Văn hóa kinh doanh là gì? Tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Để vận hành một doanh nghiệp, ngoài những yếu tố cần thiết như yếu tố về chuyên môn, về kỹ năng thì còn đòi hỏi cần phải có văn hóa kinh doanh. Cùng theo dõi bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về văn hóa kinh doanh là gì cũng như giải thích vì sao văn hóa kinh doanh lại đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Văn hóa kinh doanh là gì

1.1. Khái niệm

Từ khái niệm về văn hóa trên, văn hóa kinh doanh (Business Culture) chính là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần, các chuẩn mực, quan niệm về hành vi do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích lũy được trong quá trình hoạt động kinh doanh và trong sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh đó với môi trường kinh doanh. Điều này được thể hiện ở cách ứng xử của họ đối với tự nhiên, đối với xã hội ở một cộng đồng hay một khu vực.

Xét về câu chữ thì thuật ngữ “văn hóa kinh doanh” có sự mâu thuẫn tồn tại khi mà “văn hóa” xét đến mặt giá trị cốt lõi còn “kinh doanh” thì hướng đến lợi nhuận. Tuy nhiên hai mặt mâu thuẫn này lại dẫn đến một điều thống nhất cần có trong kinh doanh. 

Khái niệm văn hóa kinh doanh - Business Culture
Khái niệm văn hóa kinh doanh - Business Culture

Thông qua các hình thức mẫu mã sản phẩm, qua thông tin về quảng bá, cách bài trí cửa hàng, thông qua cách giao tiếp ứng xử của đội ngũ nhân viên, của người bán đối với người mua chúng ta có thể thấy được giá trị văn hóa của chính doanh nghiệp và rộng hơn nữa là cách làm việc trong khâu tổ chức sản xuất kinh doanh có đặt cái tâm vào đó hay không. Những điều này sẽ dẫn đến sự phát triển trong tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng, thúc đẩy sản lượng tiêu thụ và mang lại cho doanh nghiệp không chỉ lợi nhuận mà còn là sự đảm bảo về uy tín trong tương lai.

1.2. Các nhân tố cấu thành

Văn hóa kinh doanh được cấu thành từ các nhân tố chính như sau:

- Triết lý kinh doanh: Là những tư tưởng chỉ đạo định hướng cho phong cách và các hoạt động kinh doanh

- Đạo đức kinh doanh: Là các nguyên tắc và chuẩn mực chung nhằm căn cứ để đánh giá và kiểm soát các hành vi kinh doanh, không làm trái quy định của pháp luật

Các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh
Các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh

- Văn hóa doanh nghiệp: Nhiều người lầm tưởng văn hóa doanh nghiệp là văn hóa kinh doanh nhưng văn hóa doanh nghiệp chỉ là 1 yếu tố cấu thành nên văn hóa kinh doanh. Đây là những giá trị, các quan niệm của doanh nghiệp dùng để chi phối và kiểm soát mọi thành viên trong doanh nghiệp tạo nên bản sắc riêng độc đáo

- Văn hóa doanh nhân: Người làm kinh doanh cũng cần phải có các giá trị và chuẩn mực riêng cần tuân theo trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp

- Văn hóa ứng xử: Đây là một yếu tố quan trọng giúp hình thành văn hóa kinh doanh bởi lẽ đây chính là những cư xử, thái độ, hành động, lời nói đối với khách hàng, với đối tác, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa đồng nghiệp và công chúng. Người ngoài sẽ đánh giá doanh nghiệp như thế nào thông qua cách ứng xử của mỗi người trong doanh nghiệp đối với mọi người xung quanh.

Xem thêm: Thế nào là chiến lược kinh doanh quốc tế? Vai trò thể hiện ra sao?

2. Đặc điểm của văn hóa kinh doanh 

2.1. Tính tập quán

Văn hóa kinh doanh được hình thành dựa trên các quan điểm riêng của từng khu vực, từng nền văn hóa khác nhau trong một khoảng thời gian dài tích lũy. Do vậy, văn hóa kinh doanh mang bản chất như một phong tục tập quán của từng doanh nghiệp trên từng quốc gia khác nhau. Ví dụ như tập quán quan tâm đến đời sống riêng của nhân viên ở Nhật Bản, tập quán cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng hay ở Việt Nam có một tập quán rất quen thuộc đó là đàm phán hợp đồng trên bàn tiệc.

Và đương nhiên, không phải tập quán nào cũng sẽ được đồng ý và đón nhận. Sẽ có những tập quán được ca ngợi và có những tập quán không được khuyến khích phát triển.

Đặc điểm về tính tập quán của văn hóa kinh doanh
Đặc điểm về tính tập quán của văn hóa kinh doanh

2.2. Tính cộng đồng

Đã là văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp, thì đòi hỏi điều này phải được tuân thủ và thực hiện bởi tất cả các thành viên trong cộng đồng kinh doanh. Và văn hóa khác với quy định hay điều lệ, văn hóa là một cái gì đó khiến cho mọi người cùng tuân theo một cách tự nhiên, coi đó là điều đương nhiên cần phải làm mà không phải ép buộc. 

Tính cộng đồng còn thể hiện ở chỗ bởi lẽ nó là cả một hệ tư tưởng, nên nếu có người nào đó làm trái lại văn hóa đang có sẽ bị coi là trái luân thường đạo lý và bị mọi người chỉ trích dù những điều đó là không trái pháp luật.

2.3. Tính dân tộc

Văn hóa kinh doanh là một yếu tố thuộc văn hóa chung của dân tộc, vì vậy nó cũng mang phong cách văn hóa dân tộc vào trong các doanh nghiệp. Ví dụ như tại Việt Nam mọi người sẽ giao tiếp bằng cách tên gọi về thứ bậc như cô - chú - anh - em, và điều đó cũng sẽ tạo nên cách gọi kiểu “gia đình hóa” trong môi trường doanh nghiệp. 

Khác với các nước khác như Hàn Quốc hay Nhật Bản họ sẽ xưng hô rất trang trọng bằng cách gọi chức vụ và thêm kính ngữ, thì cách gọi này ở Việt Nam có điều lợi đó là mang lại không khí gần gũi cho các đồng nghiệp với nhau nhưng lại không tách bạch rõ ràng giữa công việc và đời sống gây trở trại cho quá trình quản lý.

2.4. Tính học hỏi và phát triển

Kinh doanh là thị trường rất sôi động và có tính hội nhập cao. Có những giá trị văn hóa mà không có sẵn từ dân tộc hay xã hội mà sẽ do các nhà lãnh đạo sáng tạo ra. Những giá trị đó được hình thành và tích lũy qua quá trình hoạt động nghiên cứu hoặc giao lưu hội nhập với các nền văn hóa khác. 

Học hỏi, hộp nhập giao lưu giữa các nền văn hóa
Học hỏi, hộp nhập giao lưu giữa các nền văn hóa

Trong thời đại mở cửa phát triển hội nhập tiên tiến, tâm lý con người cũng vì thế mà đòi hỏi sự mới mẻ hiện đại hơn, nếu cứ giữ nguyên các giá trị cũ không còn phù hợp với thời đại mới, nếu doanh nghiệp không biết cách phát huy và học hỏi những điều đổi mới và sáng tạo hơn thì doanh nghiệp không thể nào phát triển mạnh mẽ theo thời đại được.

Xem thêm: Phân tích hoạt động trong kinh doanh là gì? Tầm quan trọng ra làm sao

3. Tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh

Văn hóa kinh doanh không chỉ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của môi trường xung quanh thậm chí cả cả một thời đại văn hóa. 

Đầu tiên, văn hóa kinh doanh sẽ mang lại giá trị kinh doanh bền vững. Chúng ta thường hay nói rằng kinh doanh với mục đích chính là hướng về mục tiêu lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận không phải là sự tác động trực tiếp đến khuynh hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ lợi nhuận còn bị kiểm soát bởi pháp luật. Thử nghĩ xem các mặt hàng buôn bán như ma túy, thuốc phiện có thể đem đến lợi nhuận khổng lồ thậm chí là siêu lợi nhuận, nhưng chẳng có người làm kinh doanh nào mạo hiểm kinh doanh nó.

Tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh
Tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh

Bởi lẽ đó, mục tiêu cao cả hơn của những người làm kinh doanh đó chính là lan tỏa thương hiệu, tạo được uy tín và vị thế trên thương trường, tạo nguồn lực phát triển kinh doanh, mang lại những hiệu quả kinh doanh bền vững.

Ngoài ra, văn hóa kinh doanh còn mang lại điều kiện để thúc đẩy các hoạt động quốc tế. Nhiều trường hợp giao lưu văn hóa qua lại dần dần biến đổi thành thói quen, tạo cơ hội hội nhập, mở ra thị trường mới cho các nhà sản xuất. Và một nhiệm vụ cao cả hơn, đó là lan tỏa bản sắc văn hóa riêng của đất nước mình đến cho bạn bè quốc tế chính qua các sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Tổng kết lại, văn hóa kinh doanh chính là một yếu tố quan trọng và không thể thay thế trong lĩnh vực kinh doanh. Hy vọng với bài viết trên mà work247 vừa cung cấp, các bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp và biết cách tận dụng phát triển nó cho phù hợp.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem491 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT