Chi trả dịch vụ môi trường rừng là gì? Nguyên tắc chi trả và những quy định hiện hành ở Việt Nam
Theo dõi work247 tạiRừng luôn được ví là một “thực thể sống” quan trọng ở trên Trái Đất, là lá phổi xanh cũng như nguồn cung cấp oxi để đảm bảo sự sống của con người cũng như các sinh vật khác. Nhưng ngày nay rừng đang bị tàn phá nặng nề và ngày càng nghiêm trọng. Vậy chi trả dịch vụ môi trường rừng là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé
1. Dịch vụ môi trường rừng là gì?
Trước tiên chúng ta nên hiểu về định nghĩa của môi trường rừng. Theo nghị định 99/2024 của chính phủ thì môi trường rừng gồm tập hợp của các hệ sinh thái: động-thực vật, đất, nước, không khí, vi sinh vật và cảnh quan thiên nhiên. Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác”
Dịch vụ môi trường rừng nói theo một cách dễ hiểu nhất đó chính là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng mang lại lợi ích cho các hộ gia đình, cộng đồng và nền kinh tế.
Theo luật lâm nghiệp 2024 đã nêu các loại dịch vụ môi trường rừng cụ thể như sau:
Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, sông, suối
Duy trì nguồn nước sạch và liên tục cho sinh hoạt, sản xuất
Hấp thụ và lưu giữ cac-bon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững tăng trưởng xanh.
Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch.
Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản.
2. Chi trả dịch vụ môi trường rừng là gì?
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là một vấn đề về quan hệ tài chính khá mới ở Việt Nam và cũng như trên thế giới. Rừng từ trước đến nay luôn đem lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống con người, đem lại oxi bầu không khí trong lành, những địa điểm du lịch kì vĩ ảo diệu từ thiên nhiên, hỗ trợ sản xuất và trồng trọt, phòng lũ đầu nguồn,… cùng rất nhiều lợi ích khác nữa. Trong khi nhu cầu về những lợi ích này càng tăng thì khả năng chu cấp của rừng ngày càng giảm vì hệ sinh thái đang phải đối mặt với những biến đổi và thách thức lớn dẫn tới suy thoái trầm trọng. Nhiều nguyên nhân đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng này như sự bùng nổ dân số gần đây khiến cho một số nơi phải xâm chiếm rừng làm nhà, nhu cầu phát triển kinh tế, sự thiếu hiểu biết về chức năng hệ sinh thái rừng hay là vì làm lơ đi việc bảo vệ thiên nhiên do lợi ích cá nhân tối đa hóa lợi nhuận.
Chính những vấn đề như trên nên việc chi trả môi trường rừng được đề ra nhằm góp phần giảm thiểu những tác hại xấu cho môi trường, vừa giúp bảo vệ thiên nhiên vừa giúp rừng “vận hành” một cách lành mạnh và luôn cung ứng được cho những nhu cầu thiết yếu của con người.
Vậy chi trả môi trường rừng đó chính là việc giao dịch tự nguyện được thực hiện bởi ít nhất giữa một người mua và một người bán trên cơ sở tự nguyện và chỉ khi người bán đảm bảo cung ứng dịch vụ môi trường này một cách hợp lí nhất. Chính điều này đã giúp cho các chủ quản lí bảo vệ và phát triển khu rừng một cách tốt hơn và hạn chế tình trạng ô nhiễm rừng.
Xem thêm: Bạn có biết chứng thực là gì? Các điều cần biết về chứng thực
3. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng
Theo Điều 62 Luật Lâm nghiệp 2024 quy định như sau:
Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng sẽ phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Việc chi trả tiền dịch vụ sẽ được tiến hành qua hai hình thức trực tiếp hay gián tiếp
Tiền chi trả dịch vụ này là một yếu tố trong giá thành sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa của bên sử dụng dịch vụ môi trường.
Đảm bảo công khai, khách quan và công bằng phù hợp với pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam kí kết hay gia nhập.
4. Đối tượng và hình thức chi trả quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
4.1. Đối tượng
Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
Chủ của khu rừng được quy định tại Điều 8 của luật Lâm nghiệp năm 2024
Cá nhân, tổ chức, các hộ gia đình và những cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán phát triển và bảo vệ rừng đối với chủ rừng là khu rừng do Nhà nước nắm quyền quản lí.
Ủy ban nhân dân xã và tổ chức khác được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lí theo quy định của Pháp luật.
Đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
Các cơ sở cung cấp nước sạch cho sinh hoạt sẽ phải trả tiền dịch vụ để duy trì nguồn nước
Các cơ sở công nghiệp trả tiền dịch vụ cho việc duy trì nguồn nước sạch phục vụ các hoạt động sản xuất công nghiệp.
Cơ sở sản xuất thủy điện sẽ trả tiền về các dịch vụ hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng sông, hồ, suối và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện.
Cá nhân hay tổ chức kinh doanh dịch vụ sinh thái nghỉ dưỡng thì sẽ phải trả tiền dịch vụ để bảo vệ và duy trì vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên, bảo tồn sự đa dạng của hệ sinh thái rừng.
Tổ chức các nhân hoạt động kinh doanh và sản xuất gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ cac-bon của rừng.
Cơ sở nuôi trồng hải sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đê, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố về môi trường , hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản.
Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật
4.2. Quản lí và sử dụng
Quản lí và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng được thực hiện như sau
Xác định tổng số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng
Xác định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng
Xác định đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng
Xác định hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng
Lập kế hoạch thu, chi dịch vụ môi trường rừng
Xác định trường hợp được miễn, giảm nộp tiền dịch vụ môi trường rừng
Tổ chức chi trả dịch vụ môi trường rừng
Kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
Việc làm môi trường tại Hồ Chí Minh
5. Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng
5.1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng sẽ có quyền sau đây:
Sẽ được thông báo về kết quả, tình hình của kế hoạch thực hiện bảo vệ và phát triển khu rừng trong phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; thông báo về diện tích và trạng thái rừng.
Được thông báo cho về kết quả chi trả và ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng đến bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Được tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kết quả bảo vệ và phát triển.
Yêu cầu cơ quan nhà nước cấp trên xem xét và can thiệp vào việc điều chỉnh chi phí thanh toán cho dịch vụ môi trường rừng nếu bên cung cấp không thực hiện đúng thực trạng, diện tích rừng hoặc làm giảm chất lượng so với thỏa thuận ban đầu mà bên sử dụng đã thanh toán.
5.2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây:
Ký hợp đồng và đưa ra chính xác số tiền dịch vụ môi trường rừng phải chi trả cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Trả tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng với chủ rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp hoặc cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp.
Xem thêm: Copyright là gì? Và những vấn đề liên quan tới copyright
6. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng
6.1. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có quyền sau đây:
Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ phải chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp năm 2024
Được cung cấp thông tin, tài liệu về giá trị dịch vụ môi trường rừng.
Được tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ phục vụ chi trả, kiểm tra quá trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng của cơ quan quản lý nhà nước và của quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
6.2. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây:
Phải bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo quy hoạch, kế hoạch quản lý đối với từng loại rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo hợp đồng khoán đã ký với chủ rừng
Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập phải quản lý, sử dụng số tiền được chi trả theo quy định của pháp luật.
Với bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã có một cái nhìn rõ ràng hơn về hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng từ đó góp phần hiểu hơn về trách nhiệm to lớn trong việc giữ gìn và bảo vệ tự nhiên luôn xanh – sạch – đẹp.
4753 0