Concierge là gì? Những nhiệm vụ tại vị trí concierge

Theo dõi work247 tại
Lê Minh Phượng tác giả work247.vn Tác giả: Lê Minh Phượng

Trong kinh doanh khách sạn, không chỉ các yếu tố thuộc về bên trong như nội thất chất lượng dịch vụ mới được coi trọng mà những giá trị thuộc về diện mạo, bộ mặt bên ngoài của hệ thống cũng được đầu tư, chăm chút. Sự cần thiết của sự đầu tư này đã cho ra đời bộ phận concierge. Vậy concierge là gì? Vai trò, các nhiệm vụ của bộ phận này được thể hiện như thế nào? Hãy đọc bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin nghề nghiệp hữu ích trong lĩnh vực khách sạn nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Concierge là gì?

 Concierge là một thuật ngữ bắt nguồn từ châu Âu, cũng là bộ phận phổ biến mà trong hầu hết các khách sạn tại Châu Âu đều tuyển dụng. Họ là những người chuyên thực hiện công tác phục vụ tại khu vực tiền sảnh của khách sạn. Nói một cách tổng quan thì bộ phận này sẽ phục vụ tất cả những yêu cầu từ khách hàng đến với khách sạn và hỗ trợ các bộ phận khác bao gồm bộ phận Bellman và Doorman.

Concierge là gì?
Concierge là gì?

Trong tiếng Pháp, từ ngữ này được sử dụng với ý nghĩa chỉ người gác cổng hay những người chuyên trách công việc đi thắp nến ở trong cung điện. Chính vì có nguồn gốc như thế cho nên người ta đã dùng từ này để chỉ người đứng gác ở cửa.

Còn trong từ điển Tiếng Anh có dịch nghĩa rõ, concierge chính là người phục vụ, chuyên đáp ứng mọi yêu cầu của khách. Dần dà, thực tế sử dụng của con người đã dựa vào ý nghĩa nền móng đã hiểu về concierge mà định hình rõ tính chất chuyển ngành của nó.

Đến nay, concierge đã trở thành một ngôn ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực khách sạn, mô tả vị trí của những nhân viên chuyên hỗ trợ nhanh khách hàng ngay từ khu vực tiền sảnh. Chỉ cần hỗ trợ được khách hàng trong quá trình tìm hiểu và tiếp cận dịch vụ của khách sạn thì bất cứ việc gì nhân viên concierge cũng sẽ thực hiện. Do đó, công việc của họ là sự tổng hợp rất nhiều đầu việc khác nhau như đăng ký bữa ăn cho khách, xách hành lý, làm các việc lặt vặt khác yêu cầu,…

Khái niệm Concierge
Khái niệm Concierge

Nếu như đã biết concierge là gì, hiểu rõ nó là một nghề xuất hiện và phục vụ thường xuyên tại khu vực tiền sảnh của khách sạn thì chúng ta cũng có được một kết luận rằng, sẽ lại có thêm một cơ hội việc làm nữa để người lao động có thể lựa chọn ứng tuyển nếu như muốn tham gia hoạt động trong lĩnh vực khách sạn. Đó chính là bộ phận phục vụ tại tiền sảnh – concierge.

Vậy để theo đuổi nghề hiệu quả, bạn cần phải có thêm hiểu biết về các nhiệm vụ và những cơ hội phát triển khác của nghề. Nội dung bên dưới sẽ cung cấp những thông tin cụ thể hơn nữa về việc làm này.

2. Những công việc chủ yếu của nhân viên tiền sảnh concierge

Dù đứng ở khu vực tiền sảnh nhưng công việc mà concierge thực hiện chủ yếu mang tính chất hỗ trợ, do đó, về bản chất, họ được coi là những người làm công việc thầm lặng. Vậy công việc đó là gì?

2.1. Concierge thực hiện công tác hỗ trợ bộ phận Doorman và Bellman

Vì là hỗ trợ nên các nhiệm vụ mà họ thực hiện cũng có bản chất giống với hai bộ phận trên. Đó là chào đón khách hàng khi đến với khách sạn, đưa ra những hướng dẫn cụ thể để khách hoàn thành thủ tục check – in khách sạn.

Nhiệm vụ của Concierge
Nhiệm vụ của Concierge

Dù chưa quyết định sẽ lưu trú lại tại khách sạn hay không nhưng khách hàng vẫn sẽ nhận được sự hỗ trợ của Concierge trong việc giữ và vận chuyển hành lý trong quá trình khách nghe tư vấn dịch vụ, check – in và vẫn thực hiện tiếp tục điều đó khi khách hàng check – out. Cho đến khi khách có nhu cầu đặt phòng và đã hoàn thành xong thủ tục check – in, nhân viên Concierge sẽ hỗ trợ khách vận chuyển hành lý lên tận phòng nếu như họ cần hỗ trợ điều đó.

2.2. Nhân viên Concierge phụ trách quản lý ấn phẩm, tạp chí

Ở các khách sạn thường bày rất nhiều tạp chí, ấn phẩm ở tiền sảnh, tại các bàn tiếp khách hoặc kệ giá trưng bày. Bạn có biết những ấn phẩm này do ai quản lý, phụ trách hay không? Không ai khác, người quản lý số tài liệu này chính Concierge.

Nhân viên tiền sảnh sẽ phải luôn đảm bảo có đủ số lượng những ấn phẩm cần thiết để trưng bày, vừa tạo ra một diện mạo thẩm mỹ cho khách sạn lại vừa có thể phục vụ khách hàng đọc giải trí khi chờ đợi hỗ trợ hoặc nghỉ chân tại khu vực này. Ngoài ra, số tạp chí cần thiết cũng sẽ được chính nhân viên tiền sảnh đem phân phối trực tiếp tới cho từng phòng khách hàng theo yêu cầu đến từ khách hoặc theo quy định về phục vụ của khách sạn.

2.3. Tiếp nhận thư từ, bưu kiện được gửi tới khách sạn

Concierge làm những công việc gì?
Concierge làm những công việc gì?

Concierge sẽ tiếp nhận mọi thư từ, các sản phẩm, bưu kiện được gửi tới cho khách hàng đang lưu trú tại khách sạn. Chuyển bưu kiện, thư từ đó đến tận tay khách trong thời gian sớm nhất có thể. Nếu như khách hàng đã rời đi nhưng bưu kiện vẫn được gửi về địa chỉ khách sạn thì nhân viên Concierge phụ trách giải quyết tình huống này bằng cách thực hiện yêu cầu chuyển tiếp thư từ đến cho khách tại địa chỉ mới, thông báo cho nên viên giao hàng biết về sự việc khách đã rời đi, không tự ý nhận bưu phẩm của khách trong trường hợp này.

2.4. Quản lý mọi nhu cầu thuê hoặc mượn các trang thiết bị tại khách sạn của khách hàng.

Nhân viên Concierge đứng ra phụ trách quản lý đối với các nhu cầu muốn thuê, mượn trang thiết của khách tại khách sạn theo đúng quy định đã được đưa ra. Trong đó có việc thông báo rõ ràng về mức chi phí dịch vụ khi thuê, chi phí cần đặt cọc và các điều kiện thuê cũng như chính sách bồi thường, đền bù nếu xảy ra thiệt hại, hỏng hóc đối với các thiết bị đặc biệt.

Sau khi đảm bảo khách hàng đã nắm bắt rõ quy định và chấp nhận thuê đồ dùng, vật dụng theo thỏa thuận thì tiếp tục nhân viên tiền sảnh sẽ làm thủ tục để cho thuê đúng dụng cụ khách yêu cầu.

2.5. Hỗ trợ các yêu cầu về công nghệ và kỹ thuật

Việc hỗ trợ này được thể hiện qua việc cung cấp mật khẩu wifi cho khách hàng nếu được yêu cầu, Trong quá trình túc trực ở tiền sảnh, nhân viên sẽ tiếp nhận mọi thông tin từ khách hàng về những vấn đề, sự cố kỹ thuật để kết nối tới bộ phận liên quan kịp thời xử lý, đảm bảo nâng cao dịch vụ trải nghiệm của khách hàng khi đến với khách sạn.

2.6. Thực hiện chức năng "từ điển" tư vấn thông tin cho khách hàng

Nhân viên sẽ cung cấp mọi thông tin liên quan đến khu vực xung quanh khách sạn như giới thiệu bản đồ khu vực, giới thiệu cho khách cả những điểm có thể tham quan hoặc các sự kiện đang hoặc sắp diễn ra trong thời gian khách lưu trú tại đây. Các thông tin khác cũng sẽ được cung cấp bởi người nhân viên này như dịch vụ tập Gym, dịch vụ Spa, F&B,…

3. Yêu cầu dành cho vị trí việc làm Concierge

Với rất nhiều đầu việc và thậm chí còn cả những việc không tên khác nữa được đưa cho nhân viên Concierge thực hiện. Nếu không chủ động và linh hoạt thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào kịp thời đáp ứng được những đòi hỏi luôn mang tính cấp thiết của nghề.

Yêu cầu dành cho vị trí việc làm Concierge
Yêu cầu dành cho vị trí việc làm Concierge

Nhân viên tiền sảnh phải linh hoạt, nhanh nhẹn để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách, đem lại cho khách sạn một diện mạo thực sự chuyên nghiệp ai cũng muốn trải nghiệm. Hơn thế, sự khéo léo trong giao tiếp cũng góp phần quan trọng làm cho quá trình thực hiện công việc của họ trở nên hiệu quả hơn.

Ở nhiều khách sạn lớn, thường xuyên đón tiếp khách nước ngoài, bộ phận tiền sảnh còn được đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ với khả năng nghe và nói để sẵn sàng hỗ trợ cho khách hàng tốt nhất.

4. Mức lương dành cho nhân viên Concierge

Hiện nay, nhân viên Concierge được hưởng mức lương dao động từ 3,5 triệu cho đến 8 triệu mỗi tháng. Con số cụ thể hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm quy mô khách sạn nơi bạn làm việc, năng lực của bạn như thế nào, có giỏi ngoại ngữ hay không, có giao tiếp tốt hay không. Chính những điều kiện này sẽ giúp cho mức lương được trả sẽ cao và tạo điều kiện để bạn có thể nhận được tiền tips từ khách hàng nếu như ứng xử khéo léo.

Mức lương của vị trí việc làm Concierge
Mức lương của vị trí việc làm Concierge

Nhìn chung, Concierge là một vị trí quan trọng trong khối khách sạn, có vai trò nâng cao thêm nữa dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo. Phía những nhà quản trị cần phải tìm hiểu Concierge là gì để định hướng tổ chức hiệu quả bộ phận này và phía người lao động nên hiểu rõ về nó để nắm bắt thêm cơ hội nghề nghiệp cho bản thân.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem881 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT