Lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh sẽ như thế nào?

Theo dõi work247 tại
Hoàng Châu Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Một trong những công việc rất phổ biến hiện nay đó là nhân viên kinh doanh, với vị trí này sự cạnh tranh cũng rất cao khi doanh nghiệp đài thải rất nhiều. Tuy nhiên, cơ hội để thăng tiến trong lĩnh vực này vô cùng lớn mà bạn có thể cùng work247.vn đi tìm hiểu về lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh sẽ thế nào?

Nếu như bạn đang là một nhân viên kinh doanh hoặc là những người đang chuẩn bị bước chân vào lĩnh vực này, bạn cần quan tâm đến lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh để có thể xác định được hướng đi, mục tiêu mà mình hướng đến để phấn đấu trong sự nghiệp.

Lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh
Lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh 

Việc “thăng tiến” chắc chắn là mơ ước của rất nhiều người. Đối với lĩnh vực kinh doanh, vai trò của những người ở vị trí này rất quan trọng để phản ánh cũng như thực hiện các công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực này có các vị trí cơ bản được xếp từ thấp đến cao như sau: Nhân viên kinh doanh, Chuyên viên kinh doanh, Trưởng phòng kinh doanh, Giám đốc kinh doanh.

Ở mỗi cấp độ sẽ yêu cầu những kỹ năng, kinh nghiệm khác nhau, vì thế cùng đi tiếp những nội dung tiếp theo để hiểu các xây dựng lộ trình thăng tiến như thế nào.

Xem thêm: Thế nào là chiến lược kinh doanh quốc tế? Vai trò thể hiện ra sao?

2. Hướng dẫn xây dựng lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh

2.1. Khung sườn

Nếu như một người quản lý đang muốn giúp cho nhân viên của mình hiểu biết hơn về ngành nghề cũng như các định hướng trong công việc, thì họ sẽ phải chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung, bảng biểu một cách tổng hợp nhất. Đưa ra những sườn nội dung để nhân viên của mình có thể hiểu và định hướng một cách rõ ràng.

Khung sườn
Khung sườn

2.2. Từng cấp độ, vị trí

2.2.1. Nhân viên kinh doanh

Đây là vị trí đầu tiên khi bắt đầu bước chân vào lĩnh vực kinh doanh này để bạn có thể học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm. Những nhà tuyển dụng cũng không yêu cầu khắt khe đối với những người ứng tuyển vào vị trí này, số lượng được tuyển cũng khá đông nên có rất nhiều cơ hội. Một số tiêu chí để tuyển nhân viên kinh doanh đó là không cần kinh nghiệm, nếu có thì cao nhất cũng chỉ được một 1 năm kinh nghiệm, ứng viên có thể có kinh nghiệm ở lĩnh vực khác. Bạn hãy lưu ý rằng, với những yêu cầu đơn giản thì khả năng mức lương của bạn sẽ thấp, bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ áp dụng nhiều tiêu chí doanh số cho bạn. 

Trong khoản thời gian đầu mới nhận việc của nhân viên kinh doanh, họ sẽ có tuần để học tập về doanh nghiệp: văn hóa, nội quy…., họ sẽ được hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp trên thị trường.

Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh

Đối với nhân viên kinh doanh, doanh nghiệp thường tuyển với số lượng lớn và có khả năng đào thải nhân viên cũng lớn hơn so với các vị trí khác. Vì thế, đây cũng là vị trí có sự cạnh tranh lớn ngay từ vòng ứng tuyển, phỏng vấn, thử việc. Để có cơ hội được làm ở vị trí này, bạn cũng phải không ngừng trau dồi về về kỹ năng mềm, các kiến thức về doanh nghiệp, sản phẩm, ngoại ngữ….Đây cũng là cơ hội cho bạn được thử nghiệm xem vị trí nhân viên kinh doanh có thích hợp với bạn không, nếu như bạn qua vòng phỏng vấn.

2.2.2. Chuyên viên kinh doanh

Vị trí này là bước đầu tiên bạn thăng tiến sau khi làm nhân viên kinh doanh được khoảng 2 năm. Tất nhiên, thời gian này cũng chỉ là áng chừng chung cho mọi người, thời gian có thể được rút ngắn tùy thuộc khả năng đạt được thành tích của bạn và tùy theo quy mô, tổ chức cũng như những quy định của công ty.

Chuyên viên kinh doanh
Chuyên viên kinh doanh

Ở vị trí này, chuyên viên cần phải biết đến kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, biết cách quan tâm, phân chia nhiệm vụ cho nhân viên. Lúc này, thành tích đạt được không chỉ của riêng một cá nhân bạn nữa, mà đó là thành tích của cả phòng. Để có thể đạt được thành tích cao thì tất cả các thành viên đều cần phải đồng tâm hiệp lực và người quản lý phải luôn khích lệ tinh thần làm việc của mọi người.

2.2.3. Trưởng phòng kinh doanh

Đây là vị phải nói là ổn định về mức lương, độ tuổi thường cao hơn từ 30 - 45 tuổi, đã có kinh nghiệm từ 5 - 7 năm ở các vị trí tương đương. Nhà tuyển dụng lúc này đòi hỏi rất cao về kinh nghiệm, khả năng chuyên môn của họ. 

Vị trí trưởng phòng kinh doanh cũng có thể được đề bạt từ nhân viên trong phòng kinh doanh, khi người đó đáp ứng được những tiêu chí mà bộ phận tuyển dụng đưa ra, sao cho phù hợp với doanh nghiệp.

Trưởng phòng kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh

Đối với vị trí này, trưởng phòng kinh doanh luôn phải tạo mối quan hệ với các phòng ban khác để có móc xích chặt chẽ với họ, thường xuyên quan tâm đến tình hình hoạt động của đối thủ cạnh tranh, có khả năng quan lý, lập kế hoạch, phân chia nhiệm vụ cho từng bộ phận. Lúc này tầm quản lý đã được nâng lên ở mức cao hơn. 

Trưởng phòng kinh doanh cũng phải cân nhắc thái độ, khen thưởng, chê phạt ở một số khía cạnh nhất định để các bộ phận giúp sức lẫn nhau, cạnh tranh theo mục tiêu lành mạnh.

2.3.4. Giám đốc kinh doanh

Đây là một chức vụ cao với mức lương cũng như các phần thưởng lớn nhưng trách nhiệm cũng sẽ cao tương ứng với số tiền đó. Nhà tuyển dụng yêu cầu rất khắt khe về vị trí này, phải có kinh nghiệm từ 5 - 10 năm mới có thể đảm bảo được khả năng dẫn dắt.

Vị trí này phải chịu khá nhiều áp lực, phải là người có nhiều kinh nghiệm, cũng như kỹ năng mới có thể đảm bảo được công việc, ứng xử.

 Giám đốc kinh doanh
 Giám đốc kinh doanh

Xem thêm: Phân tích hoạt động trong kinh doanh là gì? Tầm quan trọng ra sao

3. Xây dựng lộ trình thăng tiến mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng lộ trình thăng tiến không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho mỗi cá nhân mà còn mang lại nhiều điều khác cho doanh nghiệp đó.

Đối với nhân viên, khi có lộ trình cụ thể thì họ sẽ có cách nhìn tổng quát hơn về nghề họ đang làm. Họ biết họ đang làm gì, đang ở đâu và phải làm như thế nào. Đó cũng là mục tiêu, là động lực để học phát triển, cố gắng hoàn thành công việc và vượt ngoài chỉ tiêu đặt ra. Từ đó sẽ thúc đẩy được hiệu quả của công việc.

Đối với doanh nghiệp, khi có một lộ trình cụ thể, họ cũng sẽ thu hút được nhiều nhân tài hơn doanh nghiệp. Các ứng viên cũng sẽ cảm thấy có niềm tin, có sự an tâm nếu như mình được làm ở doanh nghiệp này. Qua đó, cũng thể hiện được phần nào uy tín, sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong mắt của các ứng viên. Vì họ không chỉ là ứng viên đơn thuần, mà họ còn có thể là khách hàng của doanh nghiệp.

Vì vậy xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên kinh doanh là một việc rất cần thiết và quan trọng cho một doanh nghiệp.

Vậy là work247.vn đã cùng bạn khám phá về lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh rồi. Phụ thuộc vào từng doanh nghiệp sẽ có lộ trình thăng tiến riêng, vì thế sẽ có những vị trí khác ngoài bài viết trên.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem410 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT