Quản lý vốn là gì? Tìm hiểu những nguyên tắc về quản lý vốn

Theo dõi work247 tại
Phùng Hà tác giả work247.vn Tác giả: Phùng Hà

Ngày nay, trên bất cứ thị trường giao dịch nào thì khả năng xảy ra những rủi ro về tài chính là điều hoàn toàn có thể. Chính vì điều này, để một doanh nghiệp có thể đứng vững trên các thị trường giao dịch tài chính đó thì việc quản lý vốn là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Vậy quản lý vốn là gì và đâu là những nguyên tắc để quản lý nguồn vốn đạt hiệu quả nhất? Hãy cùng mình đi đến bài viết dưới đây để có câu trả lời xác đáng nhất cho vấn đề này nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu chung về quản lý vốn hiện nay

1.1. Khái niệm về việc quản lý nguồn vốn trên thị trường

Đối với hầu hết mọi người làm làm kinh tế, đặc biệt những người làm trong ngành thị trường tài chính thì khái niệm về quản lý nguồn vốn chắc hẳn không còn gì xa lạ nữa. Có rất nhiều các khái niệm, định nghĩa để chỉ việc quản lý nguồn vốn và mỗi khái niệm, định nghĩa đó đều là những cái nhìn theo nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên chúng đều có một ý nghĩa chung và khá dễ hiểu để nhắc tới việc quản lý vốn tại một thời điểm nào đó.

Quản lý vốn là gì?
Quản lý vốn là gì?

Quản lý nguồn vốn có thể được hiểu chung là việc thực hiện kiểm soát sự hiệu quả của những khoản chi tiêu vốn để từ đó có thể đưa ra được những quyết định kinh doanh hiệu quả và hợp lý nhất cho những kế hoạch đầu tư và phát triển dài hạn. Ngoài ra, quản lý nguồn vốn còn đề cập đến những vấn đề như là: bảo quản tài khoản, đảm bảo nguồn vốn của bạn không bị giảm lỗ, tổn hại hay là duy trì ổn định nguồn vốn tại mức lợi nhuận trong quá trình giao dịch, ...

Xem thêm: Vốn điều lệ ngân hàng là gì và tại sao lại quan trọng đến vậy?

1.2. Vai trò của việc quản lý vốn đối với các doanh nghiệp

Như work247.vn đã nói ở trên thì việc quản lý vốn là một yếu tố không thể thiếu và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp ở trên thị trường tài chính chính là vì nếu như các doanh nghiệp không quản lý hiệu quả nguồn vốn thì khi xảy ra những rủi ro, họ sẽ không thể lường trước được chúng, từ đó không thể đưa ra được những phương án xử lý phù hợp kịp thời.

Vai trò của quản lý vốn
Vai trò của quản lý vốn

Ví dụ như là khi một doanh nghiệp sản xuất ra một sản phẩm nào đó, bạn sẽ cần nắm được thông tin doanh thu quay trở lại doanh nghiệp liệu có kịp thời và thích hợp tới những hoạt động của doanh nghiệp của bạn hay không bởi vì cho đến một thời điểm bất kỳ nào đó, họ sẽ cần phải thực hiện xử lý cùng một lúc những chi phí như là chi phí về công nợ, chi phí về nguyên vật liệu mới hay là chi phí về tiền lương của công nhân, ...

- Với việc quản lý nguồn vốn kinh doanh hiệu quả có nghĩa là bạn sẽ phải kiểm soát được đầu ra, đầu vào của dòng tiền công ty, từ đó sẽ có những kế hoạch phân bổ một cách hợp lý, qua đó sẽ đảm bảo rằng không có vấn đề hay rủi ro gì xảy ra và nếu như có vấn đề gì xảy ra thì bạn cũng đã nắm trong tay dự án của mình.

Kiểm soát đầu ra đầu vào của dòng tiền
Kiểm soát đầu ra đầu vào của dòng tiền

- Khi có quản lý vốn, chủ sở hữu của một doanh nghiệp sẽ cần phải duy trì được tỷ lệ của những khoản nợ phải trả và tài sản doanh nghiệp đó thật tốt.

- Phần lớn người trong ngành sẽ cho rằng đối với mỗi hình thức giao dịch thì sẽ tồn tại một phương thức quản lý nguồn vốn khác nhau.

- Việc quản lý vốn giúp cho doanh nghiệp có thể bảo toàn số dư về vốn, đồng thời cũng giúp bảo vệ lợi nhuận và kiểm soát nguồn vốn của chính họ, ...

2. Một nguyên tắc cơ bản về việc quản lý nguồn vốn hiện nay

2.1. Nguyên tắc “Không được phép quá khích” trong việc quản lý nguồn vốn

Sự quá khích, hung hăng luôn được coi là một trong những sai lầm nghiêm trọng mà các giao dịch viên mới vào nghề hay mắc phải. Những sai lầm này có thể kể đến như là giao dịch với đòn bẩy cao, đặt lệnh ngẫu hứng, đặt quá nhiều các rủi ro về vốn, … Bạn cần phải nhớ rằng chỉ cần có một sự đảo chiều đến từ thị trường nhỏ là tài khoản của bạn có thể bị loại bỏ ngay lập tức, do đó ở trong tình huống này, bạn cần phải điều chỉnh quy mô vị thế của mình, đồng thời không nên đặt quá nhiều rủi ro vào tài sản.

Nguyên tắc "Không được phép quá khích"
Nguyên tắc "Không được phép quá khích"

2.2. Nguyên tắc “Cần phải thực tế hơn” trong việc quản lý nguồn vốn

Thông thường, các giao dịch viên sẽ nghĩ rằng họ có thể kiếm được khoản lợi nhuận lớn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng đây là một suy nghĩ khá sai lầm và trái ngược hoàn toàn. Chính vì vậy, bạn hãy xây dựng những mục tiêu thiết thực hơn, đồng thời giữ cách tiếp cận thật ôn hòa để nhắm tới khoản lợi nhuận ổn định.

Nguyên tắc "Cần phải thực tế hơn"
Nguyên tắc "Cần phải thực tế hơn"

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải xác định được những điểm chốt lời mà bạn vẫn đang tìm kiếm hay là những khoản lỗ trong khả năng chịu đựng của bạn để từ đó duy trì những kỷ luật trong sức nóng của các cuộc giao dịch. Ngoài ra điều này cũng sẽ giúp bạn để ý hơn đến những mối quan hệ rủi ro và phần thưởng nhận được.

2.3. Nguyên tắc “Luôn đặt cắt lỗ” trong việc quản lý nguồn vốn

Việc quản lý nguồn vốn sẽ có thể giúp bạn tồn tại được trên thị trường, qua đó thiết lập cắt lỗ. Trong mỗi giao dịch thì luôn có khả năng tồn tại rủi ro thua lỗ, chính vì vậy bạn sẽ cần phải thực hiện đặt lệnh cắt lỗ sao cho không được vượt quá 3% số vốn giao dịch của bạn theo tổng số lượng lệnh đang được mở.

Tại một thời điểm nào đó, hoàn toàn có khả năng bạn bị thua lỗ và việc tìm cách để hồi lại vốn cũng là một việc dễ hiểu. Tuy nhiên, điều mà bạn cần đặc biệt để tâm đó là phải sẵn sàng chuẩn bị cho những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra vì không ai có thể dự đoán được trước mọi thứ. Do đó, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ càng, đồng thời viết ra hết những hành động mà bạn sẽ cần làm để bảo vệ cho bản thân và đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra.

2.4. Nguyên tắc “Hãy cẩn thận với đòn bẩy” trong việc quản lý nguồn vốn

Đòn bẩy là một công cụ sẽ cung cấp cơ hội tối đa hóa các khoản lợi nhuận dựa trên yếu tố vốn rủi ro sẵn có, nhưng đòn bẩy cũng có thể làm tăng khả năng nguy cơ xảy ra thua lỗ rất cao.

Nguyên tắc "Hãy cẩn thận với đòn bẩy"
Nguyên tắc "Hãy cẩn thận với đòn bẩy"

Đòn bẩy sẽ chỉ là một công cụ hữu ích nếu như bạn đã nắm được những tác động của việc nhập lệnh đòn bẩy hay là thể hiện bản thân mình với thị trường tài chính. Tuy nhiên thì theo nguyên tắc chung, không được phép sử dụng công cụ đòn bẩy quá 7 lần đối với bất kỳ giao dịch nào của bạn. Sử dụng càng ít thì vị trí của bạn sẽ càng tốt.

2.5. Nguyên tắc “Không nên quá tham lam” trong việc quản lý nguồn vốn

Trong một số trường hợp thì việc tham lam cũng sẽ đem lại lợi ích, tuy nhiên thì điều này cũng chỉ xảy ra ở một mức độ nào đó. Không nên quá tham lam bởi vì yếu tố lòng tham sẽ có thể chính là nguyên nhân khiến bạn đưa ra những quyết định trong việc kinh doanh một cách mù quáng. Thay vào đó, bạn hãy hoạt động một cách có kỷ luật hơn, đồng thời hãy tuân thủ theo những chiến lược quản lý nguồn vốn.

Xem thêm: Chi phí vốn là gì? Công thức tính chi phí vốn trong doanh nghiệp 

3. Một số cách quản lý nguồn vốn hiệu quả hiện nay

3.1. Xác định đúng vốn lưu động hiện tại của doanh nghiệp

Trước tiên, để doanh nghiệp có thể lập ra được những kế hoạch về vốn lưu động thành công, cần phải chú ý đến việc đảm bảo cho kế hoạch vốn khi được lập ra phải dựa trên cơ sở kế hoạch vốn kinh doanh. Không những vậy, kế hoạch vốn khi được xây dựng sẽ được ra khi bảo đảm rằng đã tính toán, phân tích được những chỉ tiêu kinh tế tài chính ở kỳ trước đó. Ngoài ra thì kế hoạch vốn cũng cần phải được lập ra khi và chỉ khi đã có sự tính toán dự trù cho tình hình kinh doanh.

3.2. Tăng cường công tác trong việc quản lý nguồn vốn

Cần phải chú ý đến một khoản cần phải thu trong công tác quản lý nguồn vốn. Trước tiên thì những khoản nợ được thu theo thời gian cần phải được theo dõi chi tiết, sát sao để tránh rơi vào trường hợp những khoản nợ đó khó đòi. Tiếp theo đó là hạn chế nguồn vốn bị chiếm dụng như là vi phạm về việc quá thời hạn thanh toán, chiết khấu thanh toán hay là áp dụng những biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, ... Và cuối cùng, để có thể giữ gìn được những mối quan hệ mà bạn vẫn có thể thu được những khoản nợ đó thì cần phải có những biện pháp xử lý một cách khéo léo.

Trên đây là những chia sẻ để giải đáp cho thắc mắc quản lý vốn là gì, đồng thời cũng giới thiệu tới bạn một số nguyên tắc phổ biến hiện nay trong việc quản lý vốn. Hi vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về việc quản lý vốn hiện nay.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem354 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT