4PL là gì – Bí mật tuyệt vời hỗ trợ hệ thống cung ứng logistics
Theo dõi work247 tạiTrong hoạt động cung ứng Logistics, chúng ta có nghe đến các chiến lược như 1 PL, 3 PL, thậm chí có cả 5 PL. Chúng ta cũng đã có những bài viết tìm hiểu riêng về chúng nhưng còn một loại PL mà các chuyên gia của các lĩnh vực việc làm tại work247.vn chưa từng chia sẻ, đó là loại hình 4PL. Vậy 4PL là gì, ngay trong bài viết này, Minh Phượng sẽ gửi đến bạn những thông tin chia sẻ đầy đủ, chi tiết để bạn hiểu nhiều hơn về 4PL nhé.
1. 4PL cũng là một chiến lược logistics
4PL được viết đầy đủ là Fourth Party Logistics, có thể hiểu theo 3 nghĩa sau đây: nhà cung cấp chủ đạo dịch vụ Logistics LPL, Logistics chuối phân phối hoặc cung cấp dịch vụ Logistics thứ 4. Thuật ngữ này chỉ về người thực hiện việc gắn kết và hợp nhất mọi nguồn lực từ dạng tiềm năng cho tới cả những cơ sở vật chất, cơ sở kỹ thuật ở phía bên đơn vị của mình với những tổ chức có liên quan khác để nhằm mục đích tạo ra nhiều giải pháp trong chuỗi logistics.
Như vậy, 4PL cũng đồng thời là một chiến lược trong hoạt động của ngành. Chiến lược này sẽ thực hiện nghiệp vụ quản lý tất cả các hoạt động Logistics có tính chất phức tạp, điển hình như quản lý chức năng kiến trúc, điều phối mọi hoạt động kiểm soát, quản lý đối với nguồn lực logistics hay khó khăn hơn nữa là sự tích hợp các nguồn lực phục vụ của ngành này.
Chiến lược này có mối quan hệ mật thiết với chiến lược 3PL mà các bạn đã được giới thiệu ở bài viết trước vì nó được xây dựng và phát triển từ nền tảng của 3PL. Vì có sự phát triển thêm nên 4PL có nhiều điểm phát triển và tích cực hơn so với 3PL, cụ thể là các mảng hoạt động của 4PL sẽ rộng lớn hơn, không chỉ bao gồm toàn bộ các hoạt động của 3PL mà còn có thêm cả hai dịch vụ gồm dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ quản lý tiến trình trong mảng kinh doanh.
Với chức năng mở rộng này tạo nên khả năng bao quát mà 4PL được coi như một điểm duy nhất phục vụ tối đa các nhu cầu liên lạc khác nhau. Theo đó, toàn bộ những nhiệm vụ liên quan đến nghiệp vụ tổng hợp và quản lý mọi nguồn lực, có sự giám sát với cả hoạt động của 3PL đều nằm trong tầm kiểm soát và thực hiện của 4PL. Qua đó, 4PL có thể tạo nên một chuỗi phân phối toàn diện, có khả năng vươn xa đến thị trường toàn cầu, trong đó có thể tạo nên nhiều mối quan hệ lâu bền trong hợp tác kinh doanh.
Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh logistics
2. Những quy định của chiến lược 4PL
Nếu đã nắm bắt được 4PL là gì thì thông tin quan trọng tiếp theo mà chúng ta cần nắm được đó chính là những quy định có liên quan tới 4PL. Những quy định này là gì, được thể hiện như thế nào?
Từ khoảng giữa những năm 90 của thế kỷ trước, những đơn vụ cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Logistics bên thứ tư đã xuất hiện. Mục đích chính lúc bấy giờ là để giúp đảm bảo cho mọi yếu tố trong chuỗi cung ứng có chung một mục tiêu với hoạt động của ngành.
Nhà cung cấp này là một doanh nghiệp hoàn toàn không có sự sở hữu tài sản. Họ sẽ đứng ra để làm việc với rất nhiều đơn vị và nguồn lực khác nhau, trong đó có cả sự hợp tác cùng với 3PL để có thể xây dựng một kế hoạch hoàn hảo, đáp ứng cả yêu cầu về công nghệ, giúp khách hàng hài lòng về hệ thống Logistics sau khi được xây dựng.
Người ra đã xác định được rõ vai trò của dịch vụ 4PL là một điều phối viên cho mọi thứ có trong thệ thống Logistics. Mục tiêu lớn nhất của chiến lược 4PL chính là đem tới nhiều giá trị trong tất cả chuỗi cung ứng, không phải chỉ có tác động đến một mặt, một lĩnh vực riêng của chuỗi. Dịch vụ sẽ được xác định rõ các định hướng thực hiện, phục vụ dựa vào nhu cầu thực tế của khách. Khi đó, đơn vị cung cấp dịch vụ này muốn xây dựng được tên tuổi vững vàng trên thị trường Logistics nói chung thì cần sở hữu được chiến lược hoạt động hợp lý. Các chiến lược này sẽ được xây dựng bởi các yếu tố sau đây:
Đầu tiên là yếu tố Công nghệ thông tin. Tính năng công nghệ của 4PL cần phải hoàn thiện vì nó phải gánh vác cả một sứ mệnh và nhiệm vụ to lớn, cao cả đó chính là quản lý các yếu tố được tích hợp lại, đồng thời còn phải đưa ra được những dịch vụ phục vụ và hỗ trợ cho toàn bộ hệ thống của chuỗi.
Yếu tố tiếp theo là khả năng lãnh đạo. Trong việc quản lý, hệ thống 4PL luôn phải hoạt động dưới tư cách của một đơn vị "lãnh đạo", điều phối và tổ chức các dịch vụ, phục vụ các dự án một cách linh hoạt, hiệu quả.
Yếu tố thức ba chính là khả năng quản lý. Trong hoạt động của mình, 4PL sẽ trực tiếp quản lý rất nhiều hoạt động, nhiều mảng ngành và nhiều khâu, bao gồm 3PL, tài sản, kho bãi, hoạt động vận chuyển, quy trình đóng gói sản xuất, quy trình cung cấp dịch vụ,…
Vì được xây dựng trên nền tảng của 3PL cho nên 4PL sẽ có những điểm chung với 3PL. Tuy nhiên những cải tiến và khác biệt của nó mới thực sự là điều có thể tạo ra những giá trị tích cực để phục vụ cho ngành Logistics hiệu quả hơn. Vậy 4PL khác biệt với 3PL như thế nào?
Xem thêm: [Update] Bản mô tả công việc nhân viên cung ứng mới nhất cho bạn
3. Những giá trị lợi ích của 4pl
Thứ nhất, 4PL nắm giữ vai trò kết nối khách với nhiều đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ hậu cần.
Thứ hai, 4PL được tổ chức là thực thể riêng, hình thành bởi một trong hai hình thức là hợp đồng hoặc liên doanh.
Thứ ba, 4PL có thể được xây dựng nên bởi tổ chức 3PL quy mô lớn.
Thứ tư, tổ chức 4PL sẽ đứng ra quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng ở toàn diện các khía cạnh nếu ở trong một điều kiện tốt.
Đặc biệt, dưới đại diện khách hàng là tổ chức 4PL, công ty sẽ hỗ trợ đắc lực trong hoạt động quản lý hay cải tiến các quy trình của chuỗi cung ứng. Thế cho nên, chiến lược với mô hình này đang dần nhận được sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng vì thế mà nhận được nhiều sự hỗ trợ, tạo lợi thế cho con đường phát triển thêm thuận lợi và rộng mở hơn.
Rõ ràng, nếu so với 3PL thì 4PL chắc chắn có sự phát triển hơn, rộng mở hơn. Và phát triển như thế nào có lẽ những người trong ngành đều đã và sẽ rõ. Tuy nhiên, việc chúng ta vẫn phải làm rạch ròi sự khác biệt giữa 4PL với 3PL là một nhiệm vụ được cho là quan trọng. Vì sao vậy?
Các doanh nghiệp luôn phải để ý tới sự khác biệt giữa 4PL với 3PL là để có thể chọn được một dịch vụ logistics hiệu quả nhất, tối ưu nhất, có thể đem về cho doanh nghiệp nhiều lợi ích hơn. Chúng ta đã biết việc sử dụng 3PL vốn nổi tiếng sẽ mang đến cho doanh nghiệp lợi ích giảm chi phí, tạo ra mắt xích quan trọng không thể thiếu trong chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên 3PL không thể tạo ra lợi ích toàn diện cho cả chuỗi cung ứng, nó có thể làm cho phí tăng lên hoặc chất lượng dịch vụ bị giảm đi ở một khâu nào đó của chuỗi và không thể nào đảm đương, xử lý được các vấn đề phức tạp liên quan đến chuỗi cung ứng. Còn với 4PL thì khác, mọi hoạt động phức tạo của chuỗi đều được 4PL quản lý rất tốt, đem lại sự phục vụ khá hài lòng cho mọi khách hàng.
Toàn bộ những giá trị lợi ích mà 4PL mang đến sẽ có tác động và có giá trị đối với toàn bộ hệ thống cung ứng chứ không phải chỉ trong một phạm vi nhất định nào đó.
Với bài viết này, bạn đã có được thông tin hiểu biết kiến thức 4PL là gì. Qua đó, mỗi doanh nghiệp có lẽ sẽ biết nên lựa chọn bên cung cấp nào để đảm bảo được hưởng những lợi ích thiết thực nhất, giúp cho doanh nghiệp có được một nền tảng phát triển tốt nhất.
1724 0