Giải đáp cơ quan hành pháp là gì và có tầm quan trọng ra sao
Theo dõi work247 tạiCơ quan hành pháp là cơ quan đóng vai trò hết sức quan trọng và thiết yếu trong bộ máy Nhà nước, là bộ phận không thể thiếu để duy trì trật tự của mọi quốc gia. Là một công dân, bạn nên biết về khái niệm cơ quan hành pháp là gì và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ ra sao. Những thông tin tổng quan về cơ quan hành pháp sẽ được chúng tôi trình bày trong bài viết sau đây.
1. Định nghĩa thế nào là cơ quan hành pháp
Về khái niệm, cơ quan hành pháp được hiểu là một trong những bộ phận cơ bản cấu thành nên Nhà nước, có chức năng tổ chức thực hiện, thi hành Hiến pháp và các chính sách, đạo luật do Quốc hội hoặc do Nghị viện ban hành. Hành pháp cùng với lập pháp và tư pháp là ba quyền hợp thành cơ cấu quyền lực Nhà nước.
Mỗi quốc gia lại có một mô hình cơ quan thực hiện quyền hành pháp khác nhau. Ví dụ như ở Vương quốc Anh, Nữ hoàng – nguyên thủ quốc gia là người nắm quyền hành pháp, song chỉ là tượng trưng, quyền hành pháp thực tế nằm trong tay bộ máy hành pháp trực thuộc Thủ tướng. Ở Anh, quyền lập pháp và quyền thực thi pháp luật không được tách rời mà thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Trái ngược với Anh là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tại đây lập pháp và hành pháp được tách biệt và Tổng thống Mỹ – nguyên thủ quốc gia là đứng đầu cơ quan hành pháp, được trao tất cả các quyền hành pháp.
Tại Việt Nam, quyền hành pháp được tập trung chủ yếu vào Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp, nguyên thủ quốc gia cũng không nắm nhiều quyền hành pháp như nguyên thủ các nước cộng hòa tổng thống hoặc cộng hòa lưỡng tính. Quyền hành pháp ở Việt Nam được thực hiện đồng thời bởi nhiều chủ thể: Chủ tịch nước, Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan hành pháp địa phương.
Xem thêm: Nội chính là gì? Cơ quan nội chính có chức năng, vai trò thế nào?
2. Một số đặc điểm của cơ quan hành pháp Việt Nam
- Cơ quan hành pháp Việt Nam thực hiện quyền hành pháp với mục tiêu phục vụ nhân dân, đồng thời cũng chịu sự kiểm tra và giám sát của nhân dân.
- Bộ máy Nhà nước Việt Nam có sự kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lực Nhà nước, bao gồm lập pháp, hành pháp, tư pháp. Do đó, quyền hành pháp của Chính phủ Việt Nam chỉ có tính độc lập tương đối với hai quyền còn lại và vẫn đặt dưới sự giám sát tối cao của Quốc hội.
- Quyền hành pháp tại Việt Nam được thực hiện bởi toàn bộ hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước, từ trung ương cho đến địa phương. Tức là Chính phủ và các cơ quan trực thuộc Chính phủ không chỉ là cơ quan hành pháp duy nhất, mà quyền hành pháp còn được ủy quyền và phân cấp cho chính quyền tại các địa phương.
- Tuy Hiến pháp 2024 nêu rằng Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, có vai trò thực hiện các quyền hành pháp, dòng ngoài Chính phủ, tất cả các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Việt Nam đều tham gia thực hiện quyền hành pháp theo mức độ khác nhau, có thể kể đến các chủ thể như: Quốc hội, Tòa án, Chủ tịch nước, Chính quyền địa phương.
Xem thêm: Cơ quan tư pháp là gì? Hệ thống cơ quan tư pháp ở Việt Nam
3. Các chủ thể đóng vai trò là cơ quan hành pháp tại Việt Nam
Như đã nêu trên, quyền hành pháp ở Việt Nam không phải là quyền độc tôn của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước, mà được phân chia cho các chủ thể khác nhau cùng thực hiện đồng thời.
3.1. Chính phủ
Chính phủ là chủ thể cơ bản của quyền hành pháp, Hiến pháp Việt Nam xác định rõ trách nhiệm của tập thể Chính phủ, bao gồm cá nhân Thủ tướng Chính phủ và các thành viên của Chính phủ, trong hoạt động tổ chức thực hiện, thi hành Hiến pháp và các chính sách, đạo luật.
Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nắm quyền quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, cơ chế, thể chế quản lý hành chính Nhà nước.
Chính phủ đóng vai trò quan trọng nhất trong bộ máy Nhà nước trong việc thực hiện các kế hoạch thi hành pháp luật. Các cơ quan khác chỉ quản lý một số lĩnh vực nhất định, còn Chính phủ thì quản lý tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, từ cấp trung ương đến cấp địa phương.
Chính phủ là cơ quan đại diện cho nguyện vọng của nhân dân, do đó việc thực hiện quyền hành pháp của Chính Phủ luôn phải hướng tới đáp ứng các mục tiêu của nhân dân, phải chịu sự giảm sát từ phía nhân dân và gắn liền với lợi ích của nhân dân.
3.2. Quốc hội
Ngoài quyền lập pháp, Quốc hội cũng có những nhiệm vụ, quyền hạn khác mà trong đó bao hàm hoạt động triển khai thực hiện pháp luật, tức quyền hành pháp. Theo như Hiến pháp, Quốc hội có những quyền hạn nhất định trong việc ra các quyết định quan trọng với quốc gia, mang tính hành pháp rõ rệt chứ không nằm trong chức năng lập pháp của Quốc hội.
Chẳng hạn, Quốc hội sẽ thảo luận và ra nghị yêu cầu Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ phát triển về kinh tế - xã hội theo từng năm, từng giai đoạn, vạch ra với các định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu mà Chính phủ cần đạt được. Xét ở góc độ phân công quyền lực cho thấy, tính chất và nội dung của quyền hạn này của Quốc hội không thuộc về quyền lập pháp.
3.3. Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là người thực hiện cả ba hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp, cũng là trung tâm quan trọng của ba nhánh quyền lực cơ bản này.
Ảnh hưởng của Chủ tịch nước đến quyền hành pháp dược thể hiện chủ yếu thông qua các quyền như: quyền đề nghị Quốc hội bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức một số chức vụ quan trong bộ máy Nhà nước (Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng,…), quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ và tham gia thành lập bộ máy Chính phủ.
3.4. Tòa án
Hiến pháp nước ta quy định rằng Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam.
Về mặt pháp lý thì Tòa án hầu như không có sự lệ thuộc vào Chính phủ, do đó khả năng kiểm soát của Chính phủ đối với Tòa án là không cao. Song, ở mức độ nhất định, Chính phủ vẫn có thể kiểm soát các cơ quan thực hiện quyền tư pháp thông qua việc kiểm soát thu chi tài chính, ngân sách phục vụ cho hoạt động tư pháp.
Quyền quản lý các cán bộ và cơ sở vật chất của Tòa án địa phương là thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao, tuy nhiên quyền quản lý các Toà án địa phương về cán bộ và cơ sở vật chất, xét về bản chất và thực tiễn, thì là thuộc về quyền hành pháp.
Xem thêm: Tìm việc làm công chức viên chức
3.5. Chính quyền địa phương
Theo Hiến pháp Việt Nam 2024, các cơ quan chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Trong đó, vị trí pháp lý và nhiệm vụ của hai cơ quan chính quyền địa phương này đều được xác định rất rõ ràng. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thực hiện hai hoạt động chính, một là hoạch định chính sách, hai là triển khai thực hiện pháp luật trong phạm vi địa phương.
Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương mình. Ủy ban nhân dân sẽ là cơ quan trực tiếp thực thi những nghị quyết của Hội đồng nhân dân, đưa Hiến pháp và pháp luật vào trong đời sống của địa bàn mình quản lý.
Trên đây là những thông tin tổng quan giải đáp thắc mắc cơ quan hành pháp là gì và các cơ quan ấy thực hiện quyền hành pháp ra sao. Là môn công dân, bạn hãy chủ động trang bị cho mình thật nhiều kiến thức về luật pháp và bộ máy Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hành pháp. Hi vọng chúng tôi đã giúp bạn tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và lý thú.
2299 0