Đại học tại chức là gì? Bằng đại học tại chức có giá trị không?
Theo dõi work247 tạiĐại học tại chức là gì? Hình thức này hoạt động như thế nào? Trong xã hội ngày ngay khi mà môi trường làm việc không ngừng được nâng cao thì những kiến thức chuyên môn bạn vẫn cần phải học hỏi nhiều qua các trường lớp. vậy tại sao bạn không chọn phương pháp là học Đại học tại chức? Hãy đọc bài viết dưới đây để có thể đưa ra được quyết định bạn nhé!
1. Đại học tại chức được hiểu như thế nào?
Để hiểu sâu hơn về khái niệm này thì các bạn cũng cần hiểu được hệ tại chức là hệ tương đương như hệ đại học, đều được đào tạo nâng cao năng lực và kiến thức chuyên môn. Nhưng khác nhau ở chỗ tại chức là dành cho các bạn đã tốt nghiệp chuyên ngành rồi, đã có việc làm hoặc bạn đang đi làm nhưng muốn được nâng cao trình độ hoặc bạn đang muốn học thêm một ngành khác để phục vụ cho khả năng thăng tiến trong sự nghiệp.
Bạn có thể vừa đi học vừa đi làm bởi chương trình học của đại học tại chức thường được sắp xếp vào các buổi tối, cuối tuần để các bạn có thể tham gia học được và lựa chọn chương trình học phù hợp với thời gian mà bạn có thể sắp xếp.
Và tên gọi Đại học tại chức được xuất phát từ các chương trình có “chính sách” của nước ta sau ngày lịch sử giải phóng để có thể tạo điều kiện học tập cho những cán bộ đã phải bỏ dở việc học của mình vào chiến tranh, chiến đấu vì tổ quốc.
Hiện nay, phần lớn các chương trình đào tạo tại chức đều là những chương trình đạo tạo “không chính quy”.
Vậy đại học tại chức là gì?
Đại học tại chức là một hình thức đào tạo dành cho những người vừa muốn đi làm vừa muốn được hoàn thiện kiến thức chuyển môn nghề nghiệp. Hoặc cũng có thể đối tượng là những người muốn được học và biết thêm chuyên môn của lĩnh vực khác.
Việc làm giáo dục tại Hà Nội
2. Quá trình đào tạo tại đại học tại chức
Chương trình học hệ tại chức dù là trình độ Đại học hay Cao đẳng đều được các trường đại học xây dựng, sàng lọc kĩ dựa trên cơ sở chương trình hệ chính quy. Dù trước kia nhiều người vẫn e dè vấn đề chất lượng của đại học tại chức không bằng với hệ đại học, sẽ không đáp ứng được yêu cầu đặt ra khi đi tìm việc làm ngành giáo dục nhưng các bạn nên yên tâm nội dung lẫn chất lượng chương trình học của hệ tại chức đều đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về nội dung giống như chương trình đại học chính quy đào tạo.
Về vấn đề các trường tổ chức đào tạo theo khóa hoặc hay năm học đều là khoảng thời gian để các bạn hoàn thành một chương trình cụ thể. Thời gian hoàn thành chương trình học theo hình thức đào tạo hệ tại chức cần phải được kéo dài hơn so với chương trình đó ở cùng trình độ hệ Đại học chính quy từ nửa năm có khi đến một năm. Bởi thời gian mỗi buổi học cũng như số buổi học của hai hệ này chênh lệch khá nhiều.
Căn cứ vào khối lượng kiến thức quy định dành cho các chương trình, Hiệu trưởng sẽ là người đưa ra lịch phân bổ số học phần cho từng học kỳ cũng như năm học.
Đầu khóa học Đại học tại chức thì sẽ thông báo hoàn toàn công khai nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình để các bạn có thể năm rõ được các vấn đề như: quy chế đào tạo, hình thức đào tạo, phương pháp giảng dạy, quyền cũng như nghĩa vụ của các bạn, đánh giá trình độ bằng cách tổ chức chương trình thi, kiểm tra…
Ngoài ra, cứ đầu năm học sẽ có những thông báo về lịch trình học của từng học kỳ của chương trình đào tạo tại chức. Đồng thời cũng liệt kê danh sách những học phần bắt buộc và tự chọn để các bạn nắm được. Còn phổ biến thêm những đề cương chi tiết học phần, điều kiện để có thể tham gia đăng ký học cho từng môn học_học phần, lịch kiểm tra và thi ( chi tiết cụ thể như hình thức kiểm tra, thi, giáo trình, tài liệu liên quan).
Đối với những lớp đào tạo tại chức theo hợp đồng tại các cơ sở giáo dục địa phương là trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên thì Hiệu trưởng cần phải căn cứ thêm điều kiện tổ chức đào tạo để có thể đưa ra được lịch học phù hợp nhất tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
Xem thêm: Giáo dục quốc phòng là gì? Những vấn đề về giáo dục quốc phòng
3. Bằng đại học chính quy với đại học tại chức có giá trị như nhau
Qua những thông tin trên thì các bạn cũng có thể thấy được chương trình đào tạo tại chức cũng giống như hình thức giảng dậy của đại học tại chức. Kể cả nội dung môn học đến quy trình kiểm tra, thi cũng như vậy.
Chính vì như vậy nên tháng 11/2018 vừa qua Quốc hội đã biểu quyết và thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến hệ đại học chính quy của Luật Giáo dục đại học với số biểu quyết 408 tán thành tức là 84,12% về vấn đề không phân biệt giá trị bằng đại học tại chức với bằng đại học chính quy. Và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.
Theo đó, Luật Giáo dục Đại học tại chức với đại học chính quy không còn phân biệt nữa, có giá trị ngang nhau. Tuy nhiên về hình thức thì vậy nhưng thực tế thì vẫn không thể vượt qua được rào cản cũng như hoài nghi, lo lắng về việc có chuẩn “đầu ra” của việc đào tạo. Vì vậy để có thể làm mọi người bớt lo lắng thì các cơ sở cũng như đại học đào tạo tại chức phải kiểm soát được đầu vào_hoạt động tuyển sinh, giảng dạy và đồng thời thắt chặt đầu ra.
Giữa hai hệ học này cũng có điểm khác nhau lớn nhất đó là nếu tốt nghiệp đại học chính quy thì trên tấm bằng đỏ sẽ được ghi là “Bằng tốt nghiệp đại học” còn đại học tại chức sẽ ghi là “ bằng tại chức”.
Việc làm giáo dục tại hồ chí minh
4. Nên lựa chọn học đại học tại chức hay đại học liên thông?
Từ xưa tới nay vấn đề phân biệt vùng miền, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị gia đình, xã hội… đã được loại bỏ từ lâu. Chính vì vậy đối tượng không có bị giới hạn và bất cứ người công dân nào cũng đều có thể tham gia đăng ký tuyển sinh miễn là đủ tiêu chuẩn quy định về pháp lý (có nghĩa là trừ những người không tuân thủ luật nghĩa vụ quân sự, đang bị truy tố trách nhiệm hình sự hoặc tố tụng, những người bị tước quyền dự thi, công an hoặc quân nhân chưa được thủ trưởng đồng ý ký duyệt cho đi học…)
Tuy nhiên thì về điều kiện tham gia dự tuyển vẫn có một số những quy định
- Tính đến thời điểm tuyển dụng, đã có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (giáo dục trung học) dưới hình thức giáo dục chính quy hay giáo dục thường xuyên, giáo dục trung học dạy nghề, cơ sở dạy nghề, trung học dạy nghề (gọi tắt là trưởng trung học), cao đẳng, trung học dạy nghề và đại học.
- Gửi đầy đủ, theo quy định như các thủ tục, tài liệu hợp lệ, giấy tờ hợp lệ và cả lệ phí đăng ký tuyển sinh.
- Áp dụng đầy đủ và tự nguyện các quy tắc và quy định liên quan đến quá trình đăng ký tham gia dự tuyển và đào tạo của Bộ giáo dục
Về vấn đề lớn mà nhiều bạn vẫn còn băn khoăn giữa việc học liên thông đại học hơn hay là học đại học tại chức hơn, nên work247.vn xin chia sẻ ít thông để giúp các bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất đối với mình.
- Bản chất hai loại hình học này đều như nhau, đều là học lên từ cấp bậc thấp hơn rồi lên đại học. Đặc biệt, đối tượng đăng ký tuyển sinh đều là người có mục đích chung là nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho sự thăng tiến trong công việc.
- Thời gian học: Chương trình liên thông bạn chỉ mất 2 năm học, còn học theo hệ đại học tại chức thì sẽ mất nhiều thời gian hơn.
- Hình thức học của hai loại hình này khác nhau
- Lợi ích nhận được khác nhau giữa hai hệ đào tạo:
Tại đại học thông thường, những người tham gia tuyển sinh thường là những cá nhân có nhu cầu học hỏi, cải thiện kiến thức và muốn phát triển sự nghiệp trong tương lai. Đối tượng này thường là những người trẻ tuổi hoặc không thể thực hiện ước mơ học đại học vì lý do nào đó.
Liên thông đại học tại chức: Thường là những người có công việc ổn định, muốn có bằng để vừa nâng cao nghiệp vụ chuyên môn vừa có thể nâng được bậc lương, thăng tiến hơn với tấm bằng.
Mặc dù bản chất thì giống nhau những mỗi loại hình đào tạo lại có một hình thức cũng như lợi ích khác nhau, hãy dựa vào những yếu tố đó để lựa chọn ra loại hình mình cảm thấy phù hợp nhất.
Tìm việc làm tư vấn giáo dục
5. Sau khi tốt nghiệp đại học tại chức vẫn được thi công chức
Theo những quy định hiện hành mới nhất của nhà nước về hệ tại chức thì giá trị tương đương như chính quy có nghĩa là cũng có những giá trị nhất định.
Có rất nhiều thông tin sai lệch về vấn đề liên thông đại học với đại học chính quy không được tham gia ứng tuyển vào công chức nhà nước hoặc là không được lựa chọn. Tuy nhiên các bạn cần chọn lọc thông tin trước khi đưa ra quyết định nhé.
Đặc biệt thi tuyển công chức là các bạn cần phải phân biệt và đảm bảo được chất lượng chứ không nhất thiết phải đem tấm bằng ra để định mức.
Thường thì tất cả cơ quan, tổ chức, các địa phương đều mong muốn tìm cách này qua cách khác để có thể lựa chọn tuyển dụng những người có năng lực thực sự vào làm việc chứ tấm bằng bây giờ không còn được coi quá quan trọng như trước.
Tuy nhiên, đào tạo được hệ tại chức cũng cần có một số lưu ý chất lượng để đảm bảo được chất lượng đầu ra chứ không thể đào tạo một cách tràn lan.
Xem thêm: Điều phối là gì? Và công việc của một nhân viên điều phối
6. Có chuyển đổi được bằng đại học tại chức thành chính quy không?
Theo luật mới hiện hành về vấn đề bằng đại học dù là chính quy hay là tại chức được quyết định ngày 01/07/2024 thì tất cả bằng đại học dù đào tạo theo hình thức nào thì cũng có giá trị ngang nhau chứ không có sự phân biệt nào hết.
Dựa vào quy định này thì sinh viên đang học những hệ tại chức này thì vẫn có thể yên tâm là cơ hội tìm được công việc mong muốn vẫn có nếu bạn thực sự có năng lực.
Như vậy để đạt được những cơ hội như mong muốn thì bạn nên cố gắng phấn đấu trau rồi kinh nghiệm, tích lũy kiến thức để có thể tự tin đảm nhận công việc và chứng minh được với người tuyển dụng để không cần phải lắng về vấn đề tấm bằng gì.
Với những hiểu biết được chia sẻ ở trên mong rằng sẽ giúp được các bạn đưa ra quyết định có nên học Đại học tại chức hay không? Chúc các bạn đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất với mình!
2219 0