Scripting là gì? Hướng dẫn bạn cách viết kịch bản hấp dẫn
Tác giả: Diệp Lạc 30-07-2024
Scripting là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, công việc; tuy nhiên, nó được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực nghệ thuật, truyền hình và phim ảnh. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến bạn bài viết về scripting là gì? Hướng dẫn bạn cách viết kịch bản hấp dẫn.
1. Scripting là gì? Các yếu tố chính trong scripting?
1.1. Thông tin về scripting
Scripting được biết đến là kịch bản, bản mô tả chi tiết của một câu chuyện có nội dung truyền tải. Bạn có lẽ đã quá quen thuộc với từ này phải không? Không chỉ xuất hiện trong các bộ phim, TVshow, quảng cáo,… kịch bản xuất hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày, trong lĩnh vực kinh doanh.
Kịch bản là bản mô tả, phác thảo về câu chuyện cụ thể, nó phải bao gồm đầy đủ các yếu tố và chi tiết như: hình ảnh, âm thanh, cảm giác, cử chỉ, hành động, cảm giác, biểu cảm,…tùy vào từng mục đích cụ thể, kịch bản sẽ được xây dựng thành các đoạn dài ngắn khác nhau; chia thành từng giai đoạn cụ thể. Mỗi giai đoạn và phân cảnh đều có nội dung riêng biệt.
Trong lĩnh vực kinh doanh, để chuẩn bị đầu tư kinh doanh hay mở rộng sản xuất; bán hàng, ký kết hợp đồng; nhân viên luôn luôn phải có một kịch bản cho mình trước khi bắt tay vào làm việc. Ví dụ: Đối với một nhân viên telesales của bất động sản; trước khi gọi điện cho khách; họ phải dành thời gian lên kịch bản xem phải nói với khách hàng về vấn đề gì, nên nói như thế nào?
Mục đích chính là để thu hút sự quan tâm, chú ý và truyền tải được nội dung cốt lõi đến khách hàng. Tuy nhiên, kịch bản này sẽ có mức độ phức tạp và chi tiết thấp hơn rất nhiều so với các kịch bản phim, đặc biệt là phim truyền hình dài tập.
Thông thường, chúng ta dễ dàng bắt gặp và đánh giá được một cách chính xác nhất là kịch bản truyền hình, kịch bản quảng cáo, kịch bản TVC,… chúng được tạo dựng bởi các biên kịch (writer); dựa trên một câu chuyện thực tế, hay các câu truyện trong tác phẩm văn học.
1.2. Các yếu tố chính trong scripting
Scripting được tạo nên bởi 3 yếu tố chính: nhân vật, cốt truyện và lời thoại của nhân vật. Trong đó, nhân vật có vai trò nền tảng, nắm giữ vai trò truyền tải nội dung câu chuyện đến với khán giả, cốt truyện là xương sống, giúp bộ phim hay câu chuyện có sự xuyên suốt trong quá trình tạo dựng và lời thoại là linh hồn chính của mỗi kịch bản; đánh thẳng vào trí óc, nhận thức của người xem.
Nhân vật thể hiện trong tác phẩm phải có sự liên kết chặt chẽ với phần nội dung cốt truyện; các yếu tố về ngoại hình, tính cách, trang phục,… có mục tiêu và nhiệm vụ rõ ràng trong từng nội dung phân cảnh; nếu tính cách nhân vật không được thể hiện một cách nhất quán sẽ gây cảm giác hụt hẫng sẽ làm cho bộ phim, quảng cáo bị rời rạc; không truyền tải được thông điệp hay truyền tải vụng về.
Biên kịch có thể khéo léo đưa ra các thông điệp trong từng chi tiết, hành động, ánh mắt, nụ cười hay chỉ đơn giản là một cái nhếch mép của nhân vật.
Ví dụ: Tác phẩm “đường về bà ngoại” của truyền hình Hàn Quốc là bộ phim có thông điệp truyền tải rõ ràng; được thể hiện xuất sắc thông qua khả năng diễn xuất của cậu nhóc bé con và bà ngoại; từng hành động khó chịu, không vừa lòng, đến sự quan tâm, đưa bà cái bánh; đã đem lại vô vàn cảm xúc cho người xem, từ vui vẻ đến nghẹn ngào; chạm đến sâu thẳm trái tim mỗi khán giả.
Cốt truyện được phân chia và có bộ cục cụ thể khác nhau đối với từng thể loại cụ thể: kinh doanh, truyền hình, show thực tế, điện ảnh, phim ngắn, thời sự, quảng cáo,... Đối với một kịch bản phim, nó được phân chia thành 3 hồi 8 nhịp cụ thể.
Hồi 1: Giới thiệu bối cảnh đang diễn ra, là quá khứ, hiện tại hay tương lai; nhân vật phản diện hay nhân vật chính sẽ có sự xuất hiện ngay trong phần này; trong hồi 1, sẽ có 2 nhịp diễn biến chính: nêu bối cảnh và tạo điểm xung đột thứ nhất.
Hồi 2: Đây là phần diễn ra nội dung chính của phim; các xung đột liên tục xảy ra; nội dung lật ngược, đưa đẩy tâm trạng khán giả. Trong hồi 2 sẽ có 4 nhịp diễn biến chính: trở ngại cản trở nhân vật (chính hoặc phụ); tình huống lật ngược; nhân vật rơi vào khủng hoảng và đẩy lên điểm xung đột thứ 2.
Hồi 3: Giải quyết vấn đề và kết thúc câu chuyện. Trong hồi 3 sẽ có 2 nhịp diễn biến chính: đẩy vấn đề lên đỉnh điểm và giải quyết vấn đề. Đây là phần kết cho mỗi câu truyện; vì vậy, cần thể hiện rõ ràng và nổi bật nhất thông điệp muốn truyền tải vào phần nội dung này; mặc dù, qua các hồi, đều có thông điệp được truyền tải khéo léo qua từng cử chỉ, thái độ, hình ảnh hay âm thanh.
Lời thoại nhân vật kết hợp với ngôn ngữ hình thể có vai trò quan trọng trong việc thể hiện rõ nét tính cách, đặc trưng của nhân vật. Chính những câu nói hay hành động này góp phần lớn vào sự thành công cho mỗi kịch bản.
2. Cách viết scripting hấp dẫn bạn nên biết?
2.1. Nội dung kịch bản
Trước khi bắt tay vào quá trình viết kịch bản; bạn cần xác định được thể loại mình muốn làm là gì? Tham khảo nội dung các kịch bản đã được công chiếu và có tính chất nổi bật; đặc biệt chú ý đến từng lời thoại, cử chỉ hay hành động điểm nhấn; xác định được chính xác thông điệp bạn muốn truyền tải thông qua câu chuyện của mình.
Sau khi đã xác định được thông điệp truyền tải, lên ý tưởng cho việc triển khai và làm nổi bật thông điệp đó; bạn có thể thỏa sức bất cứ điều gì mình nghĩ ra, tuy nhiên, hạn chế viết các nội dung rườm rà, lan man, đi xa so với nội dung câu chuyện. Đặc biệt, đối với các mâu thuẫn, cao trào; cần được thể hiện sâu thông qua các tình huống, hành động và thái độ của nhân vật.
Sau khi hoàn thành xong khung sườn chính cho kịch bản; cần rà soát lại để loại bỏ các yếu tố chi tiết thừa; bổ sung thêm các cảnh tạo sự liên kết, mạch lạc cho toàn bộ kịch bản. Bạn có thể thấy khó khăn trong việc tìm lỗi của chính mình; vậy hãy tạo các cuộc trò chuyện giữa anh em, bạn bè; họ sẽ giúp bạn lấp đầy các lỗ hổng đó.
Thông thường, một kịch bản sẽ được phân chia làm 3 giai đoạn chính. Giai đoạn 1: giới thiệu về bối cảnh và sự xuất hiện của các nhân vật; giai đoạn 2: diễn biến câu chuyện; đây là phần thể hiện nội dung chính của câu chuyện; giai đoạn 3: mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm, giải quyết mâu thuẫn và kết thúc câu chuyện.
2.2. Hình thức trình bày kịch bản
Mỗi một văn bản sẽ có cách trình bày khác nhau tùy vào nội dung và mục đích sử dụng. Kịch bản (scripting) chuẩn sẽ được trình bày trên giấy A4, tùy vào đánh máy hoặc viết tay; nếu đánh máy, cần căn chỉnh 2 lề trên, dưới, trái phải theo thứ tự lần lượt 0.5;1; 1.2 - 1.6; 0.5 – 1; phông chữ Courier cỡ 12.
Các trang được đánh số thứ tự bắt đầu từ trang nội dung, không đánh số trang tiêu đề; số trang được đánh ở góc trên cùng bên phải của giấy A4; thông thường một trang kịch bản theo phông chữ courier cỡ 12 sẽ là một thước phim.
Đối với phần mở đầu; giới thiệu về bối cảnh phim, cần phải viết hoa toàn bộ nội dung này; ghi chú cụ thể về yếu tố ngoại cảnh hay trong nhà. Đối với tên nhân vật và lời thoại nhân vật; tên nhân vật là tên riêng, phải viết hoa chữ cái đầu; căn chỉnh lề trái 3.5cm; lời thoại được đặt ngay phía dưới tên nhân vật, căn chỉnh lề trái 2.5cm và lề phải 2cm – 2.5cm.
Mỗi đoạn văn trong kịch bản nên được trình bày trong khoảng từ 5 dòng – 7 dòng; không nên trình bày quá dài; đối với các đoạn kịch bản được thể hiện bằng ngôn ngữ hình thể, cần đánh ký hiệu O.S; được thể hiện bằng ngôn ngữ nói, ký hiệu V.O.
Trên đây là bài trình bày của tôi về scripting là gì? Hướng dẫn bạn cách viết kịch bản hấp dẫn; hy vọng bài viết mang đến bạn nhiều thông tin hữu ích về trong quá trình bạn tìm hiểu về kịch bản cũng như cách để xây dựng một kịch bản hấp dẫn. Chúc bạn sáng tạo được nhiều kịch bản hay, mang lại cảm xúc, thông điệp ý nghĩa đến người xem.