Những thông tin cần thiết trong hồ sơ xin việc nhà nước
Tác giả: Trần Hải Minh 18-05-2024
Làm việc trong cơ quan nhà nước xưa nay vẫn được nhiều người theo đuổi bởi sự ổn định lâu dài của nó. Đương nhiên để xin việc trong nhà nước bạn cần chuẩn bị về hồ sơ xin việc nhà nước. Bạn có biết trong hồ sơ đó mình thiếu sót những gì không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết bên dưới đây nhé!
1. Bạn cần chuẩn bị những gì trong hồ sơ xin việc nhà nước
Trước tiên khi muốn làm việc tại một đơn vị nào đó thì bạn cần chuẩn bị đó chính là hồ sơ xin việc để gửi đến nhà tuyển dụng. Làm việc trong nhà nước cũng vậy, thế nhưng liệu hồ sơ xin việc vào nhà nước có khác so với hồ sơ xin việc các công ty bình thường hay không? Cùng khám phá xem nhé!
- Bạn cần chuẩn bị sơ yếu lý lịch (trong đó bao gồm có 1 ảnh 4x6, sơ yếu lý lịch đã được viết và được công chứng)
- Cần phải có đơn xin việc (đối với đơn xin việc thì cần phải có xác nhận của người thân, những người có cùng quan hệ huyết thống hoặc người đại diện hợp pháp của bạn)
- Cần phải có giấy khám sức khỏe (xác nhận của cơ sở y tế khám chữa bệnh, đảm bảo độ chính xác tuyệt đối)
- Cần phải có giấy khai sinh bản sao và có công chứng, chứng thực
- Cần có chứng minh nhân dân bản photo đã được công chứng
- Cần có sổ hộ khẩu bản photo và đã được công chứng
- Bên cạnh đó bạn còn phải chuẩn bị giấy báo trúng tuyển trong đợt thi công chức, quyết định của địa phương về chức vụ mà bạn được phân công làm việc. Có thể nói, giấy báo này là một yếu tố thể hiện sự khác nhau giữa hồ sơ xin việc nhà nước và hồ sơ xin việc công ty thông thường.
Lưu ý: đối với ảnh 3x4 hoặc 4x6 để dán vào sơ yếu lý lịch, những giấy tờ trong hồ sơ bạn cần phải đảm bảo làm theo đúng yêu cần của cơ quan, đơn vị mà bạn đang muốn xin vào làm việc. Bởi nhà nước làm việc sẽ khá quy củ và nghiêm túc, chính vì thế mà nếu như bạn không muốn mất điểm thì hãy cẩn thận chuẩn bị thật tốt nhé.
Đó chính là những gì giấy tờ, thông tin mà trong bộ hồ sơ xin việc vào nhà nước cần phải có, bạn không những phải nắm chắc các giấy tờ cần thiết mà đối với cách trình bày các nội dung trong từng loại giấy tờ cũng cần phải biết. Thông thường chỉ những người hay tiếp xúc thì mới có kinh nghiệm để trình bày sao cho đúng. Nếu như bạn là người mới, chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này thì đừng vội bỏ lỡ những nội dung tiếp theo đây nhé.
Việc làm Công chức - Viên chức
2. Cách trình bày một số loại giấy tờ trong bộ hồ sơ xin việc nhà nước
2.1. Hướng dẫn cách trình bày sơ yếu lý lịch
Sơ yếu lý lịch cũng giống như một bản giới thiệu những thông tin tổng quát nhất về bản thân của bạn. Chỉ cần nhìn vào sơ yếu lý lịch là có thể nhận biết được những thông tin cơ bản nhất như: họ tên bạn, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, trình độ học vấn, kinh nghiệm, thành phần gia đình,...mà đặc biệt đối với một công chức nhà nước thì việc cần có một sơ yếu lý lịch là điều kiện cần thiết và bắt buộc.
2.1.1. Trình bày thông tin cá nhân trong sơ yếu lý lịch
Đối với mục thông tin chi tiết cá nhân thì bạn cần phải đảm bảo trình bày đúng, chính xác không được sai sự thật. Đây là những thông tin rất dễ để viết, hầu như bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin của mình là được. Trong đó các mục cần chú ý như:
+ Họ và tên
+ Giới tính
+ Ngày tháng năm sinh
+ Địa chỉ nơi đăng ký thường trú: Trong quá trình làm việc và sinh sống có thể bạn đã thay đổi rất nhiều nơi ở. Thế nhưng đối với hộ khẩu đăng ký thường trú chỉ có một và bạn hãy ghi theo đúng trên chứng minh nhân dân của mình.
+ Nơi ở hiện tại: Tức là nơi mà bạn đang sinh sống hiện nay
+ Số chứng minh thư (chứng minh thư hoặc thẻ căn cước) bạn cần phải ghi đầy đủ, chính xác số, ngày cấp và nơi cấp chứng minh thư của mình.
+ Bí danh (tên gọi khác): Nếu như có thì bạn ghi vào, còn nếu không có thì có thể ghi không.
Bên cạnh những thông tin trên thì trong phần thông tin cá nhân trong sơ yếu lý lịch bạn còn phải trình bày thêm các nội dung nữa như: thành phần tôn giáo, dân tộc, thông tin về hoàn cảnh gia đình (sau cải cách ruộng đất hoặc sau cải cách công thương nghiệp, gia đình là tầng lớp nào?). Bạn cũng cần ghi rõ về thành phần bản thân ở những thời điểm nhất định.
Đó chính là những thông tin cơ bản và cần thiết nhất về thông tin chi tiết cá nhân. Sau khi viết xong bạn đừng quên dán ảnh vào đúng ô góc bên trái của sơ yếu để đem đi công chứng nhé.
2.1.2. Trình bày phần trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch
Trong phần trình độ học vấn này thì bạn cần phải bảo đảm những thông tin như: trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ, ngày kết nạp Đoàn, ngày kết nạp Đảng.
+ Về trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa sẽ không giống với trình độ học vấn đâu nhé, bởi nó được xem xét ở cấp độ xóa mù chữ. Nếu như tốt nghiệp lớp 9 thì ghi là 9/12, nếu như học hết lớp 10 thì ghi là 10/12, tốt nghiệp hết lớp 12 thì ghi là 12/12.
+ Về trình độ ngoại ngữ: Không phải ai cũng có trình độ ngoại ngữ, chính vì thế mà nếu như bạn có các chứng chỉ, bằng cấp liên quan đến tiếng Anh, ngoại ngữ nào đó thì có thể ghi vào.
+ Về thông tin ngày kết nạp Đảng, Đoàn thì bạn có thể xem ở sổ đảng viên, đoàn viên để có thông tin chính xác nhất.
Bên cạnh đó thì bạn còn phải trình bày thêm về thông tin nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của bản thân, vị trí công việc hiện tại. Thông tin phần này cũng khá quan trọng, nó thể hiện rõ về trình độ chuyên môn của bạn, chính vì thế mà bạn không nên bỏ qua nhé.
2.1.3. Trình bày phần quá trình hoạt động của bản thân
Đối với sơ yếu lý lịch, quá trình hoạt động của bản thân trong một khoảng thời gian nhất định chứng minh được bạn đã làm gì và hoạt động tại đâu, xem có đạt đủ tiêu chí hay không? Cái này cũng là một trong những minh chứng cho xuất thân của bạn. Trong sơ yếu lý lịch đã phân chia rõ về giai đoạn cho bạn, bạn chỉ cần căn cứ vào thực tế của mình và điền sao cho đúng là được.
Cuối cùng chính là phần khen thưởng, thành tích và kỷ luật. Nếu như có thì bạn hãy ghi, còn không có thì có thể ghi không.
Cách khai hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch
2.2. Hướng dẫn cách trình bày đơn xin việc trong hồ sơ xin việc nhà nước
Đơn xin việc là một trong số giấy tờ không thể thiếu được. Đối với đơn xin việc, tốt nhất bạn nên xem yêu cầu của cơ quan, đơn vị đó như thế nào, có phải theo mẫu sẵn hay không? Thông thường hiện nay đều sử dụng mẫu đơn có sẵn tải ở trên mạng xuống. Bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin trong đơn yêu cầu là được.
- Trong phần mở đầu của đơn, chính là những nội dung thông tin cá nhân của chính bạn như: họ tên, năm sinh, địa chỉ, họ tên bố mẹ, nơi làm việc của bố mẹ,…
- Phần giữa của đơn xin việc: Phần này rất quan trọng bởi đa phần nhà tuyển dụng sẽ để ý đến phần này nhiều hơn. Bạn cần phải trình bày được lý do bạn muốn làm việc ở đây, nguyện vọng đối với công việc ứng tuyển đó như thế nào? Đối với phần lý do, cần phải trình bày một cách rõ ràng, nhưng ngắn gọn trong khoảng 3 – 4 dòng. Tránh viết dài dòng, lan man làm loãng đơn xin việc của bạn.
- Phần cuối cùng của đơn xin việc chính là lời cam kết: lời cam kết này đã được viết sẵn, bạn chỉ cần đọc và ký rõ họ tên của mình là xong.
2.3. Đối với giấy khám sức khỏe trong hồ sơ
Thông thường đối với bất kỳ một nhà tuyển dụng nào cũng đều mong muốn ứng viên của mình đảm bảo sức khỏe tốt để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để chứng minh cho điều này thì ứng viên luôn cần chuẩn bị cho mình một giấy khám sức khỏe và được chứng thực bởi bệnh viện.
Giấy khám sức khỏe này bạn có thể đến các bệnh viện lớn, công lập để thực hiện khám sức khỏe toàn diện. Sau khi khám xong bác sĩ sẽ ký và đóng dấu cho bạn.
Đó chính là một số giấy tờ cần thiết và cách trình bày chúng trong hồ sơ xin việc nhà nước. Bạn nên nắm chắc những thông tin này để có khâu chuẩn bị chu đáo và tốt hơn.
3. Những giấy tờ cần phải công chứng trong hồ sơ
Trong hồ sơ xin việc nhà nước thì có chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh bản sao của 3 loại giấy tờ này bạn sẽ phải nộp lại cho cơ quan đơn vị mà bạn xin việc để họ chứng thực lại các thông tin bạn viết trong hồ sơ, chứng minh về nguồn gốc và xuất thân của bạn. Đối với 3 loại giấy tờ này thì bạn cần phải đem photo và công chứng. Thời gian sử dụng bản công chứng là 6 tháng kể từ ngày bạn công chứng, nếu như đã quá 6 tháng thì bạn phải đem đi công chứng lại.
Còn các loại giấy tờ khác như: bằng cấp, chứng chỉ, giấy chứng nhận khóa học, đào tạo và huấn luyện,…bạn chỉ cần đem đi photo và công chứng là được.
Lưu ý: Chứng chỉ ngoại ngữ thì bạn không thể đem đi công chứng ngay được mà phải đến địa điểm dịch thuật có công chứng. Sau khi dịch thuật xong chứng chỉ của bạn thì họ mới công chứng được.
Làm việc trong cơ quan nhà nước từ trước đến nay vẫn luôn là mục tiêu của rất nhiều người, trong đó đa phần là các bạn trẻ mong muốn có công việc ổn định về sau. Tuy nhiên con đường trở thành công chức, viên chức nhà nước thì lại không hề đơn giản chút nào. Bạn không những cần bằng cấp, trình độ chuyên môn phù hợp, không những cần tác phong làm việc chuyên nghiệp mà còn phải vượt qua kỳ thi tuyển công chức nữa. Kỳ thi này được đánh giá là khá gắt gao, chính vì thế mà % số người đỗ rất ít. Chỉ khi bạn vượt qua kỳ thi tuyển công chức và được giấy báo kết quả trúng tuyển của cơ quan có thẩm quyền thì mới được cho là đủ điều kiện. Giấy báo trúng tuyển này là một điều kiện bắt buộc mà cá nhân cần phải có khi làm hồ sơ xin vào nhà nước. Nó cũng là yếu tố thể hiện khác biệt giữa hồ sơ xin việc nhà nước và hồ sơ xin việc thông thường.
Như vậy chúng ta cũng đã cùng nhau tìm hiểu xong về hồ sơ xin việc nhà nước, mong rằng với những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn.