Chairman là gì? Làm thế nào để trở thành một Chairman xuất sắc?

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Ngày đăng: 06-05-2024

Cơ cấu trong các doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng để làm nên sự thành công. Những doanh nghiệp, công ty có cơ cấu bộ máy làm việc quy củ, nghiêm chỉnh và có nền văn hóa doanh nghiệp tốt, đặc biệt là sở hữu một vị Chủ tịch xuất chúng, hay còn được biết đến là Chairman, ắt hẳn sẽ vô cùng phát triển.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm việc làm

1. Chairman là gì? Sự khác biệt giữa Chairman và CEO

1.1. Khái niệm Chairman

Khái niệm Chairman
Khái niệm Chairman

Nhiều khi bạn chắc hẳn đã nghe tới từ Chairman ở đâu đó trong môi trường doanh nghiệp hoặc đơn giản và phổ biến nhất là môi trường đại học. Từ Chairman này có thể được sử dụng để chỉ các vị chủ tích câu lạc bộ hoặc các nhóm, các tổ chức nào đó mang tính chất cộng đồng. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ đề cập khái niệm Chairman được sử dụng trong phạm vi môi trường doanh nghiệp.

Chairman là khái niệm được dùng để chỉ một chức danh trong bộ máy các doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà nước – chức danh Chủ tịch. Đây là vị trí, chức danh đứng đầu một tổ chức kinh doanh, có thể là công ty, doanh nghiệp hoặc các đơn vị cơ quan nhà nước,… là người sáng lập ra doanh nghiệp đó hoặc sử dụng vốn cá nhân đầu tư vào doanh nghiệp đó nhiều nhất, chiếm lĩnh cổ phiếu nhiều nhất, chủ yếu là ở các công ty cổ phẩn hoặc tập đoàn. Ở đây, Chairman được sử dụng trong tiếng Anh và dịch thuật ra có nghĩa là Chủ tịch nam, còn nếu là Chủ tịch nữ sẽ là Chair Women.

1.2. Nhiệm vụ của Chairman

Vậy, nhiệm vụ của Chairman – hay Chủ tịch là gì? Các vị Chủ tịch của một doanh nghiệp nhìn chung sẽ đảm nhận trách nhiệm điều hành, quản lý cấp cao và ra quyết định cuối cùng trong tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo cho hệ thống bộ máy doanh nghiệp vận hành một cách trơn tru, năng suất cao và hiệu quả. Không chỉ vậy, các Chairman còn là những người đọc các dự án, các chiến lược và đưa ra quyết định tiến hành cuối cùng dựa trên các đánh giá, nhận xét khách quan từ phía hội đồng quản trị cũng như về phía chủ quan của bản thân.

1.3. Phân biệt khái niệm Chairman và CEO

Phân biệt khái niệm Chairman và CEO
Phân biệt khái niệm Chairman và CEO

Có thể hai thuật ngữ Chairman và CEO nhiều bạn đã từng nghe qua và nắm bắt được khái niệm này, tuy nhiên, vẫn có sự nhầm lẫn đáng kể giữa hai khái niệm Chairman và CEO này. Vậy hãy cùng Work247.vn phân biệt rõ ràng hai khái niệm này tránh sự nhầm lẫn sai lệch nhé!

Xét về mặt nghĩa từ, Chairman có nghĩa là chủ tịch hội đồng quản trị; còn CEO có nghĩa là giám đốc điều hành. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau trong bộ máy vận hành của các doanh nghiệp. Nếu bạn có tìm hiểu sâu hơn hoặc có trải nghiệm đi làm cho các doanh nghiệp thì chắc chắc vị trí Chairman cao hơn CEO.

Xét về mặt chức danh, như đã nói ở trên, Chairman có vị trí cao hơn hẳn CEO. Có thể nói, Chairman là những người điều hành và chỉ bảo, còn CEO là những người thực hiện các lệnh từ phía các cấp trên, cụ thể là Chairman. Chairman nằm trong hội đồng quản trị, là người có đóng góp vốn đầu tư vào và có thể sáng lập ra doanh nghiệp, còn CEO là người được thuê về làm việc như một nhân viên vậy.

Xét về mặt nhiệm vụ, Chairman là những người ra quyết định cuối cùng, giám sát, hoạch định chính sách, định hướng đường đi cho cả doanh nghiệp; còn CEO là những người thực thi, vận hành các quá trình đó.

Như vậy, những thông tin mà Work247.vn chúng tôi đưa ra cho bạn hy vọng bạn sẽ không bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm cơ bản này nữa nhé!

Việc làm chăm sóc khách hàng

2. Những yếu tố tạo nên một Chairman xuất chúng là gì?

2.1. Tài năng lãnh đạo

Tài năng lãnh đạo
Tài năng lãnh đạo

Điểm khác biệt giữa những cấp quản lý cao và cấp thấp chính là khả năng, kĩ năng lãnh đạo. Điều này là một yếu tố mà các nhà tuyển dụng quan tâm rất nhiều trong quá trình tuyển dụng. Bởi một người có trình độ chuyên môn giỏi tới đâu, kĩ năng và kinh nghiệm dày dặn đến đâu mà thiếu mất yếu tố lãnh đạo, quản lý thì cũng chỉ là những cá nhân nổi bật, không mang lại lợi ích cho người khác được và không thể lãnh đạo được cả một tổ chức đi lên được.

Chính vì vậy, để trở thành một Chairman xuất chúng, căn bản bạn phải có kĩ năng lãnh đạo tiềm ẩn trong người. Do đó, các nhà tuyển dụng thường để ý đến các ứng viên có tài ăn nói, biết cách lắng nghe, đã từng có kĩ năng lãnh đạo các tổ chức nhỏ như câu lạc bộ, lớp học, khoa, các nhóm hoạt động,… Những bạn này sẽ toát ra một phong thái tự tin, giọng nói dõng dạc, có cái tôi khá cao, lập trường vững chắc và một cái đầu sáng suốt.

2.2. Biết lắng nghe và thấu hiểu

Kĩ năng lắng nghe và thấu hiểu cũng rất quan trọng đối với một Chairman giỏi. Có tài đã là một điều rất tốt nhưng với tư cách lãnh đạo cấp trên thì cần phải lắng nghe ý kiến từ các cấp dưới, vừa để hoàn thiện thêm các dự án, bản kế hoạch vì đó là quan điểm của số đông, vừa thể hiện văn hóa tôn trọng nhân viên của mình. Người ta thường có câu: Một nhà lãnh đạo sẽ biết lắng nghe nhiều hơn thay vì biết nói. Hãy chỉ nên là người nói cuối cùng.

Ngoài ra, là một Chairman, bạn cũng nên có những chiến thuật giữ chân nhân viên của mình cũng như tìm kiếm được các nhân tài giỏi. Một người lãnh đạo sẽ chẳng phải động chân động tay vào làm một việc gì cả, họ chỉ đơn thuần giám sát, quản lý và vận hành mọi thứ theo như đúng kế hoạch và chiến lược đã đề ra mà thôi. Thay vào đó, họ sử dụng trí óc nhiều hơn để hoạch định, đọc và đưa ra quyết định. Nếu bạn muốn trở thành một Chairman được nhiều người nể phục, không chỉ tài năng mà hãy rèn nhanh cho mình kĩ năng lắng nghe, thấu hiểu và truyền lửa cho mọi người nhé!

2.3. Khả năng quyết định và truyền lửa

Khả năng quyết định và truyền lửa
Khả năng quyết định và truyền lửa

Như đã nhắc đến ở trên, nhiệm vụ chính của các vị Chairman chính là đọc và ra quyết định. Nghe có vẻ đơn giản nhưng mỗi sự quyết định của họ đều đáng giá rất nhiều tiền, có khi là cả sinh mệnh của cả doanh nghiệp. Chính vì vậy, các Chairman phải là những người dám nghĩ dám làm, quyết đoán trong các hành động của mình, có sự tính toán kĩ càng, suy nghĩ thấu đáo trước khi đăt bút phê duyệt vì chỉ cần chệch một ly là sẽ đi cả một dặm, tan nát cả sự nghiệp của biết bao nhiều người.

Bên cạnh đó, Chairman cũng cần phải luôn lạc quan, tự tin vì họ chính là tấm gương sáng đề nhân viên cấp dưới noi theo học tập. Phải biết truyền lửa và mang lại cảm hứng, lý tưởng làm việc cho đội ngũ nhân viên của mình cũng là tố chất của một Chairman xuất chúng.

2.4. Tầm nhìn xa trông rộng

Các Chairman đều là những người có tầm nhìn xa trông rộng, đó là sự khác biệt đối với các nhân viên bình thường. Để có thể thực thi được một dự án với đối tác, cũng như cạnh tranh với các công ty khác, các Chairman phải biết đánh giá tình hình thị trường, đưa ra cái nhìn phán đoán mang tính chất khách quan, không nên phiến diện, từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá và cuối cùng là đưa ra quyết định.

Những người này thường là những người có sự am hiểu rộng, kinh nghiệm thương trường dày dặn, kiến thức uyên bác, sâu rộng thì mới có thể làm được điều đó.

2.5. Tự tin, bản lĩnh, tư duy nhạy bén

Tự tin, bản lĩnh, tư duy nhạy bén
Tự tin, bản lĩnh, tư duy nhạy bén

Một trong những yếu tố quan trọng để làm nên một Chairman xuất chúng còn là về phẩm giá, đó là sự tự tin, bản lĩnh cùng tư duy nhạy bén, sắc sảo. Điều này không những giúp các Chairman nhận được sự nể phục, kính trọng từ mọi người mà còn mang lại sự tin tưởng từ phía đội ngũ nhân viên.

Một phong thái đĩnh đạc kèm một tư duy sắc bén sẽ giúp cho các Chairman rất nhiều trong việc điều hành cả doanh nghiệp trước sự cạnh tranh khốc liệt của thương trường.

Việc làm truyền thông

3. Nên học ngành gì để có thể trở thành Chairman?

Nếu đọc tới đây mà bạn đang có định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng thì có thể vị trí Chairman sẽ là một lựa chọn sáng giá dành cho bạn đó. Để có thể trở thành Chairman của các doanh nghiệp lớn nhỏ, bạn có thể theo học các khối ngành kinh tế như quản trị kinh doanh hoặc quản trị doanh nghiệp. Những khối ngành này sẽ mang lại cho bạn những kiến thức cần thiết phục vụ cho công việc sau này nhiều hơn, cũng như cho bạn những trải nghiệm sát thực tế nhiều hơn là các ngành nghề khác.

Tuy nhiên, để trở thành một Chairman không hề dễ dàng gì. Bạn phải biết kiên nhẫn, chịu khó đi từ các vị trí thấp nhất, nhỏ để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, đồng thời trau dồi các tố chất mà một Chairman cần phải có được. Nếu bạn không thể đạt được vị trí Chairman trong doanh nghiệp thì có thể nghĩ tới cách tốt nhất đó là tự sáng lập công ty cho riêng bản thân mình nhé.

4. Cơ hội nhận được khi trở thành một Chairman là gì?

Cơ hội nhận được khi trở thành một Chairman là gì?
Cơ hội nhận được khi trở thành một Chairman là gì?

Khi bạn trở thành một Chairman, bạn sẽ nhận được những gì? Đây là câu hỏi mà hầu hết các bạn trẻ đang định hướng nghề nghiệp quan tâm tới. Hãy cùng giải đáp nhé!

Khi bạn trở thành một Chairman, đầu tiên đó là mức lương vô cùng cao, rơi vào khoảng 70 triệu tùy theo cơ cấu tổ chức của mỗi doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, bạn sẽ nhận mức lương vô cùng hậu hĩnh.

Tiếp đến, đó là các cơ hội về danh tiếng và uy tín. Nếu công ty hay doanh nghiệp của bạn trở nên nổi tiếng như Vingroup, bạn sẽ trở thành một quý ông đầy quyền lực và nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế cũng biết tới bạn. Đây chính là cơ hội làm ăn tốt cho các Chairman đó.

Tuy nhiên, đánh đổi lại cho những cơ hội hấp dẫn đó là những thách thức nhất định. Đó là áp lực công việc, là nguy cơ rủi ro, là những vấn đề liên quan tới nhân sự, là sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp khác, là sự biến động ngoại cuộc như tình hình chính trị, tình hình dịch bệnh như Covid-19 vừa qua,… Vì vậy, các Chairman phải dũng cảm đối mặt và giải quyết.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2051 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT