Phân tích hoạt động trong kinh doanh là gì? Tầm quan trọng ra làm sao
Theo dõi work247 tạiTất cả các doanh nghiệp dù to hay nhỏ nếu muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả thì đều phải biết cách phân tích các hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh chính là sự đo lường tổng hợp, phản ánh năng lực sản xuất và trình độ kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cho các nhà quản trị thấy được bức tranh tổng thể về sự phát triển của doanh nghiệp mà còn định hướng được những bước đi trong thời gian tương lai. Là một trong những điều kiện cương quyết có thể quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vậy việc làm phân tích hoạt động kinh doanh là gì? Chúng đem lại lợi ích to lớn gì cho doanh nghiệp như đã nói? Đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.
1. Phân tích hoạt động kinh doanh là gì?
Phân tích kinh doanh là quá trình phân tích nhỏ các hoạt động, kết quả của lĩnh vực kinh doanh ra nhiều thành phần khác nhau. Sử dụng các phương pháp như so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, liên hệ để rút ra những tính chất đặc điểm, quy luật cũng như xu hướng phát triển trong thời gian tới của đối tượng.
Phân tích hoạt động kinh doanh chính là quá trình nghiên cứu, đánh về về tất cả các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp với mục đích thấy được rõ chất lượng hoạt động của việc kinh doanh. Tìm ra được những nguyên nhân ảnh hưởng, các nguồn kinh doanh tiềm năng để khai thác trong thời gian tới từ đó đưa ra được những dự đoán rủi ro, đề ra các biện pháp phòng bị với mục đích chung nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích hoạt động kinh doanh nằm trong hệ thống quản lý kinh tế với nhiệm vụ thực hiện việc dự đoán và đưa ra những điều hướng cho hoạt động kinh tế. Mỗi bộ phận cấu thành sẽ đảm nhận những nhiệm vụ và chức năng riêng biệt. Có lối mắt xích chặt chẽ với nhau. Một trong những bộ phận không làm đúng chức năng sẽ kéo theo cả hệ thống bị sai lầm.
Xem thêm: Thế nào là chiến lược kinh doanh quốc tế? Vai trò thể hiện ra sao?
2. Phân tích hoạt động kinh doanh có ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động kinh doanh là một trong những bộ phận quan trọng trong một doanh nghiệp. Là hoạt động mà tạo ra lợi nhuận, nguồn doanh thu chính để duy trì cho công ty. Nếu không có bộ phận hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không bù đắp được chi phí bỏ ra, không có được nguồn kinh phí dự trù để mở rộng quy mô, không tạo được ngân sách để duy trì hoạt động, từ đó doanh nghiệp sẽ không thể nào duy trì tồn tại. Không thể xây dựng và phát triển đóng góp lợi ích cho xã hội.
Việc phân tích hoạt động kinh doanh lại đem lại lợi ích vô cùng to lớn đến cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể kể đến như:
+ Việc phân tích hoạt động kinh doanh là những công cụ đắc lực bên cạnh để phát hiện khả năng tiềm tàng về lợi ích cũng như rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh.
+ Thông qua phân tích hoạt động doanh nghiệp cho thấy rõ nguồn gốc phát sinh của các nhân tố, nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Từ đó đưa ra các phương pháp cụ thể, phù hợp, kịp thời trong công tác nhiệm vụ quản lý.
+ Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro không mong muốnc có thể xảy ra với doanh nghiệp.
+ Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ đặc lực trong vấn đề về việc quản trị, là nơi đề đưa ra các căn cứ, cơ sở về hướng giải quyết trong quyết định quản trị. Đặc biệt đối với chức năng kiểm tra và đánh giá vấn đề sản xuất kinh doanh.
+ Từ phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp có cái nhìn nhận đúng đắn về sức mạnh, năng lực thâm chí khả năng chống chịu của doanh nghiệp. Khi nhìn được định hướng các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn các mục tiêu và đưa ra các chiến lược kinh doanh mang hiệu quả cao về cho bản thân.
Chung quy lại ta có thể thấy rằng mục tiêu to lớn nhất của việc phân tích quá trình kinh doanh là việc tìm ra các phương án đẩy mạnh hiệu xuất của hoạt động kinh doanh nhằm tăng trưởng kinh tế cho doanh nghiệp ở mức tối ưu nhất.
3. Môi trường hoạt động kinh doanh
Môi trường hoạt động của doanh nghiệp được chú trọng chủ yếu bởi môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp đó. Cùng work247 tìm hiểu về môi trường hoạt động kinh doanh với những thông tin bên dưới:
3.1. Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh bên trong doanh nghiệp
Môi trường bên trong của một doanh nghiệp sẽ bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong. Một doanh nghiệp để tồn tại phát triển đều cần phải có các hoạt động về quản trị, tài chính kế toán, các hoạt động về sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu phát triển, marketing và nhiều bộ phận khác. Trong từng mỗi bộ phận đều có những điểm mạnh và đặc trưng riêng. Việc phân tích xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu, điểm đặc biệt của doanh nghiệp và từng bộ phận từ đó mà đưa ra được những chiến lược thực sự phù hợp. Tạo tiếng vang cho các đối thủ cạnh tranh.
3.2. Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh bên ngoài của doanh nghiệp
Môi trường bên ngoài gồm có những yếu tố xảy ra ở bên ngoài doanh nghiệp mà không thể kiểm soát. Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Như đã nói môi trường bên ngoài gồm rất nhiều những yếu tố khác nhau, mục đích của việc nghiên cứu là tìm ra được những cơ hội, hiểm họa có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu phân tích thị trường bên ngoài chỉ giới hạn những yếu tố thực sự gây ảnh hưởng đến cho doanh nghiệp. Phụ thuộc vào rất nhiều đến tính chất của từng ngành nghề, mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp muốn hướng đến do thế các yếu tố tác động cũng đa dạng.
Những tác động từ môi trường bên ngoài thay đổi liên tục kéo theo sự tác động đến doanh nghiệp cũng thay đổi. Để đảm bảo quá trình cho hoạt động kinh doanh được ổn định, chiến lược kinh doanh được sử dụng thành công cần phải thực hiện công tác nghiên cứu môi trường thường xuyên, liên tục. Để từ đó đưa được ra những chiến lược, hoạt động kinh doanh cho sự thay đổi mới.
Xem thêm: Văn hóa kinh doanh là gì? Tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh
4. Hiệu quả quá trình phân tích kinh doanh
4.1. Hiệu quả về kinh tế
Quá trình phân tích hoạt động kinh doanh được biểu thị hiệu quả trực tiếp về kinh tế. Được hiển thị qua con số lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được hoặc số tiền lỗ mà doanh nghiệp phải chịu đựng. Nó được đánh giá bằng sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
Hiệu quả về kinh tế còn là thước đo lường về sự tổng hợp, phản ánh xác thực về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là phương thức xem xét một cách toàn diện về cả mặt định tính và định lượng.
+ Về định tính: Hiệu quả kinh tế được phản ánh qua trình độ và năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thể hiện được mức độ đóng góp của doanh nghiệp với toàn xã hội.
+ Về định lượng: hiệu quả kinh tế tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp được đo lường bằng kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Chênh lệch giữa kết quả và chi phí càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
Hiệu quả kinh tế có tính chất trực tiếp nên có thể định hướng được dễ dàng.
4.2. Hiệu quả về xã hội
Hiệu quả về xã hội là lợi ích kinh tế xã hội mà hoạt động kinh doanh mang lại cho nền kinh tế và cho đời sống xã hội. Thể hiện ở việc thực hiện đóng góp vào mục tiêu của nền kinh tế như phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng thu cho ngân sách, tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống cho nhân dân.
Hai hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vài trường hợp chúng vận động song song với nhau nhưng ngược lại đôi khi chúng lại mâu thuẫn với nhau trong hoạt động kinh doanh.
Hy vọng rằng qua thông tin được cung cấp ở bài này, người đọc có cái nhìn bao quát tổng quan và hiểu được phân tích hoạt động kinh doanh là gì? Để từ đó có cái nhìn hiểu rộng sâu sắc về phân tích hoạt động trong kinh doanh.
615 0