Cư ngụ là gì? Cách để hòa hợp với mọi người trong căn cư ngụ chung
Theo dõi work247 tạiThuật ngữ cư ngụ có lẽ không phải là một định nghĩa mới nhưng ít ai lại biết đến thuật ngữ này. Thuật ngữ này được sáng tạo ra để chỉ những con người đi lập nghiệp sinh sống ở một vùng đất mới. Và còn có rất rất nhiều điều còn khiến bạn băn khoăn về từ ngữ này. Vậy cư ngụ là gì? Hãy đi cùng chúng tôi khám phá nó nhé!
1. Khái quát về cư ngụ
Cư ngụ là một cụm từ có lẽ đã không còn quá xa lạ ngỡ ngàng với mỗi chúng ta khi làm các bản kê khai thông tin cá nhân. Cư ngụ ở đây được ghép bởi hai chữ cư và ngụ, cư ở đây nghĩa là dân cư, ngụ ở đây chính là ở nhờ, từ đó có thể hiểu cư ngụ là nơi để người dân có thể sinh sống và làm việc. Tuy nhiên nếu không nắm rõ rất có thể bạn sẽ nhầm sang nghĩa của từ cư trú. Vì thế hãy tìm hiểu cho thật kỹ để tránh nhầm lẫn nhé.
Chúng ta thường biết đến những người có gia đình nhiều đời sinh sống, phát triển tại một vùng đất thì được gọi là dân chính cư. Còn những người di cư chuyển đến để lập nghiệp sinh sống thì được gọi là cư ngụ hay chính là dân ngụ cư.
Theo lệ các cụ từ ngày xưa thì gia đình có tổng ba đời con cháu sinh sống tại một vùng thì mới được coi là dân chính cư. Quy ước này được sinh ra cũng nhằm một phần dựa trên thực tiễn bởi chi khi gia đình con cháu sinh sống, lập nghiệp ở đây từ 3 đời trở lên mới có đủ thời gian để hiểu hết những phong tập, những tập quán của nơi đây.
Khi sinh sống tại bất kỳ nơi đâu bất kì một địa phương nào chúng ta đều cần phải có trách nhiệm tìm hiểu và thực hiện các thủ tục hành chính đã được quy định tại địa phương đó. Và việc thực hiện này là bắt buộc bao gồm các thủ tục như nhập khẩu, thực hiện các nghĩa vụ công dân theo pháp luật dành cho dân ngụ cư. Những quy định này cụ thể ra sao thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua phần dưới sau nha.
Và một điều nữa đó chính là do những suy nghĩ lệch lạc, cổ hủ mà người xưa thường cho rằng những người dân ngụ cư không được sống ở nơi, ở quê hương mà ông bà cha mẹ đang sinh sống trước đó, nên những người dân ngụ cư mới đến thường sẽ bị nhìn với ánh mắt khinh bỉ không mấy thiện cảm. Nhưng theo thời gian định kiến này đã không còn nữa, thái độ của mọi người cũng đã niềm nở hơn rất nhiều. Tình trạng xem thường này dường như đã không còn xuất hiện nữa mà thay vào đó là lòng mến khách dành cho tất cả mọi người.
2. Những quyền lợi và nghĩa vụ dành cho dân cư ngụ là gì
Như pháp luật Việt Nam đã quy định, đã ban hành thì sau khi chúng ta thay đổi chỗ ở thì người dân phải thực hiện các thủ tục về hành chính đã được đưa ra từ trước đó rất lâu với dân cư ngụ rồi. Nhưng những người mà chuyển hẳn khẩu thay đổi hộ khẩu thì quyền lợi mà họ được hưởng thì vẫn giống quyền lợi họ hưởng trước đó bởi tất cả mọi người dù sinh sống ở bất kỳ nơi nào trên đất nước ta đều bình đẳng với nhau cả.
Những thủ tục mà người dân cư ngụ cần thực hiện khi đến một vùng đất mới để nhập cư là:
Một là, người dân cư ngụ vẫn được hưởng các chính sách phân chia quyền lợi công bằng, minh bạch như những chính dân ở đây.
Hai là, người dân cư ngụ mới đến sẽ cần phải tuân theo, đồng thực hiện những chương trình hoạt động có tính xã hội giống như mình đã là một người dân chính cư ở đây vậy.
Ba là, người dân cư ngụ vẫn sẽ được có cơ hội được tham gia ứng cử vào những vị trí trong các cơ sở đào tạo tại địa phương đó nếu như họ có đủ bằng cấp và trình độ để có thể cạnh tranh.
Bốn là, người cư ngụ vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, đặc biệt là nghĩa vụ quân sự theo quy định ban hành dành cho thanh niên nước ta, nếu như khi đó có yêu cầu lệnh triệu tập.
Năm là, các chính sách hỗ trợ và phát triển vay vốn cũng như học tập thì quyền lợi được hưởng thì dù là dân chính cư hay dân ngụ cư thì đều được hưởng các chính sách ưu đãi ngang nhau.
Cuối cùng là, cần thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đóng góp cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất chung khi mà có yêu cầu, có kêu gọi tham gia.
Việc làm phát triển thị trường
3. Những điểm cần lưu ý khi cư ngụ tại một địa phương, khu vực nào đó
Là một người dân mới đến, mới hòa nhập vào một cộng đồng mới hoàn toàn xa lạ với họ. Cho dù hiện nay những định kiến cổ hủ không còn, những ác ý không thiện cảm cũng đã không còn mấy tồn tại, nhưng không vì thế mà chúng ta cho phép buông thả bản thân mà làm những gì mình thích mình muốn được. Nếu là một người cư ngụ mới đến, chắc chắn tôi sẽ phải nắm thuộc lòng cho mình những lưu ý sau đây:
Thứ nhất, dù là ở địa phương chính cư hay là địa phương mới ngụ cư thì chúng ta luôn phải có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường xung quanh đang sinh sống. Vì là người mới đến nên họ sẽ luôn nhìn những hành động ban đầu của bạn để đánh giá và xem xét bạn là con người như thế nào. Ở đây tôi nói nghĩa là ý thức của bạn sẽ quyết định tất cả bởi ông bà ta ngày xưa đã có câu “ thói quen hình thành nên tính cách, tính cách làm nên số phận” nên vì thế nếu muốn có được thiện cảm của mọi người thì bạn nên tạo cho mình những thói quen tốt, thói quen bảo vệ cộng đồng. Nếu như bạn có những hành động không bảo vệ thuần phong mỹ tục, có những hành vi phá phách thì sớm muộn bạn cũng bị mọi người xa lánh tẩy chay.
Thứ hai, có thái độ sống tích cực, chan hòa niềm nở với mọi người xung quanh. Chính nhờ những thái độ này sẽ giúp bạn sớm hòa nhập được vào cộng đồng mới, để từ đó bước vào trái tim thiện cảm đầy yêu thương của mọi người sớm hơn nhanh hơn. Bạn đừng câu nói cuộc sống tha phương cầu thực mà làm nhụt chí, không có gì là khó khăn nếu như bạn biết tận dụng cơ hội và biết cách mở lòng trước với mọi người.
4. Tìm hiểu chung về nhà cư ngụ chung
Nhà cư ngụ chung được xem là một hình thức có lợi cho tất cả mọi người trong căn nhà để có thể giảm bớt các phần chi phí lẫn nhau. Tuy nhiên cùng là những con người cư ngụ mới đến với nhau chắc chắn sẽ có rất nhiều vấn đề, nếu như chúng ta biết cách sống biết cách thỏa hiệp thì mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
4.1. Những lưu ý khi sống tại căn cư ngụ chung
Để có thể phòng tránh được những rủi ro không đáng có đáng tiếc sau này, chúng ta cần nên dắt túi cho mình những kinh nghiệm quý báu này:
Đầu tiên, bạn nên xem xét chủ nhà đó có đồng ý với việc ở đông ở nhiều người cư ngụ cùng một lúc hay không. Theo luật nếu đồng ý thì người cư ngụ phải đem cho chủ nhà hay các loại giấy tờ có liên quan khác nhằm mục đích thông báo và xin giấy phép từ chủ nhà.
Thứ hai, khi bạn đến ngồi nhà cư ngụ chung bạn có cần trả tiền thế chân cho người cũ hay không? Và nếu có thì cần phải trả cho ai? Khi bước vào một ngôi nhà chung mà có sẵn người ở trước đó rồi, chúng ta bây giờ là người đến sau, người đến ở chung với họ. Thì với trường hợp này bạn nên hỏi rõ người kia xem bạn có cần đóng góp tiền thế chân hay không, và nếu có thì có biên lai xác nhận đàng hoàng hay không.
Thứ ba, bạn đã ước lượng cho mình cần chuẩn bị là bao nhiêu cho chi phí khi đến một ngôi nhà cư ngụ mới chưa? Thông thường khi vào sống chung cùng với nhau thì tất cả mọi hóa đơn trong nhà từ tiền điện, tiền nước, tiền gas, tiền mua đồ sinh hoạt… tất cả sẽ được chia đều cho mọi người ở trong phòng với nhau. Khi đó nếu cẩn thận bạn sẽ kiểm tra lại những chi phí đang và đã tiêu cho các chi phí sinh hoạt chung để từ đó có thể tính toán thật kỹ choc ho tiêu của các bạn.
Thứ tư, là căn nhà cư ngụ chung này có nội quy hay luật điều gì không? Hiện nay rất nhiều căn cư ngụ chung đều có những quy định về người ở để nhằm mục đích bảo quản và quản lý ngôi nhà của họ một cách chặt chẽ hơn.
4.2. Cách thành lập căn cư ngụ chung
Để tốt nhất và dễ hiểu nhau hơn thì khi chúng ta muốn lập một căn một phòng căn cư ngụ chung thì chúng ta nên chọn những người mà mình quen biết, mà mình chơi cùng để tạo lập. Và khi đó bạn hãy đảm bảo chắc chắn rằng mọi quyền lợi và nghĩa vụ của các bạn trong phòng là ngang đều nhau. Và hợp đồng cần chứa những thông tin và yếu tố sau đây:
Phần tiền thuê nhà hàng tháng nên chia đều nhau để thanh toán: thông thường tiền thuê nhà sẽ được chia đều cho tất cả mọi người trong phòng với nhau, hoặc nếu cùng trong một căn rộng, có phòng to phòng nhỏ thì sẽ tùy theo thỏa thuận của các bạn mà chia tiền đóng ra.
Các loại hóa đơn đều sẽ được chia ra và mọi người cùng đóng góp để thanh toán.
Việc thu tiền từ mọi người sẽ được thống nhất theo cách thức nào?
Việc sinh hoạt trong căn nhà cư ngụ thì sẽ là chung nhau hay sống tách biệt với nhau.
Mức độ tiếng ồn trong ngưỡng nào được phép chấp nhận: điều này thực sự quan trọng bởi mỗi cá nhân có thói quen sở thích khác nhau, nên để hợp ý tất cả mọi người thì các bạn nên có một buổi ngồi họp chung để thảo luận về chúng: ví dụ như sáng sớm và ban đêm thì không được quá ồn do lúc đó là thời gian mọi người cần yên tĩnh để nghỉ ngơi.
Và bài viết trên đã cung cấp cho ta những thông tin mang tính chất hướng dẫn cho chúng ta rất nhiều trong việc làm người cư ngụ cũng như cách sống trong căn nhà cư ngụ. Vì thế mà hãy tiếp nhận và sử dụng thông tin một cách chính xác và thông minh nhé!
2297 0