Dude là gì? Điều thú vị gì ẩn dấu dưới chàng trai “Dude”?

Theo dõi work247 tại
Trương Thanh Thanh tác giả work247.vn Tác giả: Trương Thanh Thanh

Ngày đăng: 07-05-2024

Cũng gần giống với Bro, Buddy, Friend,... Thì Dude cũng gần giống với những từ lóng thể hiện sự thân thiện này. Nhưng để hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như cách sử dụng sao cho đúng, trả lời cho câu hỏi “Dude là gì?” thì tại bài viết này, Work247.vn sẽ cũng đồng hành với bạn để giải nghĩa từ lóng này. Những điều thú vị đang chờ ngay trước mắt, vậy nên còn chần chờ gì nữa mà không cùng Work247.vn tìm hiểu ngay thôi. 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm

1. Lịch sử thú vị về “Dude” - Anh chàng chốn sa lệ 

Lịch sử thú vị về “Dude” - Anh chàng chốn sa lệ
Lịch sử thú vị về “Dude” - Anh chàng chốn sa lệ 

Bất kì một điều thú vị nào cũng sẽ có lịch sử, nguồn gốc và cả “Dude” cũng vậy, đây là một từ lóng được giới trẻ người phương Tây thậm chí lan sang các nước phương Đông sử dụng rất nhiều trên mạng xã hội. 

Nhưng tuy nhiên hãy cùng nhìn lại sự thật thú vị về từ lóng này trước nhé. Trong giai đoạn 1870 đến những năm 1960, “Dude” được hiện thân với dáng vẻ là một nam giới, và được biết đến là một chàng trai có gu thời trang bảnh bao, hay còn hóa thân dưới dạng một người đàn ông nhẹ nhàng với sở thích quan tâm tới các vùng nông thôn. Hơn thế nữa, Dude còn phảng phất khi nhắc đến những kẻ lười nhác và không chịu làm việc. 

Cho tới những năm 1880 - 1890, Dude được tiến hóa dưới hình dạng của chàng trai với dáng vẻ lịch lãm được sinh ra trong một gia đình giàu có hay những người đàn ông coi trọng dáng vẻ bề ngoài khi anh ta xuất hiện trước mặt ai đó. 

Cho tới những năm 1990 thì tại các quán cà phê, các trang bìa tạp chí bắt đầu rầm rộ với hình dáng của từ ngữ này và dường như đã trở thành một phong trào. Khi mà các chàng trai - Dude có sở thích khoe những trang phục trong tủ quần áo của mình để chứng minh độ sành chơi của mình, người thắng cuộc với tủ quần áo “xịn sò” nhất sẽ được coi là “King” và được xã hội công nhận và duy trì danh hiệu hào nhoáng đó đến suốt đời. 

Cho đến ngày nay, Dude được hiểu tương đương với nghĩa của “công tử bột” nói đến những chàng trai xấu tính nhưng thích khoe khoang, đào hoa, ưa sự phô trương. Khái niệm “công tử bột này” cũng đề cập đến những đối tượng “người học đòi làm sang”, khoác trên người lớp áo bảnh bao nhưng hoàn cảnh lại vô cùng khốn khó. 

 “Dude là gì” ngôn ngữ của các bạn trẻ phương Tây
“Dude là gì” ngôn ngữ của các bạn trẻ phương Tây 

Trên đây là lịch sử, nguồn gốc của từ ngữ này, thế nhưng cách sử dụng của giới trẻ ngày nay lại có phần khác xa với xuất xứ của nó. Tại các nước Châu Âu, Châu Mỹ đặc biệt là tại Mỹ, các bạn trẻ bắt đầu có xu hướng sử dụng “Dude” trong các cuộc giao tiếp và nó đã bắt đầu trở thành một thuật ngữ “hot” được sử dụng đông đảo. 

Nếu nói nghĩa bóng của chúng là những chàng trai ăn diện bóng bẩy với vai trò là một công tử bột thì trong thời đại văn minh, Dude được tiến hóa với một ý nghĩa khác hẳn vo với quá khứ của nó. 

