Giải đáp cho bạn về giấy báo có của ngân hàng là gì? Những lưu ý

Theo dõi work247 tại
Quỳnh Trang tác giả work247.vn Tác giả: Quỳnh Trang

Theo bạn giấy báo có của ngân hàng là gì? Giấy này có những nội dung chủ yếu là gì và nó dùng để làm gì? Nếu những câu hỏi trên vẫn chưa thể trả lời ngay được vậy thì mời bạn cùng đọc bài viết này để tìm đáp án chính xác về chủ đề này cho mình nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Giải đáp về khái niệm giấy báo có của ngân hàng 

Tờ giấy này được hiểu đơn giản là giấy báo xác nhận sự thay đổi theo chiều tăng lên của số tiền trong thẻ ngân hàng của doanh nghiệp nhận được. Thông thường các ngân hàng sẽ không tùy tiện gửi giấy báo này nhất là với những giao dịch cá nhân mà chỉ gửi khi tổ chức đó được chuyển tiền từ một doanh nghiệp khác tới với số tiền khá lớn.  Bởi những tờ giấy này sẽ được coi như báo cáo tài chính mà các kế toán tại các doanh nghiệp phải thu thập và ghi chép lại vào sổ kế toán của doanh nghiệp để thực hiện việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ mọi phát sinh trong thời gian quy định đó tại doanh nghiệp mình.

Giải đáp về khái niệm giấy báo có của ngân hàng
Giải đáp về khái niệm giấy báo có của ngân hàng

Ngoài ra việc nhận được giấy báo này cũng xác định cho doanh nghiệp rằng số tiền mà các doanh nghiệp khác phải trả đã trả đủ cho doanh nghiệp đó để tránh trường hợp mẫu thuẫn hay đôi co giữa các doanh nghiệp. Để tìm hiểu kỹ hơn về loại giấy tờ này sau đây hãy cùng work247.vn tìm hiểu những thông tin được ghi trên tờ giấy này ngay phía dưới nào.

Xem thêm: Dịch vụ ngân hàng là gì? Đặc điểm và các loại dịch vụ ngân hàng

2. Những thông tin cần có trên giấy báo có của ngân hàng 

Là một tờ giấy được coi như báo cáo tài chính của doanh nghiệp vậy nên những thông tin được ghi trên tờ giấy báo có của ngân hàng luôn phải đúng chính xác và được trình bày chuẩn theo mẫu quy định của ngân hàng Nhà nước đưa ra và cụ thể đó là :

2.1. Số hiệu chứng từ

Số hiệu chứng từ
Số hiệu chứng từ

Đây là một nội dung cơ bản và đặc biệt quan trọng phải có trong giấy báo có của ngân hàng và với người lập phải nhớ kỹ lưu ý sau:

- Tên gọi của loại giấy này phải được viết hoa, in đậm và căn giữa ở giấy báo 

- Số hiệu này phải là số của riêng từng ngân hàng quy định và phải được viết chuẩn không sai một ký tự nào và bắt buộc phải được đặt ở phía trên cùng của tờ giấy ở bên tay phải.

2.2. Ngày cụ thể lập giấy báo

Đây là ngày mà ngân hàng lập giấy báo cho khách hàng vì thế nhân viên ngân hàng cần phải nhớ ghi cụ thể và đầy đủ chính xác theo thứ tự ngày, tháng, năm và thường được đặt ở dưới của tên giấy báo ở phía bên phải.

2.3. Tên của đơn vị lập và nhận giấy báo

Tên của đơn vị lập và nhận giấy báo
Tên của đơn vị lập và nhận giấy báo

Ở phần này sẽ bao gồm 2 nội dung quan trọng cần nhớ đó là tên đơn vị ngân hàng lập giấy báo và tên công ty/ doanh nghiệp nhận giấy báo này để gửi về cho doanh nghiệp đó. 

Với tên của ngân hàng sẽ phải được in cùng với logo của ngân hàng đó và để ở trên cùng của tờ giấy nằm phía bên trái. Ngoài ra còn cần phải ghi chính xác cả chi nhánh mà doanh nghiệp đó lập tại đâu.

Còn với phần tên đơn vị nhận thì khi tạo giấy báo người lập cần nhớ phải ghi những thông tin cụ thể là:

- Họ tên người nhận giấy

- Tên doanh nghiệp nhận giấy báo

- Mã số thuế của doanh nghiệp đó

2.4. Nội dung ghi trên giấy

Nội dung ghi trên giấy
Nội dung ghi trên giấy

Như đã biết về cái tên của tờ giấy này thì cũng có thể hình dung ra được tờ giấy này sẽ được ghi về khoản tiền mà doanh nghiệp được chuyển vào tài khoản là bao nhiêu và những giao dịch phát sinh trong ngày đó của doanh nghiệp như thế nào có thay đổi nữa hay không và tổng kết số tiền doanh nghiệp hiện có trong tài khoản

Ví dụ điển hình thường thấy ở nội dung này sẽ được ghi là: 

Hôm nay chúng tôi xin báo đã ghi có tài khoản của quý khách với nội dung 

Có tài khoản:

Số tiền ghi bằng chữ:

Số tiền ghi bằng số:

Nội dung là:

2.5. Các thông tin khác cần biết

Các thông tin khác cần biết
Các thông tin khác cần biết

Ngoài những nội dung khác đã nêu trên thì giấy báo có sẽ gồm những thông tin cơ bản nữa phải kể đến như: số tài khoản giao dịch, số tiền giao dịch, chữ ký người lập giấy và dấu xác nhận của ngân hàng làm giấy đó. Những nội dung này cũng có những quy định mà người lập phiếu bắt buộc phải nhớ đó là:

- Số tài khoản phải được ghi thật đúng chính xác không được sai sót bất kỳ số nào

- Số tiền giao dịch thì phải bắt buộc ghi bằng cả chữ và số để cho bên nhận đối chiếu cho chính xác và ghi vào sổ kế toán

- Với phần chữ ký phải gồm 2 chữ ký đó là chữ ký người lập phiếu và người có trách nhiệm quản lý người lập phiếu. Thường người lập phiếu sẽ là nhân viên giao dịch tại chi nhánh ngân hàng đó, người còn lại là kiểm soát viên nhưng với một số ngân hàng không có kiểm soát thì sẽ thay bằng chữ ký của giám đốc chi nhánh ngân hàng.

- Với dấu của ngân hàng làm giấy báo có là vô cùng quan trọng bởi nó là việc xác minh tính chính xác của phát sinh giao dịch ở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Với dấu này phải nhớ bằng dấu tròn màu đỏ và phải là dấu của chính chi nhánh ngân hàng đó ở được xác nhận ở trên cùng phía bên trái của tờ giấy này.

3. Sự giống và khác nhau cơ bản của giấy báo có và giấy báo nợ của ngân hàng

Nghe tới tên cũng đã biết hai loại giấy này khác nhau thế nhưng vẫn nhiều người chưa hiểu rõ hai tờ giấy này khác biệt như thế nào thì sau đây sẽ là những giải đáp giúp các bạn về 2 loại giấy tờ này.

Mục đích của hai loại giấy này thể hiện rõ nhất sự khác biệt của nó cụ thể là: giấy báo nợ để ngân hàng thông báo cho doanh nghiệp nhận được về việc đã trích khoản tiền của doanh nghiệp đã nợ khi đến thời hạn phải trả cho các doanh nghiệp đó để doanh nghiệp biết hoặc những khoản nợ ngân hàng của doanh nghiệp đến thời hạn phải trả cho ngân hàng. Còn giấy báo có thể hiện cho doanh nghiệp nhận được về biết rằng tài khoản của mình đã nhận được số tiền mà đã cho doanh nghiệp khác vay hoặc các khoản đầu tư có lãi của doanh nghiệp và đến thời gian được nhận. Có nghĩa là giấy báo có dùng để ngân hàng thông báo cho doanh nghiệp về việc có thêm tiền vào tài khoản còn giấy báo nợ để thông báo việc bị trừ tiền trong tài khoản của doanh nghiệp nhận được.

Xem thêm: EBIT trong tài chính là gì và cách sử dụng chỉ số EBIT 

4. Những điều cần lưu ý khi làm giấy báo có của ngân hàng

Ngoài những nội dung đã nêu bên trên khi làm giấy báo có của ngân hàng thì đối với người có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản và ghi vào sổ kế toán giấy báo có này thì cần phải đóng quyền những tờ giấy này cho doanh nghiệp khi nhận được để tránh nhầm lẫn.

Những điều cần lưu ý khi làm giấy báo có của ngân hàng
Những điều cần lưu ý khi làm giấy báo có của ngân hàng

Ngoài ra vì các tờ giấy này các doanh nghiệp cũng nhận được rất nhiều cùng với những tờ giấy khác ngân hàng gửi đến nên khi ghi vào sổ cần ghi nội dung chi tiết, cụ thể để khi người cho chức năng kiểm soát sẽ dễ dàng nắm bắt và xác định tính đúng đắn của loại giấy tờ này được. Bên cạnh đó như đã nhắc tới thì số tiền giao dịch ghi trên giấy phải được ghi bằng cả chữ và số vậy nên khi ghi vào sổ kế toán người nhận cũng phải ghi rõ ràng như thế để tránh xảy ra sai sót hay nhầm lẫn nhiều và mất thời gian trong việc rà soát lại giao dịch của doanh nghiệp. Đối với số tiền giao dịch mà bằng ngoại tệ thì phải ghi tỷ giá hiện tại ở thời điểm phát sinh số tiền đó vào sổ.

Trên đây là những thông tin của work247.vn giải đáp giúp bạn về câu hỏi giấy báo có của ngân hàng là gì? Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho chủ đề này. Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo về những chủ đề khác ở những bài viết sau nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem439 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT