Câu ghép là gì? Cách phân loại, đặt câu ghép chính xác
Theo dõi work247 tạiBạn đang tìm hiểu về câu ghép ? Bạn còn đang lúng túng khi đi giải đáp câu hỏi câu ghép là gì? Ở bài viết dưới đây hãy cùng tôi tìm hiểu về định nghĩa câu ghép và tất cả những vấn đề có liên quan tới đơn vị kiến thức này nhé!
1. Khái niệm về câu ghép?
1.1. Câu ghép trong Tiếng Việt
Kiến thức ngữ pháp Tiếng Việt rất đa dạng và phong phú và khiến các bạn gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình làm bài tập. Có rất nhiều loại câu trong Tiếng Việt bao gồm : câu đơn, câu ghép, câu phức, câu đặc biệt… Trong số đó, câu ghép là loại câu được sử dụng khá phổ biến và thường xuyên xuất hiện trong các đề thi ngữ văn.
Vậy thực chất câu ghép là gì? Theo định nghĩa trong sách ngữ văn lớp 8, các bạn có thể hiểu, câu ghép là câu có từ hai vế câu trở nên ghép lại, mỗi vế câu sẽ có cấu trúc giống như một câu đơn gồm một cụm chủ-vị, các cụm chủ vị không bao chứa nhau và liên hệ với nhau bằng những quan hệ ngữ pháp nhất định.
Trong một câu ghép, các vế sẽ được kết nối với nhau bằng nhiều phương tiện khác nhau. Có thể dùng từ nối , quan hệ từ hoặc dấu phảy, cặp từ hô ứng để tạo sự liên kết giữa các vế trong câu.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về câu ghép qua một ví dụ dưới đây:
Nam đến chơi, Hoa ra đón.
- Vế đầu tiên của câu ghép trên là : “Nam đến chơi”, có cấu trúc là một cụm C-V giống như một câu đơn trong đó “Nam” là CN1, “đến chơi” là VN 1
- Vế thứ hai : “Hoa ra đón” cũng có cấu trúc tương tự “Hoa” là CN2, “ra đòn” là VN2
- Hai vế của câu được kết nối với nhau bởi dấu phảy.
Trong các đề thi, thường sẽ xuất hiện một số dạng bài tập tiêu biểu về câu ghép như : “Tìm câu ghép trong đoạn văn”, “ Xác định các cụm chủ vị và phương tiện kết nối giữa các vế trong câu ghép”…
Tùy từng cấp học khác nhau, các định nghĩa về câu ghép sẽ có sự thay đổi trong cách sử dụng từ ngữ. Tuy nhiên về bản chất kiến thức không hề thay đổi. Các bạn chỉ cần vận dụng được định nghĩa đã đề cập phía trên là có thể áp dụng vào tất cả những dạng bài Tiếng Việt về câu ghép.
1.2. Câu ghép trong tiếng Anh
Tạm thôi bàn về câu ghép trong Tiếng Việt, hãy cùng tôi tìm hiểu về câu ghép trong tiếng Anh để có thể sử dụng ngôn ngữ quốc tế một cách thành thục hơn nhé ! Khi kinh tế đang bước vào thời kỳ hội nhập, vốn Tiếng Anh phong phú sẽ là công cụ rất hữu ích để bạn có thể tìm được một công việc như ý.
Cấu trúc ngữ pháp Tiếng Anh cũng tương đối phức tạp. Trong đó, kiến thức về câu ghép là một trong những đơn vị kiến thức cơ bản nhất mà các bạn cần tìm hiểu trước khi đi sâu vào nghiên cứu ngôn ngữ này. Đây có thể được coi là một dạng câu được sử dụng phổ biến nhất trên các tin đăng và các bài viết thuộc lĩnh vực business và rất nhiều lĩnh vực khác.
Vậy trong Tiếng Anh, ta có khái niệm thế nào về câu ghép ? Có sự khác biệt nào giữa hiện tượng câu ghép trong Tiếng Việt và Tiếng Anh? Trong tiếng Anh, khái niệm compound sentences dùng để chỉ câu ghép. Thực chất, các câu ghép cũng có cấu trúc tương tự như trong tiếng Việt, gồm từ hai mệnh đề có cấu trúc N+ V được kết nối với nhau bởi các liên từ. Đối với mỗi liên từ, lại có một quy tắc riêng, có thể có hoặc không có dấu phảy ngăn cách giữa hai vế. Các liên từ sau thường được sử dụng trong kết nối câu ghép: and, or, so,but,…
Các bạn có thể tìm hiểu ví dụ dưới đây về câu ghép trong Tiếng Anh
Ex: Lan is a nurse and her sister is a teacher
( Lan là một y tá và em gái của cô ấy là một giáo viên)
Có thể thấy rằng, câu ghép này gồm có hai mệnh đề, được kết nối với nhau bởi liên từ and. Mệnh đề thứ nhất có cấu trúc N+ tobe+ N, mệnh đề thứ hai có cấu trúc tương tự. Đối với liên từ and, các bạn không cần sử dụng dấu phảy phía trước.
Trong một số trường hợp, các bạn cần đặt dấu phảy trước liên từ kết nối trong câu ghép, các bạn bắt buộc phải đặt dấu phảy trước liên từ. Ví dụ như sau:
Ex: Lan gets up late, so she is late for school
Câu này gồm có hai mệnh đề có cấu trúc giống như một câu đơn ( S+ V+O), là câu có dạng nguyên nhân, hậu quả ( Lan thức dậy muộn, vì thế cô ấy muộn học). Điều tôi muốn các bạn chú tâm ở đây chính là cách dùng dấu phảy trước liên từ. Trong tiếng Anh, điều này khá quan trọng để các bạn có thể nhận biết liên từ trong một số bài tập trắc nghiệm và có thể viết đúng chuẩn cấu trúc ngữ pháp.
2. Câu ghép có công dụng gì?
Trong giao tiếp, câu ghép giúp chúng ta có thể diễn đạt hết các ý muốn đề cập. Đối với văn phong trang trọng,câu ghép được khai thác sử dụng thường xuyên để có thể diễn đạt đủ ý đồng thời đảm bảo tính liên kết chặt chẽ trong đoạn văn.
Câu ghép có thể chỉ nguyên nhân- kết quả, có thể chỉ hai hành động diễn ra song song cùng với nhau,…giúp cho các bạn dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp và dễ dàng lĩnh hội những vấn đề muốn đề cập.
3. Câu ghép được phân loại như thế nào?
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 5 loại câu gép cơ bản như sau: câu ghép chính phụ, câu ghép hỗn hợp,câu ghép đẳng lập, câu ghép hô ứng và câu ghép chuỗi, mỗi loại lại có một đặc điểm riêng và có mục đích sử dụng khác nhau. Hãy cùng tôi tìm hiểu kỹ về từng loại câu ghép ở những ý nhỏ dưới đây.
3.1. Lưu ý về câu ghép đẳng lập
Câu ghép đẳng lập là câu ghép có các vế câu tương đương nhau về mặt ngữ nghĩa, và không có sự ràng buộc chặt chẽ. Câu ghép đẳng lập được chia ra làm nhiều nhóm nhỏ khác nhau. Các bạn có thể tham khảo một số dạng câu ghép đẳng lập như sau:
- Câu ghép đẳng lập liệt kê: trong trường hợp này, các vế câu sẽ đề cập tới những hiện tượng, sự vật mang tính tương đồng.
Ví dụ : Lan đi xe đạp và Hồng đi bộ
- Câu ghép đẳng lập lựa chọn : trong trường hợp này,từ kết nối giữa các vế của câu ghép thường là từ “hay”, “hoặc” để thể hiện một trong hai vế câu có thể sẽ xảy ra.
Ví dụ : Hoa trực nhật hoặc Chi trực nhật
3.2. Lưu ý về câu ghép chính phụ
Đối với câu ghép chính phụ, các vế câu sẽ có sự quan hệ mật thiết với nhau về mặt ngữ nghĩa, gồm các quan hệ : nguyên nhân, mục đích, điều kiện, nhượng bộ và tăng tiến. Các vế trong câu thường sẽ được kết nối với nhau bởi một cặp từ hô ứng .
Ví dụ : Lan không chỉ thông minh mà cô ấy còn vô cùng xinh đẹp.
Ở ví dụ trên, quan hệ giữa các vế là quan hệ nhượng bộ tăng tiến, được kết nối với nhau bằng cặp từ “không chỉ-mà”.
3.3. Lưu ý về câu ghép hô ứng
Câu ghép hô ứng có quan hệ ngữ nghĩa vô cùng chặt chẽ. Mặc dù hai cụm chủ vị không bao chứa nhau về mặt ngữ pháp nhưng không thể tách hai vế ra thành câu đơn mà vẫn biểu đạt đầy đủ ý nghĩa của câu.
Một số cặp từ quan hệ thường được sử dụng trong câu ghép hô ứng như sau: vừa mới- thì đã, chưa- đã, bao nhiêu- bấy nhiêu, vừa-đã.
Ví dụ : Cô giáo vừa mới giải thích thì nó đã phản ứng lại
3.4. Lưu ý về câu ghép chuỗi
Câu ghép chuỗi thường có quan hệ thời gian giữa các vế, thông thường vế trước sẽ xảy ra trước, giữa các vế câu thường sử dụng dấu phảy để liên kết. Câu ghép chuỗi thường có có những quan hệ giữa các vế như sau : quan hệ bổ sung, quan hệ điều kiện, quan hệ nguyên nhân,quan hệ đối nghịch. Tùy từng hoàn cảnh và văn phong khác nhau, các bạn có thể sử dụng các loại câu ghép chuỗi với mục đích khác nhau.
Ví dụ : Mây đen kéo tới, trời mưa, đường bắt đầu ngập nước.
Đối với ví dụ này, các sự kiện xảy ra theo trình từ thời gian, các vế câu được ngăn cách với nhau bởi dấu phảy. Từ ví dụ này, bạn cũng có thể hiểu, câu ghép chuỗi là một chuỗi các sự kiện xảy ra mang tính liên tục.
3.5. Lưu ý về câu ghép hỗn hợp
Đối với câu ghép hỗn hợp, quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa giữa các vế câu khá đa dạng. Các bạn có thể tìm hiểu ở ví dụ sau:
Mặc dù được cô giáo và bố mẹ khuyên, nó vẫn lười học nên thi trượt đại học.
Chúng ta thấy có ba cụm chủ vị xuất hiện trong câu ghép hỗn hợp này. Các cụm chủ vị có quan hệ đối lập, tiếp nối là quan hệ nguyên nhân- kết quả. Các câu ghép hỗn hợp này thường xuất hiện khá nhiều trong các dạng đề xác định cụm chủ vị của câu ghép và quan hệ giữa các vế trong câu.
Việc làm giáo dục tại Hà Nội
4. Cách nhận biết câu ghép
Dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết câu ghép chính là có hai cụm chủ vị trở nên. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các cụm chủ- vị trong câu, các bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn câu ghép và câu phức. Để tránh sự nhầm lẫn này, các bạn cần phải phân tích kỹ xem các cụm chủ vị có bao chứa lẫn nhau hay không ?
Đối với Tiếng Anh, các bài tập về câu ghép và liên từ xuất hiện khá phổ biến. Các bạn cần phải nắm được quy tắc ngữ pháp và dấu hiệu nhận biết của từng từ một để có thể hoàn thành bài tập một cách tốt nhất. Các bạn có thể tham khảo một số quy tắc sau:
- Trước các liên từ and, or, although không có dấu phảy
- Từ but không đi kèm từ although, though ( Rất nhiều bạn dễ nhầm lẫn do ảnh hưởng của tư duy Tiếng Việt)
- Trước so luôn có dấu phảy.
5. Một số dạng bài về câu ghép trong Tiếng Việt và trong tiếng Anh
5.1. Đặt câu ghép trong Tiếng Việt
Các bạn có thể áp dụng một số phương pháp đặt câu ghép trong Tiếng Việt như sau:
- Đặt câu ghép theo mô hình: C- V- từ nối- C-V, Từ nối, C-V- từ nối- C-V
Ví dụ : Chỉ cần bạn cố gắng chăm chỉ, chắc chắn bạn sẽ có tiến bộ.
- Đặt câu ghép theo các cặp từ liên kết
Ví dụ : Mặc dù cô giáo nhắc nhở, nhưng nó vẫn thường xuyên tái phạm.
5.2. Bài tập về câu ghép trong Tiếng Anh ( compound sentences)
- Bài tập về tìm lỗi sai và sửa
VD: Tìm lỗi sai trong câu sau và sửa
I get up late, but I am late for school
Lỗi sai sẽ là liên từ “but” được sửa thành liên từ “ so”. Bạn có thể dùng một số mẹo nếu như làm bài tập trắc nghiệm, trước but sẽ không có dấu phảy
- Bài tập trắc nghiệm chọn liên từ
… I get up late, I am not late for school
- However
- Despite
- Inspite of
- Although
Trong trường hợp này, đáp án bạn cần chọn sẽ là đáp án D. Do although luôn đứng trước mệnh đề ( Dịch nghĩa cả câu sẽ là “ Mặc dù tôi dạy muộn, tôi vẫn không bị muộn học”). Khi làm trắc nghiệm, các bạn cũng có thể sử dụng phương pháp loại trừ However luôn có dấu phảy phía sau, các trường hợp Despite và Inspite of luôn đi kèm với danh từ. Như vậy, đáp án đúng chắc chắn sẽ là D.
Ngoài các ví dụ kể trên, có rất nhiều các dạng bài xoay quanh vấn đề câu ghép và liên từ trong Tiếng Anh. Các bạn cần phải làm nhiều bài tập và đọc sách ngữ pháp thường xuyên để có thể làm bài một cách thuần thục
Việc làm giáo dục tại Hồ Chí Minh
Bài viết trên đây là những chia sẻ sơ lược xoay quanh vấn đề câu ghép là gì. Hy vọng có thể đem lại những thông tin hữu ích cho các bạn đang nghiên cứu về câu ghép và giúp các bạn có thể giải đáp những khúc mắc xoay quanh chủ đề này.
21711 0