Hướng dẫn điền chi tiết các mục CV xin việc kế toán nội bộ
Theo dõi work247 tạiBản CV xin việc kế toán nội bộ đặc sắc và ấn tượng thì cần những yếu tố như thế nào là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ khi mới ra trường. CV là một công cụ vô cùng quan trọng có thể giúp cho bạn thể hiện được những khả năng của bản thân mình đối với vị trí ứng tuyển. Việc bạn có được nhà tuyển dụng chú ý tới hay không đều phụ thuộc vào bản CV xin việc mà bạn trao đến tay họ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn về cách viết CV kế toán nội bộ thật ấn tượng và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
1. Nội dung chính trong CV kế toán nội bộ
Một bản CV kế toán nội bộ tốt chính là đại diện cho bạn để có thể giới thiệu cho nhà tuyển dụng biết về bản thân bạn. Nó giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định liệu bạn có được vào vòng phỏng vấn kế tiếp hay không. Do đó, hãy chuẩn bị thật kỹ càng về những mẫu CV kế toán nội bộ này. Để có thể hoàn thành được những nội dung này thì bạn cần biết CV xin việc kế toán nội bộ có khác gì so với những CV xin việc mẫu thông thường.
Nội dung cốt lõi trong CV kế toán nội bộ đó là gồm có những thông tin về người ứng tuyển, mục tiêu nghề nghiệp, những kinh nghiệm làm việc, kỹ năng khi làm việc, trình độ học vấn, ngoài ra cần có thông tin về những chứng chỉ và bằng cấp mà bạn đạt được,... Điểm khác biệt ở đây là về những thông tin bạn ghi trong CV xin việc và cách trình bày của bạn có gì khác biệt hay ấn tượng để lấy lòng nhà tuyển dụng.
2. Hướng dẫn cách lập CV xin việc kế toán nội bộ chuẩn chỉnh
2.1. Chèn ảnh cá nhân
Công cuộc chèn ảnh này vô cùng quan trọng bởi bức ảnh của bạn thể hiện về bề ngoài của bạn và hơn nữa nó được trình bày ở trên cùng của CV xin việc.
Hãy chèn vào CV kế toán nội bộ một bức ảnh trông thật trang trọng và rõ ràng về khuôn mặt của bạn. Không nên chèn những bức ảnh sống ảo lấy tay che mặt hay những bức ảnh chỉ có nửa mặt, như vậy nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rằng bạn đang không tôn trọng họ, ngoài ra họ sẽ thấy bức ảnh đó chẳng đem lại ý nghĩa gì khi mà họ còn không thấy được rõ khuôn mặt của bạn.
2.2. Nêu thông tin cá nhân
Hãy chắc chắn rằng bạn đã điền đầy đủ, chính xác đối với các thông tin gồm có: họ và tên, thông tin để liên lạc với bạn như địa chỉ của bạn, số điện thoại cá nhân bạn và địa chỉ email của bạn.
Có một số trường hợp các bạn trẻ thấy rằng tên mình không hay ví dụ như Nguyễn Văn A, bạn đó không thích có tên đệm là Văn nên chỉ ghi là Nguyễn A. Điều này là tối kỵ khi điền trong CV nhé. Hãy điền đầy đủ thông tin của bạn vào CV bởi nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá bạn qua tên mà họ sẽ đánh giá qua năng lực và kinh nghiệm mà bạn có được có giúp họ đạt hiệu quả trong công việc hay không?
2.3. Điền mục tiêu công việc
Ở phần này hãy thể hiện những mong muốn của bạn đối với công việc kế toán nội bộ, ví dụ như bạn muốn hoàn thành tốt công việc ở vai trò là người kế toán nội bộ, trong tương lai bạn muốn đạt đến vị trí nào trong công việc này? Bạn sẽ cống hiến ra sao khi là một nhân viên kế toán nội bộ của công ty.
Bạn hãy ghi vị trí công việc cùng với tên của công ty thì sẽ ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn bởi vì bạn đang ứng tuyển vào công ty của họ chứ không phải một nơi nào khác.
Bạn hãy trình bày những kỹ năng giúp bạn hoàn thành được tốt công việc kế toán nội bộ của công ty, hãy chỉ ra những điều bạn có thể làm như việc giúp công ty kiểm soát tốt về số liệu, thống kê, tình hình tài chính và đưa ra những đánh giá, tham mưu về kế hoạch quản lý tài chính của công ty,...
Hãy chia nhỏ mục tiêu của mình ra thành mục tiêu trong ngắn hạn và trong dài hạn bạn muốn đạt được những điều gì và bạn muốn trở thành ai?
2.4. Trình độ học vấn của bản thân bạn
Công việc kế toán nội bộ là công việc có vai trò vô cùng quan trọng trong công ty, nó đòi hỏi người làm công việc này phải có trình độ chuyên môn cao, nắm vững các điều khoản và nghiệp vụ kế toán. Chính vì vậy, trình độ học vấn là điều bắt buộc không thể thiếu trong CV kế toán nội bộ. Khi trình bày bạn hãy nêu rõ ràng về tên ngôi trường bạn theo học, tốt nghiệp ngành nào, loại bằng tốt nghiệp và thời gian theo học tại đó.
Ngoài việc trình bày bằng cấp thì bạn có thể điểm thêm vào đó những thành tích trong quá trình học như học bổng, các hoạt động ngoại khóa hoặc những nghiên cứu hay dự án bạn từng tham gia.
2.5. Trình bày kinh nghiệm làm việc
Nếu như bạn đã từng làm nhiều công việc thì hãy chỉ nên liệt kê những công việc có thời gian dài hạn từ khoảng 6 tháng trở lên, ưu tiên những công việc có liên quan đến vị trí kế toán nội bộ.
Hãy sắp xếp các công việc theo trình tự thời gian từ gần nhất đến xa nhất kể từ khi bạn nộp hồ sơ.
Bạn cần trình bày rõ về tên công ty làm việc, tên vị trí bạn đảm nhận, vai trò của bạn và thời gian bạn làm việc tại đó.
Hãy nêu ra những kỹ năng và thành tích mà bạn đạt được khi làm các công việc đó là gì?
Kinh nghiệm của bạn không chỉ có trong quá trình bạn đi làm mà còn có thể thông qua những hoạt động hay các tổ chức mà bạn tham gia. Ví dụ như bạn từng tham gia trợ giảng hoặc tham gia quản lý sổ sách cho một đơn vị nào đó và bạn có kinh nghiệm làm việc với các con số và quản lý hàng hóa chẳng hạn. Không chỉ vậy, nếu như bạn từng tham gia một số các hoạt động ngoại khóa như trao đổi với người nước ngoài trên bờ hồ hoặc các trung tâm cần sử dụng ngoại ngữ thì đó cũng có thể là điểm mạnh của bạn. Hãy nêu thật ngắn gọn và đầy đủ những điều đó vào trong CV xin việc kế toán nội bộ của bạn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé.
2.6. Trình bày kỹ năng của bản thân
Đối với công việc kế toán nội bộ đòi hỏi rất nhiều các kỹ năng về chuyên môn và cả kỹ năng mềm. Phần kỹ năng chuyên môn là một phần vô cùng quan trọng đối với bất cứ ngành nghề công việc nào chứ không riêng gì công việc kế toán nội bộ. Chính vì vậy hãy điền mục này càng nhiều càng tốt và chúng phải thật rõ ràng và có liên quan đến vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.
Công việc của một kế toán nội bộ thì chắc chắn đầu tiên cần phải đòi hỏi khả năng về chuyên môn cũng như thành thạo các nghiệp vụ kế toán thiết yếu để đáp ứng cho tiến độ công việc. Bên cạnh đó là phải thuần thục kỹ năng sử dụng tin học văn phòng như Excel, Word. Ngoài ra nếu bạn thành thạo ngoại ngữ như tiếng Anh thì lại càng tốt.
Bạn cũng cần sử dụng được một số phần mềm hỗ trợ kế toán như phần mềm Misa, Fast,...
Bạn có khả năng đảm nhiệm được công việc gì liên quan đến kế toán thì cũng nên liệt kê ra trong đây ví dụ như bạn thành thạo trong việc lập các báo cáo thuế; biết cách điều chỉnh sổ sách, lập báo cáo tài chính nhanh chóng, hạch toán sổ sách,...
Ngoài những kỹ năng nêu trên thì người làm công việc kế toán còn phải biết thêm một số kỹ năng như kỹ năng giao tiếp để bạn có thể biết cách đối đãi với những cơ quan như thuế, chính quyền, biết cách giải trình với khách hàng và đối tác.
2.7. Thông tin bổ sung
Bên cạnh những thông tin về tính chuyên môn như trên thì bạn có thể điền vào trong CV kế toán nội bộ của mình những thông tin bổ sung như điểm mạnh và điểm yếu hoặc sở thích của bản thân,... ví dụ như một số điểm mạnh giúp ích cho công việc kế toán như: có thể chịu được áp lực cao, trung thực, cẩn thận, hòa đồng,... Sở thích có thể là đọc sách, giải toán tư duy,...
Để có cho mình một bản CV xin việc đặc sắc thì bạn cần lưu ý về cách trình bày sao cho thật chỉnh chu, gọn gàng và rõ ràng về các thông tin ghi trong đó. Nếu như chưa có kinh nghiệm về việc viết CV xin việc thì bạn có thể lên mạng để tham khảo một số mẫu CV kế toán nội bộ vô cùng đẹp mắt và đặc sắc. Ở đó có đầy đủ các mục và hướng dẫn để bạn có thể trình bày vào trong đó các thông tin của mình một cách nhanh chóng.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách viết CV xin việc kế toán nội bộ thật hoàn hảo và chuẩn chỉnh để bạn có thể tự tin gửi đến nhà tuyển dụng. Hy vọng qua đây có thể giúp bạn đọc có được công việc mình yêu thích với mức lương mong muốn.
2207 0