Tìm hiểu công nghệ AR là gì? Góc tiếp cận đúng nhất về công nghệ AR
Tác giả: Linh Anh Nguyễn 30-08-2024
Nếu bạn đã từng tìm hiểu về trò chơi Pokemon GO thì có thể bạn đã từng nghe nói đến công nghệ thực tế tăng cường (công nghệ AR). Trò chơi Pokemon GO cho phép người chơi có thể tương tác với các Pokemon trên nền cảnh là thế giới thông qua màn hình điện thoại thông minh. Ngoài ra công nghệ AR còn được ứng dụng trong rất nhiều trường hợp khác nữa. Hãy cùng tìm hiểu xem công nghệ AR là gì và công nghệ AR có tác dụng như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu về công nghệ Thực tế tăng cường – Công nghệ AR
1.1. Góc tiếp cận đầu tiên về công nghệ AR
Thực tế tăng cường (AR – Augmented reality) là công nghệ cho phép mọi người “xếp chồng” các nội dung kỹ thuật số (hình ảnh, âm thanh, văn bản) lên nền cảnh là môi trường thế giới thực.
Công nghệ AR đã thu hút rất nhiều sự chú ý vào năm 2016 khi trò chơi Pokemon GO chính thức được ra mắt. Công nghệ AR được đưa vào trong tựa game này giúp cho người chơi có thể tương tác với các con Pokemon qua hình ảnh được “xếp chồng” lên thế giới thực thông qua camera và màn hình điện thoại thông minh.
Kể từ đó, công nghệ Thực tế tăng cường ngày càng trở nên phổ biến. Apple đã giới thiệu nền tảng ARKit của mình vào năm 2017 và Google đã tung ra các nguyên mẫu API web vào cuối năm đó. Và sau đó là tin đồn về sự xuất hiện của sản phẩm kính AR của Apple sẽ cho phép người đeo có trải nghiệm AR mà không cần nhìn xuống điện thoại.
Nói cách khác, AR đang trên đà trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày.
Xem thêm: Khoa học và công nghệ là gì? Chủ trương định hướng phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam
1.2. Bản chất của công nghệ AR
Vậy chính xác thì công nghệ AR là gì mà lại có tác dụng “thần kỳ” đến như vậy?
Công nghệ AR – Thực tế tăng cường – là công nghệ cho phép các yếu tố hình ảnh thực tế được tăng cường với các thành phần kỹ thuật số thông qua rất nhiều thuật toán vô cùng phức tạp.
Các ứng dụng AR được sử dụng phổ biến nhất hiện nay chủ yếu là dựa trên điện thoại thông minh để giới thiệu thế giới được tăng cường kỹ thuật số đó. Người dùng có thể kích hoạt camera của điện thoại thông minh, quan sát thế giới thực xung quanh họ trên màn hình và dựa vào ứng dụng AR để “nâng cao” thế giới đó theo bất kỳ cách nào thông qua tác dụng của lớp phủ kỹ thuật số.
Một số tác vụ mà công nghệ AR có thể thực hiện bao gồm:
- “Xếp chồng” các hình ảnh, thông tin kỹ thuật số hoặc mô hình 3D
- Thêm chỉ đường thời gian thực
- Chèn nhãn dán
- Thay đổi màu sắc
- Thay đổi giao diện của người dùng hoặc môi trường của họ thông qua các “bộ lọc” quen thuộc trên Instagram, Snapchat…
Công nghệ AR đang ngày càng được tối ưu hóa để có thể sử dụng được trên càng nhiều các thiết bị điện tử khác nhau.
1.3. Ứng dụng của công nghệ AR
Vậy với những đặc điểm trên, công nghệ AR có thể được sử dụng cho những mục đích cụ thể nào?
Ngày nay công nghệ AR được ứng dụng rộng rãi. Trên thực tế, ở thời điểm hiện tại, gần như mọi ngành công nghiệp đều đã và đang tìm cách áp dụng công nghệ AR để cải thiện quy trình và kết quả.
Nhìn chung công nghệ AR được sử dụng phổ biến nhất cho một số mục đích sau đây.
1.3.1. Đào tạo và giáo dục
Các hướng dẫn dựa trên AR sẽ sinh động và trực quan hơn rất nhiều, cho phép mọi người thực hiện các nhiệm vụ mới dễ dàng và nhanh chóng hơn so với các phương pháp đào tạo truyền thống (chẳng hạn như thông qua sách hướng dẫn). Khi các thiết bị có thể dễ dàng mang theo được như kính thông minh hỗ trợ AR, danh bạ AR và tai nghe AR ngày càng phổ biến rộng rãi, tiềm năng đào tạo thông qua công nghệ Thực tế tăng cường (AR) sẽ ngày càng lớn.
1.3.2. Giải trí
Công nghệ AR đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển ngành giải trí lên một tầm cao mới. Chẳng hạn, vào năm 2012, một hình chiếu ba chiều của Tupac Shakur đã xuất hiện trên sân khấu với Snoop Dogg tại Coachella. Một vài ban nhạc cũng đã đưa ra "Quarantour", nghĩa là một chuyến lưu diễn được hỗ trợ bởi công nghệ AR để thay thế cho các buổi biểu diễn trực tiếp mà họ đã phải hủy bỏ vì nhiều lý do.
1.3.3. Chơi game
Trên thị trường trò chơi toàn cầu hiện nay, có từ hàng chục đến hàng trăm trò chơi khác nhau có kết hợp các yếu tố AR trong cơ chế. Sự phổ biến của các trò chơi AR không có gì đáng ngạc nhiên, và có lẽ đây cũng là một kết quả tất yếu bởi vì chơi game là một trong những ứng dụng ban đầu rõ ràng nhất mà qua đó nhiều người đã nhận thức được nhiều hơn về tác dụng tuyệt vời của công nghệ AR và VR.
1.3.4. Bán hàng
Ngày nay, hầu như bạn có thể “dùng thử” hoặc xem thử nhiều loại hàng hóa trước khi mua qua việc ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường. Nhiều ứng dụng cho phép bạn “dùng thử” mỹ phẩm trên khuôn mặt của mình thông qua công nghệ AR. Một số thương hiệu lại mang đến cơ hội “xem” đồ đạc trong nhà của bạn. Nhiều nhãn hiệu sơn cũng cho phép bạn xem trước màu sắc trên tường của bạn. Nhiều cửa hàng giúp bạn có thể “thử” gọng kính mà không cần đến địa điểm cửa hàng hoặc đặt hàng mẫu. Trong bối cảnh Thương mại điện tử phát triển, các ứng dụng AR cho Thương mại điện tử đang dần trở thành tiêu chuẩn cho nhiều nhãn hàng và doanh nghiệp.
Ngày nay, hầu hết các trải nghiệm công nghệ AR đều được thực hiện thông qua điện thoại thông minh. Tuy nhiên, sự phát triển của các thiết bị AR tiên tiến hơn (như kính AR của Apple hay Hololens của Microsoft) có thể mở ra cánh cửa mới cho nhiều ứng dụng hơn nữa của AR trong càng nhiều lĩnh vực.
Các ứng dụng của công nghệ AR vẫn đang tiếp tục được mở rộng sang các lĩnh vực mới, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe, sản xuất, tiện ích, viễn thông, giáo dục, an toàn công cộng…
2. Sự nhầm lẫn giữa công nghệ AR và công nghệ VR
Một số người có vẻ như vẫn có những sự nhầm lẫn nhất định về công nghệ AR. Bởi vậy để hiểu chính xác bản chất của công nghệ AR cùng work247 đề cập đến những hiểu lầm về công nghệ này nhé.
Hiểu lầm cơ bản và có lẽ là phổ biến nhất đó là sự nhầm lẫn giữa công nghệ AR và công nghệ VR.
Công nghệ AR không cho phép người sử dụng hoàn toàn nhập vai vào một nhân vật ảo và đi khám phá thế giới ảo như Công nghệ thực tế ảo (VR). Trong khi để sử dụng công nghệ VR yêu cầu người dùng trang bị một bộ tai nghe đặc biệt và họ sẽ được đưa vào một thế giới kỹ thuật số hoàn toàn, thì công nghệ AR cho phép người sử dụng tiếp tục tương tác với thế giới vật lý xung quanh mình.
Xem thêm: Công nghệ IOT là gì? Giả đáp mọi thắc mắc về công nghệ IOT
3. Công nghệ AR và tác dụng “khổng lồ” trong ngành Thương mại
Công nghệ thực tế tăng cường (AR) có khả năng cải thiện nhiều khía cạnh của trải nghiệm khách hàng, ngay cả khi trải nghiệm đó xảy ra trong phạm vi không gian sống của khách hàng. Công nghệ AR kết hợp thế giới thực và ảo trong thời gian thực với việc cung cấp các trải nghiệm mua sắm một cách trực quan hơn rất nhiều.
Trong thời đại mà Thương mại điện tử đang “lên ngôi” và trên đà phát triển với một tốc độ chóng mặt, thì công nghệ AR là một công cụ trực quan hóa mạnh mẽ mà các thương hiệu trong các ngành có thể tận dụng để tăng cường thêm mối quan hệ của họ với khách hàng nhằm mục đích cuối cùng là tăng cao lợi nhuận của họ.
Như vậy bạn đã hiểu được công nghệ AR là gì và những tác dụng tuyệt vời do công nghệ AR mang lại. Công nghệ AR ngày càng được quan tâm phát triển và ứng dụng nhiều hơn trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Trong tương lai, cùng với sự phát triển ngày càng tiên tiến hơn của công nghệ, việc mỗi người đều có thể tiếp cận với các ứng dụng của công nghệ AR có lẽ cũng không còn quá xa vời.