Thực tế rằng, trong các cuộc giao tiếp trò chuyện thân mật, Dude là biểu hiện của một sự thân thiết và quý mến dành riêng cho những mối quan hệ cực thân giữa những người bạn với nhau. Đối diện với cậu bạn thân 10 năm, thì không có một bức tường nào có thể ngăn cản được sự thân mật giữa 2 người, “Dude” được xem như một sự “buông lỏng” trong giao tiếp với cách xưng hô suồng sã thể hiện sự thân mật tuyệt đối. 

Chúng ta có thể sử dụng Dude khi tức giận hay phấn khích với một người bạn. Nó thể hiện như các cách gọi "bạn - tôi", "ông bạn",... 

Lấy một ví dụ cụ thể về sự vui sướng như “Dude! You won BTS tickets? And you’re taking me with you? I love you, man!” có thể hiểu là “Anh bạn, cậu giành được vé của BTS ư? Và cậu muốn đưa tôi đi cùng à? Tôi yêu cậu nhiều quá anh bạn” 

Thông thường “Dude” được sử dụng nhiều trên internet, nó sẽ được sử dụng khi người bạn nào đó muốn hành động của mình trở nên vượt trội đôi khi còn mang tính mỉa mai của những kẻ xấu tính. 

“Này, anh bạn, nếu cậu thích những người vô gia cư, sao cậu không đưa họ về nhà luôn”

Trong thời đại hội nhập và phát triển thì những điều hay ho này chắc hẳn cũng sẽ không phải là điều xa lạ với các bạn trẻ Việt Nam. Vậy liệu bạn có tò mò về việc giới trẻ Việt Nam sử dụng Dude như thế nào không? Ngay đoạn văn dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm vài điều hay ho về các dùng từ lóng của phương Tây bởi các bạn trẻ Việt Nam đấy. 

Việc làm truyền thông

“Dude” và giới trẻ Việt Nam
“Dude” và giới trẻ Việt Nam 

Dude cũng như vô vàn các tiếng lóng được du nhập vào Việt Nam, cũng sẽ không là điều lạ lẫm khi các bạn Việt Nam cũng viết tới từ lóng này. Đặc biệt trong xu hướng gần đây, các bạn trẻ thích sử dụng ngôn ngữ “nửa tây nửa ta” bởi như thế “nghe có vẻ ngầu”. 

Một thực tế rằng nghĩa bóng của “Dude” về một chàng trai bóng bẩy không còn được đảm bảo nữa, mà thay vào đó, các bạn trẻ sử dụng để thể hiện sự thân mật của mình. Dude được du nhập vào Việt Nam được hiểu như cách xưng hô “Mày - Tao”, “Cậu - Tôi”, “Ông - tôi”, “Bác - tôi” 

Ví dụ như:

Hiển nhiên là với cách xưng hô này sẽ giúp cho mối quan hệ bạn bè được cải thiện khá nhiều và tặng sự thân mật trong buổi trò chuyện. Tuy nhiên có nhiều bạn trẻ lại sử dụng “từ lóng” này một cách bừa bãi, không phải với bất kì mối quan hệ nào cũng có thể sử dụng từ này. “Dude” Sẽ tăng độ thân thiết hơn nếu như được xếp vào trong một mối quan hệ không còn bức tường vô hình, nó sẽ thân thiện trong một mối quan hệ “buông thả”. Cách xưng hô suồng sã này sẽ khiến bạn bị phản tác dụng với một người bạn mới quen hoặc đối phương chỉ mới nói chuyện và không muốn có sự thân mật với bạn. 

Vậy nên để có thể sử dụng một cách hợp lý từ lóng này, bạn cần phải có sự đánh giá khách quan, tìm hiểu về người bạn đó. Nếu khi bạn dùng từ thành công bạn sẽ có thêm một người bạn thân thiết còn nếu bạn sử dụng sai, nó có thể ảnh hưởng đến chính bản thân mình. 

Hơn thế nữa ở Việt Nam cũng có một số từ được ghép với “Dude” như Dude Perfect, Dude Ranch, Bro Dude,... 

“Dude”, “Bro”, “ Buddy” - Chúng có giống nhau không?
“Dude”, “Bro”, “ Buddy” - Chúng có giống nhau không? 

Nhìn chung tổng thể thì “Dude”, “Bro” hay “Buddy” đều có thể thay thế cho nhau nhưng lại dựa trên nhiều hoàn cảnh. Mặc dù mục đích của chúng được sử dụng để làm gia tăng mức độ thân thiết trong một mối quan hệ. 

Buddy hay được hiểu với nghĩa là bạn thân. Mặc dù so với Dude thì Buddy được sử dụng ít hơn, ngay cả khi bạn thốt lên tiếng “Buddy” bạn cũng sẽ thấy cách đọc của nó nhẹ nhàng và ấm áp hơn, tạo ra cảm giác thân thiện hơn là “Dude”. Sẽ thú vị và thân thiết hơn nếu sử dụng “Hey, Buddy” hay vì “Hey, Dude” đúng không nào? 

Bro viết tắt của Brother để ám chỉ “người anh em thân thiết”. Về nghĩa thì Bro và Dude không có gì khác nhau khi nói về bạn thân của mình. Bro cũng được sử dụng rộng rãi như Dude tuy nhiên, Bro mang tính chất nhẹ nhàng hơn, và đơn giản hơn. 

Việc làm phát triển thị trường

Nên sử dụng “Dude” với ai?
Nên sử dụng “Dude” với ai? 

Một câu hỏi được đặt ra rằng bạn nên sử dụng những từ lóng với ai, và những ai bạn nên tránh sử dụng. Không phải bất kì mối quan hệ nào cũng có thể sử dụng các từ lóng, bạn nên nhìn vào những đặc điểm của đối phương để có thể biết nên tránh hay không 

Câu hỏi đặt ra đầu tiên đó chính là “Người bạn đó có dễ gần hay không?”

Đối với một vài người dễ gần họ sẽ thoải mái đón nhận những điều thú vị ngay cả những từ lóng như Buddy, Dude hay Bro và đáp trả lại bạn bằng những từ thân thiện và thú vị. Làm sao để biết họ có phải một người dễ gần hay không? Thực sự không khó để có thể lý giải câu hỏi này. 

Trước hết hãy nhìn vào nụ cười, một người dễ gần sẽ luôn giữ một nụ cười trên môi, họ dễ dàng cười sảng khoái và dễ bật cười. Nụ cười của họ sẽ không tạo cho đối phương cảm thấy giả tạo hay vô ý tứ. Và điều quan trọng là nụ cười luôn là yếu tố quan trọng cũng như đầu tiên của một người thân thiện. 

những cử chỉ cởi mở và niềm nở
Những cử chỉ cởi mở và niềm nở

Tiếp tới những cử chỉ cởi mở và niềm nở. Người tạo cho bạn cảm giác thân mật, dễ gần luôn có những cử chỉ như: ngồi và đứng thẳng, đặt tay ở hai bên cơ thể, hướng cơ thể về phía bạn, ngồi đặt hay chân ngang bằng nhau. Đây là những chỉ cử chỉ hết sức bình bị nhưng lại tạo một cảm giác thân mật nhất định. Đặc biệt rằng những người dễ gần và ưa cởi mở sẽ không có những cử chỉ như vắt chéo hai chân, ngồi khom lưng, khoanh tay trước ngược và hướng cơ thể sang một hướng khác. 

Sự gần gũi đến từ đôi mắt, không phải việc bạn tìm chằm chằm người khác và không nói gò. Tiếp xúc qua đôi mắt là cách thể hiện họ quan tâm và trân trọng bạn như thế nào, hay vì biểu cảm hướng đôi mắt sang chỗ khác, không dám nhìn thẳng vào bạn, hay lờ bạn đi để nhìn những thứ khác… Việc tránh né thông qua ánh mắt cũng thể hiện được phần nào rằng đối phương không phải là một người quá dễ gần, đôi khi họ là người hơi nhút nhát và khó cởi mở trong thời gian đầu. Nên việc sử dụng ngay từ lóng với họ cũng dễ khiến họ có có cảm giác không được thỏa mái. 

Ngoài ra, không chỉ những biểu hiện này mới có thể nhận định được một người dễ gần và thân thiện nhưng đây cũng là những biểu hiệu quan trọng để bạn đánh giá một người từ đó sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp với cuộc trò chuyện của mình. 

Trên đây là những điều thú vị về “Dude là gì” mong rằng Work247.vn đã cung cấp cho bạn những điều hay ho, mới mẻ giúp cho bạn có thể sử dụng đúng lúc đúng chỗ cải thiện mức độ thân thiết và các mối quan hệ của chính mình.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2219 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT