[Góc hỏi và đáp] Học viện hàng không có những ngành nào?

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 21-05-2024

Rất nhiều bạn trẻ có dự định học tại Học viện hàng không đang có một thắc mắc chung, đó là: “Học viện hàng không có những ngành nào?” Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn sáng tỏ hơn về thắc mắc này nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Được thành lập từ năm 2024, Học viện hàng không vẫn luôn là điểm đến mơ ước của nhiều bạn trẻ. Học viên hằng năm tuyển sinh thường xuyên trên phạm vi cả nước, bao gồm cả hệ trung cấp nghề, cao đẳng và đại học.

1. Danh sách các ngành đào tạo Cao đẳng và Đại học

Hiện tại, Học viện hàng không cơ cấu tất cả 06 khoa chuyên ngành. Cụ thể là các khoa: Cảng hàng không, Không lưu, Cơ bản, Vận tải hàng không, Điện tử viễn thông hàng không, Bổ túc cán bộ và hợp tác quốc tế. Trước hết, cùng tìm hiểu các ngành đào tạo hệ Cao đẳng và Đại học tại ngôi trường này nhé.

Danh sách các ngành đào tạo Cao đẳng và Đại học
Danh sách các ngành đào tạo Cao đẳng và Đại học

1.1. Ngành Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là ngành học bao gồm các chuyên ngành nhỏ hơn, cụ thể bao gồm: Chuyên ngành QTKD hàng không, chuyên ngành QT du lịch, chuyên ngành QT doanh nghiệp hàng không, chuyên ngành QT cảng hàng không.

Tham gia vào học ngành này, người học sau khi tốt nghiệp sẽ thành tân cử nhân QTKD sở hữu chuyên môn, năng lực và trình độ nhất định. Bạn có thể tham gia làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ và khai thác thương mại. Công tác tại nhiều vị trí ở các sân bay nội địa, sân bay quốc tế, cảng hàng không, các hãng bay, các đại lý và công ty cung cấp dịch vụ du lịch, các đơn vị quản lý Nhà nước về hàng không dân dụng,...

Tuyển dụng: Việc làm hàng không

1.2. Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông hàng không

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông hàng không
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông hàng không

Với ngành này, người học sau khi ra trường sẽ trở thành kỹ sư công nghệ kỹ thuật có năng và trình độ để tham gia vào công tác khai thác, bảo trì, quản lý, bảo dưỡng các thiết bị ĐTVT trong cũng như ngoài ngành hàng không nói chung. Bên cạnh đó, những ai học ngành này cũng có khả năng công tác ở các sân bay, cảng hàng không, các trung tâm quản lý bay, các cơ sở ĐTVT khác.

1.3. Ngành Quản lý hoạt động bay

Trả lời cho câu hỏi “Học viện hàng không có những ngành nào?” không thể thiếu đi đáp án ngành Quản lý hoạt động bay. Đây là một trong những ngành thu hút được khá nhiều sinh viên theo đuổi.

Sau khi ra trường, người học có cơ hội trở thành kỹ sư quản lý hoạt động bay. Cùng với năng lực ứng dụng và nghiên cứu công nghệ, khoa học kỹ thuật để hỗ trợ và phục vụ cho quá trình phát triển ngành hàng không nói chung. Song song với đó, người sở hữu chuyên ngành này cũng có đủ năng lực chuyên môn để công tác ở các vị trí như thủ tục bay, kiểm soát không lưu, thông báo bay, kế hoạch bay tại các sân bay, cảng hàng không, hãng bay, các đơn vị quản lý Nhà nước về ngành này.

2. Các ngành đào tạo Trung cấp nghề

Các ngành đào tạo Trung cấp nghề
Các ngành đào tạo Trung cấp nghề

Cùng với việc phát triển các ngành thuộc hệ Cao đẳng và Đại học, Học viện hàng không Việt Nam cũng tạo cơ hội cho những ai có nhu cầu học trung cấp nghề với các ngành như sau:

2.1. Phục vụ hành khách

Với ngành phục vụ hành khách, bạn sẽ được đào tạo để làm các nhiệm vụ như: Làm thủ tục cho hành khách, cung cấp thông tin xuất nhập cảnh cho hành khách, sắp xếp vị trí ngồi cho khách, tính giá - thu cước hành lý, cân - dán nhãn hành lý, hướng dẫn và kiểm tra khách khi khách lên máy bay,...

Học viên sau khi ra trường có năng lực công tác ở các doanh nghiệp, công ty làm về dịch vụ, thương mại ở các sân bay, cảng hàng không, hãng bay hay các công ty du lịch khác.

2.2. Đặt chỗ bán vé

Đặt chỗ bán vé
Đặt chỗ bán vé

Học viên được đào tạo về làm các nhiệm vụ bao gồm: Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của khách về giá vé, giá cước, chặng bay, chuyến bay, tính toán giá thành, in vé, hỗ trợ thực hiện các câu lệnh trên hệ thống để đặt chỗ,...

Học viên sau khi ra trường có đủ năng lực công tác cho các công ty, đại lý du lịch lữ hành, bán vé máy bay, các hãng bay,...

Xem thêm: Bật mí nghề phi công qua bản mô tả công việc phi công

2.3. Phục vụ hàng hóa

Học viên sẽ được đào tạo để thực hiện các công việc bao gồm: tiếp nhận và xử lý yêu cầu của khách về giá cước, chuyến bay, thủ tục gửi hàng qua đường hàng không, đặt chỗ cho kiện hàng trên các chuyến bay theo yêu cầu của khách, thông báo điện tử cho sân bay đích về việc nhận hàng vào hệ thống, tính toán trọng lượng hàng theo quy định, thực hiện thủ tục nhận hàng từ các chuyến bay thông qua việc cập nhật thông tin trên hệ thống, sắp xếp hàng trong kho, làm báo cáo và hỗ trợ việc nhận hàng cho khách hàng,...

Sau khi hoàn thành khóa học, người học có đủ năng lực và nghiệp vụ để công tác tại các đại lý giao nhận hàng, các hãng hàng không,...

2.4. Kiểm soát không lưu (đường dài, tiếp cận, tại sân)

Kiểm soát không lưu (đường dài, tiếp cận, tại sân)
Kiểm soát không lưu (đường dài, tiếp cận, tại sân)

Các công việc được đào tạo để thực hiện: Phân tích, dự báo và xử lý các trường hợp đa dạng phát sinh trong quá trình điều khiển máy bay. Ghi chép lệnh. Ứng dụng các hình thức phân cách một cách linh hoạt, các phương thức, các quy tắc kiểm soát tàu bay, sử dụng radar để dẫn dắt máy bay tiếp cận; kiểm soát tàu bay trên vòng lượn, giám sát các phương tiện di chuyển trên khu vực tàu bay hoạt động,....

Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực và trình độ công tác ở phòng thủ tục bay, trung tâm kiểm soát không lưu.

Quy định dự tuyển: Sức khỏe đạt chuẩn (có kiểm tra), độ tuổi dưới 28, không bị dị tật, ngoại hình cân đối, chiều cao quy định nữ từ 157cm trở lên, nam từ 167cm trở lên.

2.5. An ninh hàng không

Các công việc được đào tạo để thực hiện: Giám sát an ninh đối với hoạt động vào và ra với phương tiện giao thông và người. Tuần tra, canh gác, giám sát, đảm bảo an ninh cho các trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất tại sân bay, tàu bay,...

Sau khi ra trường, các học viên có khả năng công tác tại các đơn vụ tuần tra canh gác, bảo vệ tại các sân bay, cảng hàng không.

2.6. Kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (gồm: cơ giới - điện, điện tử)

Kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (gồm: cơ giới - điện, điện tử)
Kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay (gồm: cơ giới - điện, điện tử)

Các công việc được đào tạo để thực hiện bao gồm: Kiểm tra, vận hành, lắp đặt, sửa chữa các chi tiết và bộ phận của tàu bay (động cơ, cánh, thân, đuôi), hệ thống điện điện tử, thiết bị cơ khí,... Dùng các dụng cụ để thực hiện hàn, gò, mở, tháo các bộ phận tàu bay khi có yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa.

Sau khi hoàn thành khóa học, người học có đủ năng lực để công tác và làm việc ở các hãng bay, các xưởng và xí nghiệp bảo trì, sửa chữa tàu bay.

Giải đáp: Giải đáp: Học viện hàng không ở đâu? Những thông tin hữu ích

2.7. Phi công hàng không dân dụng

Học viên được đào tạo để thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ, sở hữu nền tảng sức khỏe tốt nhằm điều khiển các trang thiết bị của tàu bay, biết cách liên lạc để nhận lệnh từ đài chỉ huy và thực hiện các hướng dẫn bay trên cơ sở lịch trình đã có. Đảm bảo chuyến bay an toàn thông qua việc vận hành các thông số. Phát hiện kịp thời và giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật trong quá trình bay.

2.8. Tiếp viên hàng không

Tiếp viên hàng không
Tiếp viên hàng không

Để nói Học viện hàng không có những ngành nào thì không thể không nhắc đến ngành Tiếp viên hàng không.

Đối với ngành Tiếp viên hàng không, trường không tổ chức tuyển sinh đào tạo hệ chính quy. Mà thực tế, trường sẽ tuyển dụng và liên kết hợp tác với những hãng có yêu cầu tuyển tiếp viên hàng không để đào tạo. Mỗi khóa như vậy được đào tạo trong khoảng thời gian từ 4 - 5 tháng trên cơ sở kiểm tra đầu vào của học viên. Sau khi hoàn thành khóa học, người học sẽ được cấp chứng chỉ nghề theo khóa đào tạo ngắn hạn.

2.9. Kỹ thuật điện, điện tử, viễn thông

Ngành này bao gồm những ngành nhỏ như: Kỹ thuật điện cảng hàng không, điện tử dân dụng, kỹ thuật thiết bị radar, kỹ thuật thiết bị dẫn đường hàng không.

Theo đó, công việc được đào tạo để thực hiện bao gồm: Kiểm tra, vận hành, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì,... các thiết bị viễn thông, điện - điện tử, nhất là đối với những thiết bị như: điện thoại, điện thoại di động, video, VHF, HF, hệ thống chuyển điện văn tự động, thiết bị radar, các thiết bị dẫn đường, hệ thống điện tổng hợp tại sân đỗ, nhà ga,... Sau khi hoàn thành khóa học, người học có năng lực công tác ở các công ty, trung tâm ĐTVT, các đơn vị trong ngành hàng không,...

Học viện hàng không có những ngành nào? Bài viết đã có câu trả lời giúp bạn!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2705 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT