Ý nghĩa của citizenship là gì và những vấn đề xoay quanh cụm từ
Theo dõi work247 tạiBạn định nghĩa citizenship là gì? Theo bạn thì công dân toàn cầu cần phải đáp ứng những yêu cầu gì? Giới trẻ Việt Nam hiện nay - những công dân hiện đại cần làm gì để thành công? Cùng work247.vn dạo quanh một vòng để tìm kiếm câu trả lời nhé.
1. Bạn định nghĩa citizenship là gì?
Nếu như bạn đang đi du học hay du lịch theo chuyến, sinh sống và học tập, công tác ở nước ngoài thì chắc chắn sẽ vài lần đã từng gặp qua cụm từ citizenship. Citizenship được dịch từ Tiếng Anh sang nghĩa Tiếng Việt mang nghĩa là tư cách công dân. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ chính xác về tư cách công dân là gì. Chưa kể, một số người còn bị nhầm lẫn citizenship với cả quốc tịch (national). Tuy nhiên, nếu bạn tìm hiểu kĩ thì sẽ thấy hai cụm từ này có định nghĩa khác nhau hoàn toàn. Quốc tịch (national) là mối liên hệ giữa một cá nhân và một quốc gia có lãnh thổ hoặc chủ quyền biên giới rõ ràng. Một người chỉ mang quốc tịch khi họ sinh ra ở nơi đó, được nhận làm con nuôi, kết hôn hoặc theo họ hàng dòng dõi. Quốc tịch cho phép quốc gia có quyết định về các quyền pháp luật của cá nhân và bảo vệ họ. Còn tư cách công dân (citizenship) thì chứa nghĩa bé hơn. Citizenship là mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân và quốc gia, không cần đến quốc tịch. Với citizenship, bạn sẽ được hưởng một số quyền lợi và có trách nhiệm nghĩa vụ, bổn phận nhất định.
2. Công dân toàn cầu và những tiêu chuẩn được đặt ra
2.1. Theo bạn hiểu thì công dân toàn cầu là gì?
Cụm từ "công dân toàn cầu" trong tiếng Anh có thể được hiểu là "global citizen". Công dân toàn cầu là chỉ những cá nhân đang sống và học tập, lao động, làm việc ở khắp mọi nơi trên thế giới, thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Họ không bị giới hạn về số lượng quốc tịch nên một người có thể mang từ một đến ba, bốn quốc tịch cùng lúc.
Nhờ sự xuất hiện của công dân toàn cầu, các quốc gia ngày càng phát triển hưng thịnh bởi sự nỗ lực cống hiến của nhiều nhân tài. Những công dân này, cùng với sự hỗ trợ của citizenship luôn tích cực đóng góp tri thức, tài năng của mình để giúp ích và làm giàu cho xã hội, trở thành cầu nối hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.
Đặc điểm để nhận diện công dân toàn cầu bao gồm các dấu hiệu sau: họ đi lại nhiều nơi, di chuyển liên tục, đến khắp các châu lục, mang hơn một quốc tịch, có kiến thức sâu rộng về văn hóa, phong tục, tập quán con người, đất nước của nhiều nơi, tiếp xúc trực tiếp với bạn bè quốc tế, thu nhập được tính theo đơn vị nước ngoài và có tầm ảnh hưởng nhất định với những quốc gia mà bạn đã từng đi qua.
Việc làm ngân hàng - chứng khoán - đầu tư
2.2. Những tiêu chuẩn được đặt ra dành cho những công dân toàn cầu
Sinh ra là một công dân hiện đại, bên cạnh những thứ bạn đang học hiện nay, hãy phấn đấu hơn nữa để trở thành công dân toàn cầu vì sẽ có rất nhiều lợi ích và cơ hội mở ra cho bạn lựa chọn mà không phải ai cũng dễ dàng có được.
Khi trở thành công dân toàn cầu, bạn sẽ dễ dàng thích nghi được với mọi nơi trên thế giới mà không gặp bất kì trở ngại nào hay bị lạ lẫm, mơ hồ về những thứ xung quanh. Bạn có thể giap tiếp, chuyện trò với mọi người, bạn có thể đi lại tự do thoải mái, tới bất cứ đâu mà mình muốn vì ở chỗ nào bạn cũng biết cách sinh tồn được.
Bên cạnh đó, công dân toàn cầu là những người đã đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều thứ, được tiếp xúc với các tri thức, tinh hoa văn hóa, kinh nghiệm,... nên hiểu biết sâu rộng, am hiểu hơn, trình độ năng lực cao hơn nên sẽ không bao giờ phải lo thất nghiệp vì cơ hội nghề nghiệp vốn dĩ cực kì rộng mở. Các nhà tuyển dụng cực kì thích những người như vậy. Không những thế, mức thu nhập từ bên nước ngoài cũng rất cao (trung bình gấp 10 lần Việt Nam), môi trường làm việc thì hiện đại, năng động, không ngừng thay đổi. Thậm chí, nếu bạn quyết định định cư ở nơi đó với thời gian lâu dài để học tập và làm việc thì sẽ được cấp cả quyền citizenship nữa.
Để trở thành công dân toàn cầu, bạn cần phải học hỏi và rèn luyện không ngừng để đáp ứng một số tiêu chuẩn sau đây:
- Có khả năng thành thạo ngôn ngữ
Tiếng Anh được lựa chọn là ngôn ngữ chung trên toàn thế giới. Là công dân toàn cầu, tối thiểu bạn phải nắm vững được ngôn ngữ Anh để thuận tiện trong việc nói chuyện với người nước ngoài. Chẳng hạn, bạn được điều đi công tác ở nước Nhật nhưng chỉ biết Tiếng Anh. Trong trường hợp đó, nếu những đối tác còn lại biết Tiếng Anh thì không vấn đề gì, nhưng nếu bạn cũng không thể tìm thấy một người phiên dịch biết Tiếng Việt thì làm sao đây? Hãy thuê một người vừa biết tiếng Nhật, vừa biết Tiếng Anh. Nhưng tốt nhất, sau khi thành thạo Tiếng Anh rồi, mỗi người chúng ta hãy tự trang bị thêm càng nhiều ngôn ngữ nước ngoài càng tốt như tiếng Trung, Hàn, Nhật, Nga, Đức,... Bạn sẽ không bị thiệt đâu.
- Tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán, phong cách sống của một vài đất nước trên thế giới hoặc những nơi bạn sắp đến
Việc này cực kì quan trọng nếu như đây là lần đầu tiên bạn đặt chân đến nơi đó. Nhập gia tùy tục là câu nói không bao giờ lỗi thời. Dù ở đâu đi chăng nữa, bạn cũng phải học cách thích nghi cuộc sống và thay đổi phù hợp để tránh gặp những vấn đề rủi ro không đáng có nếu chẳng may lỡ hành động hoặc nói nhầm điều gì đụng chạm đến văn hóa, phong tục nơi đó. Cách sống của bạn nếu có sự khác biệt lớn cũng rất khó để hòa nhập. Một người bên Mỹ sống rất thoáng và cởi mở, nhưng khi sang bên các nước Châu Á thì phải cực kì nghiêm túc những luật lệ, quy định ngầm ở đây như ăn mặc kín đáo chẳng hạn.
- Rèn luyện các kĩ năng mềm
Ngoài những kiến thức, lý thuyết bạn đã học được trong sách vở - kĩ năng cứng, bạn nên bổ sung, trau dồi thêm các kĩ năng mềm đẻ thích nghi với cuộc sống nhanh hơn và rút ra kinh nghiệm trả lời phỏng vấn hiệu quả. Những kĩ năng mềm cần thiết hiện nay gồm có: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đàm phán - thuyết phục, kĩ năng lãnh đạo,...
- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Hãy luôn tự nhắc nhở bản thân: hòa nhập nhưng không được hòa tan. Hãy học cái hay, cái tốt, đừng học cái dở, cái xấu theo phong trào. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng là một hình thức để các công dân toàn cầu có thể giao lưu, quảng bá hình ảnh đất nước tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế và học hỏi, tìm hiểu lẫn nhau.
3. Tìm hiểu định nghĩa công dân Việt Nam là gì?
Một người mang quốc tịch của quốc gia nào thì họ sẽ được công nhận là công dân của quốc gia ấy. Tương tự như vậy, chúng ta cũng có thể hiểu công dân Việt Nam theo nghĩa đó. Công dân Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam và được Nhà nước bảo vệ, được hưởng quyền lợi, mang trách nhiệm thực hiện bổn phận, nghĩa vụ với đất nước, tuân thủ đúng các luật lệ, quy định đã được ban hành trong hiến pháp. Khi đến tuổi 18, công dân Việt Nam sẽ chính thức được công nhận citizenship và có quyền đi bầu cử, được bảo hộ khi đi công tác, học tập, làm việc, sinh sống, định cư ở nước ngoài.
Chúng ta luôn biết rõ Việt Nam là một đất nước đang phát triển. Trong thời kì hội nhập kinh tế hiện nay, chúng ta đang đứng trước muôn vàn cơ hội và thách thức. Cơ hội là được tiếp thu kiến thức, văn hóa đa dạng, phong phú, được gặp gỡ bạn bè quốc tế, thu hút nhiều nhà đầu tư, mở rộng thị trường, môi trường làm việc, cơ hội kiếm việc làm thu nhập cao. Nhưng đi kèm với đó là còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết và khắc phục như rào cản ngôn ngữ, thu nhập kinh tế, trình độ làm việc chuyên môn,...
4. Khám phá giới trẻ Việt Nam
Trước khi đi vào tìm hiểu, hãy xem qua định nghĩa giới trẻ là gì và khám phá giới trẻ thích gì nhé. Giới trẻ là bộ phận những người trẻ tuổi, đang ở giai đoạn quan trọng nhất trong việc nắm giữ các quyết định thay đổi cuộc đời và có citizenship.
Với sự bùng nổ của thời đại công nghệ số, không quá khó để bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ luôn cầm điện thoại túc trực trên tay hoặc ngồi trước màn hình laptop để truy cập mạng, chơi game,... Những người trẻ ngày nay rất thông minh, năng động, nhanh nhạy, sáng tạo. Họ biết tận dụng ưu điểm, các tính năng của mạng xã hội để phục vụ cuộc sống, áp dụng vào việc học tập, làm việc nhanh hơn và thay đổi bản thân. Chúng ta có thể học Tiếng Anh qua mạng, học khóa kĩ năng mềm online, tra cứu thông tin du học, tìm hiểu văn hóa nước ngoài, giao lưu bạn bè trên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram,...
Giới trẻ Việt Nam hiện nay đã bắt đầu có ý thức cố gắng để trở thành công dân toàn cầu và làm rạng danh, tự hào thế hệ trẻ Việt Nam. Nhiều bạn đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc học tập và tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện của Đoàn Thanh Niên, Hội hiến máu, các câu lạc bộ hoạt động vì cộng đồng để xây dựng đất nước.
5. Giới trẻ Việt Nam làm gì để thành công?
- Có mục tiêu, mơ ước
Mục tiêu, mơ ước chính là định hướng để cho các bạn trẻ Việt Nam đi đúng đường và tạo ra một rào cản vô hình cho bản thân để tránh những cạm bẫy tinh vi ngoài xã hội. Người thành công thường là những người có mục đích rõ ràng, có lý tưởng sống, biết mơ ước và hiểu liên hệ bản thân là gì.
- Có ý chí nỗ lực phấn đấu, chăm chỉ, siêng năng
Nỗ lực làm việc, kiên trì theo đuổi công việc, siêng năng lao động chính là bí quyết chung để dẫn nhiều bạn trẻ vượt qua thất bại, trưởng thành hơn và chinh phục những thành công mới. Tuổi trẻ là khoảng thời gian rất quý và có nhiều cơ hội nhất để sửa chữa lỗi sai, làm lại từ đầu nên các bạn trẻ Việt Nam hãy đừng lo sợ, ngần ngại điều gì cả và mạnh mẽ, tự tin thử sức với những dự định và kế hoạc mà bạn đã lập ra nhé. Hãy cố gắng biến điều ước của bạn thành hiện thực để chứng minh với mọi người bạn có khả năng làm được.
Ngoài hai điều quan trọng vừa được liệt kê ở trên, bạn trẻ Việt Nam còn phải liên tục trau dồi kiến thức, khả năng, kinh nghiệm để không bị bỏ tụt lại phía sau và hội nhập cùng công dân thế giới.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất mà work247.vn đã tổng hợp được về cụm từ citizenship và các tiêu chuẩn để đáng giá một công dân toàn cầu. Qua bài viết này, hi vọng bạn đã biết được thêm global citizen là gì và tìm ra được các bí quyết để tạo nên thành công trong cuộc sống và áp dụng những bí quyết đó thành công. Hãy học cách liên hệ bản thân bằng cách học tập và làm thêm tấm gương, đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh nếu bạn muốn trở thành công dân hiện đại hoặc công dân toàn cầu đúng nghĩa nhé.
5652 0