Công chứng viên là gì? Một số hiểu biết về ngành công chứng

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 30-03-2024

Hiện nay trên cả nước các tổ chức hành nghề công chứng ngày càng nhiều, nhu cầu tìm công chứng viên cũng gia tăng. Nhưng bạn có biết công chứng viên là gì? Và công việc của một công chứng viên có thực sự nhàn hạ? Hãy để những thắc mắc của bạn được lý giải qua bài viết dưới đây.

Việc làm luật - pháp lý

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1.Những hiểu biết cơ về công chứng viên

1.1. Công chức viên là gì?

công chứng viên là gì

Công chứng viên – những người mà chúng ta thường gặp khi đến văn phòng công chứng, là nhà chuyên môn về pháp luật, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được Bộ Trưởng Bộ Tư pháp chứng nhận

Là những người chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch, bản dịch, văn bản dịch, chứng thực bản sao, chữ ký trong giấy tờ, băn bản nhằm đảm bảo an toàn pháp lý, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức giúp ổn định và phát triển kinh tế xã hội.

Công chứng viên hầu hết đều là những nhà học giỏi với trình độ chuyên môn cao có kiến thức pháp lý sâu rộng cho nên sẽ áp dụng được pháp luật nhuần nhuyễn, linh hoạt.

1.2. Vai trò của một công chứng viên

Công chứng viên được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của Bộ Tư pháp và được coi như công chức dù không hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Có thể thấy công chứng viên là một công chức đặc biệt vì công chứng viên do nhà nước bổ nhiệm, phải tuân thoe quy định của nhà nước, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước nhưng lại mang hình thức tự do.

Họ rất cần thiết giúp chúng ta giải quyết nhanh gọn các vấn đề về thủ tục tư pháp có tính xác thực và yêu cầu tương đối cao. Công việc này đòi hỏi họ phải rất thận trọng khi thực hiện công việc nhằm đảm bảo đúng pháp luật các hợp đồng, giấy tờ pháp lý.

Như vậy chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của một công chứng viên trong hoạt động pháp lý để giúp phòng ngừa các tranh chấp đáng tiếc có thể xảy ra.

1.3. Làm sao để trở thành một công chứng viên

Công chứng viên là một nghề mà không phải ai cũng có thể ứng tuyển để được. Để tuyển chọn được một công chứng viên có năng lực đáp ứng được yêu cầu của pháp luật thì các chuyên gia pháp luật cần căn cứ theo quy định tại Điều 8, Luật công chứng năm 2024 về tiêu chuẩn công chứng viên như sau:

- Những người đã nắm trong tay tấm bằng cử nhân Luật

- Có kinh nghiệm công tác trong ngành luật từ 05 trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân ngành Luật

- Đã tốt nghiệp từ khóa đào tạo nghề công chứng và đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề vụ công chứng mà đã được quy định theo khoản 2 Điều 10 của bộ luật này

- Yêu cầu về trình độ và kiến thức chuyên môn là một phần, công chức viên còn phải đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự ngành công chứng

- Ngoài ra còn phải đảm bảo sức khỏe để đảm bảo công việc công chứng một cách tốt nhất

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc trong ngành công chứng thì bạn phải đạt được những yêu cầu cần thiết trên. Khi bản thân đã có đủ hết những yêu cầu trên và cảm thấy năng lực bản thân đã đủ thì việc trở thành một công chứng viên là nằm trong tầm tay bạn.

Và để dễ dàng hơn để bạn tiến bước trên con đường trở thành một công chứng viên thì hãy tham khảo các bước sau đây:

Bước 1: Trở thành một cử nhân chuyên ngành Luật tại các trường đào tạo về Luật điển hình như trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP. HCM

Bước 2: Được cơ sở đào tạo nơi mà mình được học về kiến thức Luật cấp chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.

Bước 3: Đã thực hiện kỳ thực tập trong nghề công chứng tại một tổ chức hành nghề công chứng

Bước 4: Sau khi đã trải qua các bước trên thì bạn sẽ trở thành một công chứng viên được bổ nhiệm theo quy định của Luật 

2. Các công việc của một công chứng viên

công việc của công chứng viên

Công chứng viên là một nghề, mà đã là cái nghề thì đương nhiên họ phải có công việc hàng ngày mà họ cần phải thực hiện. Họ là một người hành nghề luật, là một chức danh công do Nhà nước bổ nhiệm và làm việc tại các văn phòng công chứng.

Văn phòng công chứng là một tổ chức dịch vụ công được tổ chức và hoạt động theo quy định của luật công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh được thay mặt cơ quan Nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp các hợp đồng, giao dịch có con dấu và tài khoản riêng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

Tại đây công việc của các công chứng viên là xác thực các văn bản pháp lý và hợp đồng mà công chức viên soạn thảo đồng thời tư vấn cho những người cần đến dịch vụ công chứng.

Họ chỉ được cấp quyền công chứng các hoạt động pháp lý không liên quan đến tố tụng hay điều tra hình sự. Các văn bản họ công chứng nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể pháp luật, phòng ngừa các tranh chấp có thể phát sinh.

Những vấn đề này đặc biệt phải nằm trong khả năng mà công chứng viên có thể giải quyết được bằng việc thực hiện nhiệm vụ trung gian pháp lý và là một công cụ không thể thiếu để quản lý một nền tư pháp

2.1 Phải công chứng những loại hợp đồng nào?

Về chi tiết công việc công chứng của công tố viên thì sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về một số hợp đồng cần công chứng thì mới có giá trị pháp lý gồm có các hợp đồng về nhà ở như sau:

- Hợp đồng mua bán nhà ở

- Hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản

- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

- Hợp đồng mua bán bất động sản đấu giá

- Hợp đồng đổi nhà ở

- Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở

- Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

- Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại.

- Hợp đồng bảo lãnh.

- Hợp đồng trao đổi tài sản

-....

Việc làm công chức - viên chức

2.2 Các bước công chứng giấy tờ hợp pháp
Căn cứ Điều 40 Luật Công chứng 2024, thủ tục công chứng được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng

Người có yêu cầu công chứng trình bày nội dung cần công chứng và hồ sơ tài liệu cần công chứng với Công chứng viên hoặc chuyên viên văn phòng công chứng.

Sau đó công chứng viên sẽ kiểm tra hồ sơ theo thứ tự cần công chứng, kiểm tra các dự thảo hợp đồng, giao dịch không phù hợp với thực tế rồi chỉ cho người yêu cầu công chưng để chỉnh sửa.

Bước 2: Sau khi hoàn thành bước 1, công chứng viên có thể tự thực hiện hoặc giao cho chuyên viên nghiệp vụ thực hiện các công việc cụ thể.

Bước 3: Công chứng viên hướng dẫn cho khách kiểm tra lại nội dung của văn bản hay hợp đồng cần công chứng. Nếu khách có yêu cầu sửa đổi hoặc thêm điều gì thì công chứng viên sẽ xem xét để thực hiện sửa đổi bổ sung theo yêu cầu của khách hàng.

Bước 4: Công chứng viên sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng tính pháp lý của thủ tục, hợp đồng sẽ ký chứng nhận hợp đồng và chuyển hồ sơ cho bên thu phí.

Bước 5: Khách tiếp nhận hồ sơ công chứng sau khi được gọi tên nộp phí công chứng, và các chi phí khác theo quy định.

Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội

3. Thực trạng nghề công chứng viên hiện nay

thực trạng công chứng viên hiện nay

Nghề công chứng viên là gì? Đây có phải là công việc mang đúng cái nghĩa “việc nhẹ lương cao” mà chúng ta đang tìm kiếm? Một cái nghề mà nhiều người nghĩ là chỉ ngồi đóng dấu ăn tiền.

Đó là cái nhìn của những người chỉ nhìn bề ngoài mà không hiểu được bản chất bên trong của cái nghề này. Ở cái nghề này họ phải có một kho kiến thức về luật thực sự là giàu có. Họ phải chịu trách nhiệm cho những gì họ đã công chứng – đây thực sự là một trách nhiệm rất lớn. Vì nếu không chứng nhận đúng pháp luật thì sẽ rất dễ bị ra tòa.

Trong năm nay, ngày 3/1 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong Luật Công Chứng trong đó nêu rõ giới hạn độ tuổi bổ nhiệm và tuổi hành nghề của công chứng viên.

Trong vài năm trở lại đây, nghề công chứng có sự phát triển mạnh mẽ nhờ chủ trương xã hội hóa theo Luật Công Chứng. Chính sự phát triển mạnh mẽ này đã đặt ra những vấn đề không thể không quan tâm.

Có một nỗi lo là 67% công chứng viên được miễn đào tạo vì trước đó đội ngũ công chứng viên mới chỉ có khoảng 200 người và chỉ trong vòng 5 năm thực hiện chủ trương xã hội hóa thì đội ngũ công chứng viên có sự tăng lên chóng mặt về số lượng mà không có sự đảm bảo về chất lượng.

Thực trạng này đã khiến cơ quan chức năng phải có những chủ trương cải thiện đừng để ngành công chứng thành “cái sọt”.

Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh

Sau những tìm hiểu về nghề công chứng viên thì bài viết trên đây đã phần nào đó giúp các bạn hiểu được công chứng viên là gì? Đây thực sự là ngành mà đòi hỏi chuyên môn về kiến thức pháp luật rất cao chứ không phải là một nghề đóng dấu an nhàn như mọi người nghĩ trước đó.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem5065 lượt comment0

Capcha comment
Bài viết liên quan
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT