu dùng, đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng mục tiêu mới.

2.1.2. Reach 

Reach hay còn có nghĩa Tiếng Việt là “Phạm vi tiếp cận”. Phạm vi tiếp cận là yếu tố quan trọng và cần thiết khi nhắc đến các chỉ số đo lường hiệu quả trong chiến dịch Marketing. Chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được đã có bao nhiêu người đã xem/người tiếp cận chiến dịch kể từ khi chiến dịch được triển khai.

Phạm vi tiếp cận
Phạm vi tiếp cận

Các số liệu này rất dễ hiểu và dễ thấy trong chiến dịch Marketing. Ý nghĩa quan trọng nhất của chỉ số “Phạm vi tiếp cận” chính là cho doanh nghiệp hiểu được về hành vi của khách hàng như thời gian mà khách hàng hoạt động mạng xã hội cũng như khách hàng sẽ ưu tiên những loại nội dung và sản phẩm, dịch vụ như thế nào.

2.1.3. Thị phần thảo luận

Thị phần thảo luận (tên Tiếng Anh: Social share of voice) được hiểu là chỉ số thực hiện việc đo lường về số lượng người dùng đang có sự quan tâm, có ý định đến thương hiệu của doanh nghiệp trên mạng xã hội so với những đối thủ cạnh tranh khác.

Social share of voice
Social share of voice

Việc tiếp cận Thị phần thảo luận này hoàn toàn có thể được thực hiện trực tiếp thông qua các hình thức gắn thẻ tên hoặc hình thức gián tiếp như nhắc tên thương hiệu. 

Thị phần thảo luận được đánh giá là một trong các chỉ số đo lường hiệu quả marketing rất quan trọng bởi nó có thể giúp doanh nghiệp xác định được mức độ nhận diện thương hiệu trên mạng xã hội truyền thông. Đồng thời, tiếp cận được một số dữ liệu quan trọng trong việc phân tích các mức độ cạnh tranh của thương hiệu so với những đối thủ khác trên thị trường Marketing.

2.2. Độ tương tác (Engagement)

2.2.1. Tỷ lệ tương tác trung bình

Tỷ lệ tương tác trung bình (tên Tiếng Anh: Average engagement rate) được hiểu là phần trăm trong số lượng người tiếp cận chiến dịch đã thực hiện các hành động tương tác chẳng hạn như Like, Bình luận, Chia sẻ hoặc Nhận xét về các dự án chiến dịch của doanh nghiệp, thậm chí tốt hơn như việc chốt đơn và mua hàng. 

Tỷ lệ tương tác trung bình chính là một loại chỉ số giúp doanh nghiệp thực hiện việc đo lường hiệu quả trong chiến dịch marketing trên nền tảng social media. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp hiểu được nội dung mà họ xây dựng có tiếp cận được khán giả cũng như nhận được phản hồi tích cực từ người xem hay không.

Khi tỷ lệ tương tác về các chiến dịch càng cao tức là nội dung mà doanh nghiệp xây dựng càng thu hút đặc biệt đối với người đọc. Đồng thời cũng là thước đo giá trị so với việc chỉ đánh giá bằng lượt Thích, Bình luận hay Chia sẻ thuần tuý.

2.2.2. Tỷ lệ tán thưởng

Tỷ lệ tán thưởng (tên Tiếng Anh: Applause Rate), được hiểu như là các chỉ số về hành động với mục đích thể hiện sự đồng tình với sản phẩm của chiến dịch chẳng hạn như Like hoặc Chia sẻ.

Chính vì vậy mà khi một người dùng bất kỳ thực hiện hành vi theo dõi hành vi chiến dịch Marketing của doanh nghiệp tức là người dùng đó đang thừa nhận nội dung mà doanh nghiệp xây dựng mang lại giá trị cho họ.

Tỷ lệ tán thưởng
Tỷ lệ tán thưởng

Điều này không chỉ giúp cho doanh nghiệp thấu hiểu về tâm lý khách hàng mà còn là cơ sở chính cho mục tiêu phát triển dự án Marketing mang lại hiệu quả tốt trong tương lai. 

2.2.3. Tỷ lệ khuếch đại

Tỷ lệ khuếch đại (tên Tiếng Anh: Amplification Rate) được hiểu là tỷ lệ đo lường được chia sẻ trung bình trên từng bài đăng dựa trên tổng số lượng người theo dõi chiến dịch.

Mục đích của chỉ số đáp ứng đúng như tên gọi của chiến dịch “Khuếch đại”, các bạn có thể hiểu tương tự như một tốc độ mà tất cả các đối tượng theo dõi thường xuyên chia sẻ lại nội dung của doanh nghiệp trên trang mạng xã hội cá nhân riêng của khách hàng.

Theo đó mà khi Tỷ lệ khuếch đại ngày càng cao thì chắc chắn sẽ có nhiều người sẵn sàng kết nối với thương hiệu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ càng mở thêm việc tiếp cận các đối tượng khách hàng mục tiêu mới thông qua chiến dịch của mình.

2.2.4. Virality rate

“Viral” là một cái tên không còn xa lạ trên mạng xã hội. Và khi bất cứ một âm thanh, giai điệu hoặc nội dung nào trở thành xu hướng thì đều có khả năng trở thành “Viral” trong một thời gian nhất định.

Nếu doanh nghiệp đang sử dụng hình thức kinh doanh thông qua các trang mạng xã hội hãy tập trung chủ yếu vào các nội dung xu hướng để thu hút nhiều lượt tương tác hơn.

2.2.5. Tỷ lệ lan truyền 

Tỷ lệ lan truyền (tên Tiếng Anh: Virality Rate) còn được hiểu là tỷ lệ trong số lần bài đăng của doanh nghiệp được chia sẻ so với tổng số lần hiển thị bài đăng trong một khoảng thời gian nhất định.

Xem thêm: Các loại phễu Marketing - Xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả 

2.3. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion)

2.3.1. Click Through Rate (CTR)

Click-Through Rate nghĩa Tiếng Việt là Tỷ lệ nhấp chuột. CTR thể hiện tỷ lệ tần suất của người dùng thực hiện hành vi nhấp vào liên kết CTA (Call-to-action) với mục đích kêu gọi hành động trong bài đăng của doanh nghiệp.

Click Through Rate (CTR)
Click Through Rate (CTR)

Đối với trường hợp này thì người dùng sẽ cần phải liên kết các bài đăng trên mạng xã hội cùng với một số nội dung khác thêm vào chẳng hạn như Website bán hàng, Blog, …

2.3.2. Cost Per Click (CPC)

Khi doanh nghiệp thực hiện việc chạy quảng cáo trên các trang truyền thông mạng xã hội thì CPC chính là một trong những chỉ số giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả Marketing. Đồng thời đây cũng là số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả dựa trên mỗi lần nhấp chuột vào bài đăng được chạy quảng cáo của doanh nghiệp.

Lời góp ý rằng cho dù doanh nghiệp thực hiện chiến dịch quảng cáo trên bất cứ nền tảng xã hội nào thì không chỉ nên tập trung vào tổng chỉ tiêu. Thay vào đó hãy đánh giá, phân tích CPC đã hợp lý hay chưa, điều này sẽ giúp doanh nghiệp cân nhắc xem họ đã thực hiện chiến dịch với chi phí bỏ ra hợp lý hay không.

2.3.3. Conversion Rate

Sau khi người dùng Click chuột vào liên kết nội dung đã được bổ sung trên Social Media? Tất nhiên là doanh nghiệp sẽ muốn người dùng ở lại lâu và đọc nội dung trên trang chứ không phải truy cập vào rồi thoát ra trong chốc lát, đó chính là định nghĩa của Tỷ lệ chuyển đổi

Trên đây là những thông tin cơ bản về các chỉ số đo lường hiệu quả marketing. Hy vọng những chỉ số mà work247 đã liệt kê trong bài viết này cũng như các ý nghĩa của chỉ số sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ các kiến thức chuyên sâu về Marketing hơn. Đừng quên thường xuyên cập nhật và theo dõi thường xuyên các bài đọc được đăng mỗi ngày của chúng tôi bạn nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem257 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT