Inbound Logistics là gì? Sự khác biệt giữa Inbound và Outbound
Tác giả: Linh Anh Nguyễn 30-08-2024
Inbound Logistics và Outbound Logistics là yếu tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Các quá trình này ảnh hưởng đến sản xuất, lợi nhuận và cung ứng dịch vụ khách hàng. Có rất nhiều thách thức trong việc vận dụng Logistics một cách đúng đắn và chi phí phải bỏ ra nếu không hoàn thiện các quy trình này có thể rất lớn. Hãy cùng tìm hiểu bản chất Inbound Logistics là gì và sự khác nhau giữa Inbound Logistics và Outbound Logistics trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hiểu đúng bản chất Inbound Logistics là gì?
1.1. Inbound Logistics là gì?
Inbound Logistics là thuật ngữ chỉ phương thức áp dụng trong quá trình vật liệu và những hàng hóa khác được đưa vào một công ty. Quy trình này bao gồm các bước đặt hàng, tiếp nhận, lưu trữ, vận chuyển và quản lý nguồn cung cấp.
Inbound Logistics chủ yếu tập trung vào phần “cung” của phương trình cung cầu nguyên vật liệu và hàng hóa trong doanh nghiệp sản xuất.
Xem thêm: Những điều bạn nên biết khi tìm hiểu quản trị logistics là gì
1.2. Các hoạt động Inbound Logistics
Logistics có mặt trong suốt chuỗi cung ứng hàng hóa, từ khi bắt đầu tìm kiếm và nhập nguyên vật liệu, đến quá trình sản xuất và cuối cùng là quá tình vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng.Trong đó, Inbound Logistics là yếu tố chủ đạo đảm nhiệm quá trình nhập và lưu trữ nguyên vật liệu hoặc hàng hóa.
Để hiểu rõ hơn về Inbound Logistics, hãy cùng work247.vn tìm hiểu về những hoạt động Inbound Logistics nhé.
- Tìm nguồn cung ứng mua nguyên vật liệu hoặc hàng hóa: Xác định và đánh giá các nhà cung cấp tiềm năng, nhận báo giá, đàm phán và phân loại, quản lý danh sách các nhà cung cấp.
- Đặt hàng / Mua hàng: Doanh nghiệp sản xuất tiến hành việc mua hàng hóa và những nguyên vật liệu cần thiết, đồng thời ước lượng thời điểm mua hàng sao cho việc sản xuất diễn ra liên tục và không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.
- Vận chuyển: Quyết định xem nên sử dụng xe tải, máy bay, tàu hỏa hay phương tiện khác để vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó doanh nghiệp Logistics cũng lựa chọn tốc độ giao hàng hóa hoặc nguyên vật liệu, ký hợp đồng với các nhà cung cấp bên thứ ba cũng như làm việc với các nhà cung cấp về giá cả và lộ trình.
- Tiếp nhận: Tiếp nhận hàng hóa hoặc nguyên vật liệu, bốc dỡ hàng và kiểm kê hàng đảm bảo đứng với đơn đặt hàng.
- Xử lý: Di chuyển hàng hóa hoặc nguyên vật liệu đã nhận về sân bãi hoặc bên nhận hàng.
- Vận hàng: Chuyển hàng từ bến nhận hàng về kho bãi tạm thời của doanh nghiệp Logistics.
- Lưu trữ và nhập kho: Quản lý các nguyên vật liệu trước khi chúng được đưa vào sản xuất hoặc giao hàng cho khách hàng. Doanh nghiệp Logistics chịu trách nhiệm đảm bảo các mặt hàng được đặt ở vị trí hợp lý và đáp ứng các điều kiện bảo quản phù hợp.
- Quản lý hàng tồn kho: Quyết định loại và số lượng nguyên vật liệu hoặc hàng hóa nên lưu trữ và địa điểm lưu trữ.
- Quản lý tiến độ và lịch trình nguyên vật liệu được giao đến cơ sở doanh nghiệp Logistics.
- Phân phối: vận chuyển hàng hóa hoặc nguyên vật liệu theo đúng đơn hàng đến doanh nghiệp sản xuất.
- Theo dõi: Kiểm tra thông tin chi tiết về các đơn đặt hàng, chẳng hạn như vị trí lưu kho và các giấy tờ khác như biên lai, giấy giao nhận hàng…
- Logistics ngược: Vận chuyển hàng hóa từ khách hàng trở lại vì các lý do như trả lại hàng, lỗi, vấn đề trong khâu giao hàng, sửa chữa và tân trang…
1.3. Những thử thách trong lĩnh vực Inbound Logistics
Những thách thức chính của Inbound Logistics là chi phí cao, ngày giao hàng không chắc chắn và thời gian giao hàng không thể đoán trước. Những điều này làm cho các doanh nghiệp khó có thể tính toán duy trì mức tồn kho lý tưởng cũng như cải thiện hiệu quả và năng suất của nhà kho.
Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về một số thách thức Inbound Logistics hiện đang gặp phải nhé.
1.3.1. Inbound Logistics không hiệu quả
Một số công ty hoặc doanh nghiệp sản xuất bắt buộc phải tiêu tốn quá nhiều ngân sách cho việc vận chuyển. Để cắt giảm chi phí này, các doanh nghiệp sản xuất cần thương lượng mức giá ưu đãi với các doanh nghiệp Logistics và hợp nhất các chuyến hàng để tạo thành những chuyến hàng lớn. Doanh nghiệp sản xuất cũng có thể đặt các tiêu chuẩn tuân thủ đầu vào của nhà cung cấp (VICS) về giá cả và dịch vụ. Ngoài ra, phân tích quá trình vận chuyển hàng hóa cũng có thể giúp xác định bất kỳ sự lãng phí thời gian hoặc tiền bạc nào để có phương án giải quyết thích hợp.
1.3.2. Sự thiếu hụt thông tin
Một thách thức khác mà các doanh nghiệp sản xuất thường xuyên gặp phải đó là không biết chính xác vị trí của một lô hàng, khi nào hàng sẽ đến và giá cả là bao nhiêu. Sự thiếu hụt thông tin này khiến một số doanh nghiệp sản xuất phải xây dựng thêm kho để chứa hàng tồn kho, đặt mua hàng quá sớm hay bị chậm trễ trong quá trình sản xuất và giao hàng cho khách hàng.
Để giải quyết vấn đề này, hệ thống thông tin thời gian thực đã ra đời cho phép một doanh nghiệp sản xuất theo dõi tình trạng các lô hàng và giao tiếp với các nhà cung cấp để đảm bảo dữ liệu chính xác và thông tin thường xuyên được là, mới.
1.3.3. Tăng giảm đột ngột trong việc giao và nhận hàng
Nếu không có kế hoạch phù hợp, các doanh nghiệp Logistics có thể hoàn thành việc giao hàng cùng lúc quá nhiều. Do đó, sân bãi của họ bị tắc nghẽn bởi các xe tải, khiến các tài xế bối rối không biết nên sử dụng bến nào.
Việc giao hàng đạt đỉnh điểm và tạm lắng xuống cũng khiến việc tiếp nhận hàng hóa trở nên khó khăn hơn.Quy trình tiếp nhận yếu kém dẫn đến sai sót và tình trạng tồn kho lâu ngày của hàng hóa hoặc nguyên vật liệu.
Đã có nhiều giải pháp được đưa ra như lập lịch trình đến, định tuyến giao hàng đến các bến tàu cụ thể và duy trì tốc độ nhất quán suốt cả ngày. Một phương pháp khác cũng thường được sử dụng đó là là cross-docking, trong đó bộ phận tiếp nhận khớp với số lượng hàng tồn kho để xây dựng đơn đặt hàng. Khi công nhân bốc dỡ hàng hóa, họ chuyển trực tiếp đến một bến tàu khác để chất lên xe tải xuất bến mà không cần lưu trữ.
1.3.4. Vấn đề xử lý hàng trả lại
Nhiều doanh nghiệp chưa có phương pháp hợp lý để xử lý hàng hóa trả lại, dẫn đến ảnh hưởng doanh thu khi hàng hóa không được đưa trở lại kho nhanh chóng. Số lượng hàng tồn kho không chính xác và mức độ hài lòng của khách hàng giảm xuống cũng là những vấn đề đáng được quan tâm.
1.3.5. Sự cân bằng cán cân cung và cầu
Việc đảm bảo đủ nguồn cung cấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng có thể trở nên khó khăn do tính thời vụ, ảnh hưởng cạnh tranh, điều kiện kinh tế, biến động giá cả nguyên vật liệu, dao động trong chu kỳ bán hàng và nhiều nguyên nhân khác nữa.
Cách tốt nhất để cân bằng cung và cầu là thông qua dữ liệu. Sử dụng các phần mềm có thể theo dõi và khớp thông tin đơn hàng và quy trình đặt hàng cũng là một giải pháp. Đồng thời doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp Logistics cũng có thể theo dõi trạng thái giao hàng và vị trí của hàng hóa.
Xem thêm: Dịch vụ logistics là gì? Tìm hiểu về quy trình Logistics
2. Sự khác nhau giữa Inbound Logistics và Outbound Logistics
Sự khác biệt chính giữa Inbound Logistics và Outbound Logistics đó là sản phẩm và hàng hóa được giao cho ai.
Trong bối cảnh nhà kho đáp ứng các đơn đặt hàng trực tiếp đến người tiêu dùng, Inbound Logistics liên quan đến việc nhận hàng từ nhà máy sản xuất hoặc nhà cung ứng sản phẩm, trong khi đó Outbound Logistics tập trung vào việc giao sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
Như vậy bạn đã hiểu được Inbound Logistics là gì và các hoạt động Inbound Logistics trong thực tế. Hiệu quả của chuỗi vận chuyển và cung ứng phụ thuộc rất lớn vào Inbound Logistics và Outbound Logistics. Hiện nay nhu cầu nhân lực trong ngành Logistics là rất lớn. Đây cũng là một trong những ngành có tính ổn định cao và cơ hội phát triển rất tốt.