Tìm hiểu thông tin về cán bộ không chuyên trách là gì?
Theo dõi work247 tạiBạn có từng nghe qua cụm từ “cán bộ không chuyên trách” và có từng thắc mắc cán bộ không chuyên trách là gì chưa? Nếu có thì hãy theo dõi bài viết sau đây và tìm hiểu các thông tin về cán bộ không chuyên trách.
1. Cán bộ không chuyên trách là gì?
Cán bộ không chuyên trách (người hoạt động chuyên trách) là những người làm việc với hình thức kiêm nhiệm tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, họ đều được bầu cử hoặc trải qua các vòng lấy phiếu tín nhiệm vô cùng chặt chẽ của cấp ủy. Cán bộ không chuyên trách thường hoạt động, làm việc tại các cơ quan cấp xã, thôn, tổ dân phố.
Khái niệm này luôn được phân biệt với “cán bộ chuyên trách”, là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhận các công việc mang tính chất thường xuyên tại các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp.
2. Tìm hiểu thông tin về cán bộ không chuyên trách
2.1. Số lượng cán bộ không chuyên trách là bao nhiêu?
Số lượng cán bộ không chuyên trách được bố trí dựa trên Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã/phường/thị trấn như sau:
- Loại 1 được bố trí nhiều nhất là 14 người
- Loại 2 được bố trí nhiều nhất là 12 người
- Loại 3 được bố trí nhiều nhất là 10 người
2.2. Cán bộ không chuyên trách sẽ đảm nhận các chức danh gì?
Cán bộ không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn có thể được đảm nhận các chức danh như sau:
- Bí thư chi bộ
- Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố
- Trưởng Ban công tác mặt trận
- Trưởng Ban tổ chức Đảng
- Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra đảng
- Trưởng Ban Tuyên giáo
- Cán bộ Văn phòng Đảng ủy
- Phó trưởng công an (bố trí tại địa phương chưa có lực lượng công an nhân dân chính quy)
- Phó Chỉ huy trưởng ban quân sự
- Cán bộ phụ trách các vấn đề kinh tế - xã hội tùy vào tình hình thực tế tại địa phương:
+ Kế hoạch
+ Giao thông
+ Thủy lợi
+ Nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp - diêm nghiệp
+ Lao động – thương binh và xã hội
+ Dân số - gia đình và trẻ em
- Phụ trách đài truyền thành
- Phụ trách quản lý nhà văn hóa tại địa phương
- Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
- Phó các đoàn thể cấp xã/phường/thị trấn, bao gồm:
+ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ
+ Hội Nông dân
+ Hội Cựu chiến binh
- Chủ tịch Hội Người cao tuổi
- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
2.3. Cán bộ không chuyên trách có chế độ, chính sách gì?
Mặc dù cán bộ không chuyên trách chỉ hoạt động với hình thức kiêm nhiệm nhưng họ đều có những đóng góp nhất định cho công việc chung tại cấp xã, phường, thị trấn, vì thế, không có gì quá khó hiểu khi pháp luật có quy định cụ thể về quyền, lợi ích và chế độ chính sách dành cho họ, cụ thể như sau:
Cán bộ không chuyên trách cấp xã/phường/thị trấn sẽ được hưởng những chế độ như sau:
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Phụ cấp
Tất cả các chế độ trên được Nhà nước thực hiện khoán quỹ để chi trả hàng tháng theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã/phường/thị trấn như sau:
- Đơn vị hành chính loại 1: mức khoán bằng 16 lần mức lương cơ sở
- Đơn vị hành chính loại 2: mức khoán bằng 13,7 lần mức lương cơ sở
- Đơn vị hành chính loại 3: mức khoán bằng 11,4 lần mức lương cơ sở
Cán bộ không chuyên trách cấp thôn/tổ dân phố có những chế độ, chính sách như sau:
- Hiện tại, theo quy định của Nghị định 34/2024/NĐ-CP, có 3 chức danh cán bộ không chuyên trách cấp thôn/tổ dân phố được hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước như sau: Bí thư chi bộ; Trưởng Ban công tác mặt trận và Trưởng thôn/Tổ trưởng tổ dân phố.
- Đối với các vị trí khác, họ sẽ được cung cấp các quyền lợi như thế này: Được nhận bồi dưỡng trực tiếp khi tham gia vào công việc tại thôn, tổ dân phố từ các nguồn được chỉ định.
+ Đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể
+ Các nguồn quỹ khác (nếu có, phụ thuộc vào tình hình thực tế tại mỗi địa phương)
- Mức khoán quỹ phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách cấp thôn/tổ dân phố hàng tháng có hai mức như sau:
+ Mức bằng 3 lần mức lương cơ sở: Tại các thôn, tổ dân phố thông thường
+ Mức bằng 5 lần mức lương cơ sở tại các thôn thuộc những diện như:
* Tại các thôn các thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên
* Các thôn thuộc xã trọng điểm, có tình hình an ninh – trật tự phức tạp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyển
* Các thôn thuộc xã ở khu vực hải đảo, biên giới
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố sẽ là bên trình quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với cán bộ không chuyên trách và mức bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố lên Hội đồng nhân dân cùng cấp, dựa trên quy định về quỹ phụ cấp và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương
3. Tìm hiểu một số chức danh cán bộ không chuyên trách
3.1. Bí thư Chi bộ
Bí thư chi bộ là người nắm giữ vị trí cao nhất trong chi ủy (là trung tâm lãnh đạo của chi bộ giữa 2 kì đại hội). Vì vậy, bí thư chi bộ là người đảm nhận những nhiệm vụ sau:
- Đứng ra chịu trách nhiệm trước chi ủy
- Đề xuất và tổ chức sinh hoạt, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy
- Đại diện chi ủy trực tiếp giải quyết, xử lý mối quan hệ với các đảng viên của chi bộ
- Phụ trách đơn vị và các đoàn thể
- Giữ mối liên hệ với cấp ủy cấp trên (đảng ủy cơ sở)
Là người nắm giữ những trọng trách như vậy, bí thư chi bộ phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, tác phong chuẩn mực để tạo nên chất lượng, hiệu quả của hoạt động chi ủy và chi bộ.
3.2. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố
Đây là vị trí có lẽ không còn quá xa lạ gì với mỗi chúng ta, hai vị trí thường bị gán cho là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Mặc dù vậy nhưng những người đảm nhận vị trí này đều rất nỗ lực trong công việc chung. Sau đây là một số công việc mà họ cần phải đảm nhiệm:
- Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn/tổ dân phố
- Tổ chức và thực hiện những công việc trong phạm vi thôn/tổ dân phố được người dân bàn bạc và đồng ý và đảm bảo thực hiện đủ các công việc đó
- Vận động và tổ chức người dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, cùng với hương ước, quy ước thôn/tổ dân phố được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền
- Tập hợp, phản ánh và đề nghị chính quyền xã/phường giải quyết kiến nghị, nguyện vọng của người dân
- Báo cáo kịp thời lên chính quyền xã/phường, khi trên địa bàn thôn/tổ dân phố có xảy ra hành vi vi phạm pháp luật
- Lập biên bản về những kết quả mà người dân trong thôn/tổ dân phố thảo luận, biểu quyết và quyết định trực tiếp các công việc tại thôn/tổ dân phố
- Phối hợp với các cơ quan liên quan (ban công tác mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn/tổ dân phố) để vận động nhân dân tham gia các phong trào hay các cuộc vận động
- Báo cáo công việc trước hội nghị thôn/tổ dân phố
3.3. Trưởng Ban công tác mặt trận
Công việc của người đảm nhận vị trí Trưởng Ban công tác mặt trận bao gồm:
- Chủ trì phối hợp với các thành viên trong ban thực hiện nhiệm vụ ở khu dân cư
- Chủ tọa hoặc đồng chủ tọa các cuộc họp ở thôn/tổ dân phố để triển khai các phong trào, cuộc vận động thi đua yêu nước
- Thực thi pháp lệnh dân chủ ở cấp cơ sở
- Thực hiện giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức nhà nước
- Tham gia giải quyết khiếu nại, tổ cáo ở địa phương
- Tổ chức ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở thôn/tổ dân phố
Việc làm công chức - viên chức tại Hồ Chí Minh
Có thể thấy, cán bộ không chuyên trách dù không phải là những người làm việc thường xuyên tại cơ quan cấp thôn/tổ dân phố nhưng vai trò và trách nhiệm của họ là rất quan trọng, không thể thiếu được. Hy vọng thông qua bài viết trên đây bạn đã hiểu cán bộ không chuyên trách là gì và hiểu hơn về công việc và sự cống hiến của các cán bộ không chuyên trách cho các công việc chung tại địa phương.
6051 0