Mách bạn bản mô tả công việc System Administrator đầy đủ nhất
Theo dõi work247 tạiNgành công nghệ thông tin hiện đang chiếm lĩnh top những ngành nghề thu hút nhiều lao động nhất bởi sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến những ngành nghề mới về CNTT ra đời, thu hút nhiều lao động. Một trong số đó phải kể đến đó là công việc System Administrator hay còn được gọi là Chuyên viên quản trị hệ thống. Vậy, System Administrator là công việc ra sao mà lại thu hút nhiều nhân tài tới vậy?
1. Giới thiệu chung về công việc System Administrator
Nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực công nghệ thông tin, chắc chắn bạn đã nghe đến khái niệm System Administrator phải không? System Administrator hay còn được gọi với cái tên tiếng Việt quen thuộc đó là Chuyên viên quản trị hệ thống, là công việc đảm bảo an toàn cho các cổng mạng internet của các doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát và khắc phục tất cả các vấn đề liên quan tới hệ thống mạng tại các doanh nghiệp hay cơ quan làm việc.
System Administrator được coi là các “nhà gác cổng” chuyên nghiệp được doanh nghiệp tin tưởng và rất cần thiết phải tuyển dụng một bộ phận các chuyên viên quản trị hệ thống mạng internet. Đơn giản rằng internet hiện nay là một thứ không thể thiếu trong cuộc sống con người. Nó xuất hiện trong tất cả các hoạt động sinh hoạt, giải trí, học tập và làm việc của con người, chưa kể đến thời đại công nghệ hóa, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh nhau ở chất lượng sản phẩm mà còn phải có chiến lược makerting hiệu quả trên các kênh internet truyền thông thì mới gia tăng được doanh thu.
Do đó, System Administrator rất cần thiết và quan trọng ở hầu hết các doanh nghiệp, thậm chí là các cửa hàng kinh doanh cũng cần tới. Chính bởi vậy, nhu cầu tuyển dụng các lao động tại vị trí System Administrator rất rất nhiều, thậm chí là có thể sánh ngang với các ngành hot như kinh tế, tài chính – ngân hàng, y bác sĩ,…
2. Những trách nhiệm công việc của System Administrator
2.1. Bảo đảm các thành phần thuộc hệ thống hoạt động trơn tru, hiệu quả
Nhiệm vụ đầu tiên mà các System Administrator hay chuyên viên quản trị hệ thống phải làm đó là bảo đảm cho các thành phần trong hệ thống mạng hoạt động một cách trơn tru, có sự liên kết với nhau và quan trọng nhất là hoạt động có hiệu quả, phục vụ cho các công việc của nhân viên một cách suôn sẻ. Cụ thể, các System Administrator sẽ phải giám sát liên tục các thành phần thuộc phần cứng lẫn phần mềm của hệ thống mạng, nhằm đảm bảo rằng khi có bất kỳ lỗi hỏng hóc nào xảy ra thì có thể sửa chữa ngay lập tức cũng như nếu không còn phù hợp nữa thì cần phải thay thế, tức có sự can thiệp của bên kĩ thuật.
Bên cạnh đó, các System Administrator cũng phụ trách những vấn đề liên quan đến hệ thống mạng có đầy đủ thành phần hay chưa, có hoạt động trơn tru hay không, đã được thiết kế chuẩn chỉnh hay chưa,… Việc đảm bảo sức khỏe của máy chủ chính là công việc thường xuyên của các System Administrator chứ không đợi tới lúc hỏng rồi họ mới bắt tay vào khắc phục.
2.2. Đảm bảo an ninh mạng và hệ thống internet
Ngoài nhiệm vụ kể trên, các System Administrator còn phải đảm bảo được an ninh mạng lẫn hệ thống của các doanh nghiệp. Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp, cụ thể là các nhà tuyển dụng, đó là tuyển được các ứng viên có năng lực, là “con mồi” của rất nhiều các công ty khác, dày dặn kinh nghiệm tại vị trí System Administrator. Bởi chuyên môn của System Administrator đòi hỏi rất cao, họ phải có khả năng kiểm soát và bảo đảm được sự bí mật của cơ sở dữ liệu công ty, tránh tiết lộ ra ngoài cũng như làm cho hệ thống mạng không còn được an toàn nữa, gặp phải những vấn đề như bị hack, bị lỗi, bị đánh cắp,…
Do đó, các System Administrator phải biết cách tạo hàng rào bảo vệ, xây dựng và tối ưu hóa chúng nhằm mục đích bảo vệ máy chủ, từ đó bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp.
2.3. Sửa chữa, khắc phục các thành phần lỗi thuộc hệ thống mạng
Một trong những nhiệm vụ khá quan trọng của các System Administrator đó là phải sửa chữa, khắc phục cũng như nâng cấp các thành phần có trong hệ thống mạng của doanh nghiệp. Chỉ duy trì và khắc phục các lỗi hỏng hóc có trong các thành phần thuộc hệ thống mạng sẽ khiến cho hệ thống đó khó phát triển, thậm chí phải chịu các rủi ro và hoạt động kém hiệu quả do một số các thành phần có thể bị lỗi thời, hay quá cũ rồi. Chính vì vậy, ngoài sữa chữa các thành phần hệ thống ra thì các System Administrator phải biết thay thế nâng cấp cho các bộ phận hệ thống mạng của doanh nghiệp.
Một số lỗi hỏng hóc cả ở phần cứng lẫn phần mềm mà các System Administrator cần phải chú ý đó là: sự cố rò rỉ dữ liệu, tình trạng virus, các chương trình hoạt động bị chậm, lác, phụ kiện đã cũ, lỗi thời, hoạt động kém hiệu quả,… Lúc này, các System Administrator cần phải cân nhắc giữa việc sửa chữa chúng hay nâng cấp các phiên bản mới nhất.
2.4. Hỗ trợ kĩ thuật
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay hoạt động đều gắn liền với thương mại điện tử, do đó phòng kĩ thuật là không thể thiếu ở các doanh nghiệp hiện nay. System Administrator là một trong những bộ phận thuộc phòng kĩ thuật, với tổng hợp kiến thức về cả phần cứng lẫn phần mềm thì System Administrator sẽ trợ thủ đắc lực cho tất cả các phòng ban khác khi gặp các vấn đề liên quan tới hệ thống mạng. Rất nhiều bạn sinh viên hiện đang thực tập tại vị trí System Administrator ở các doanh nghiệp cũng mới được tiếp xúc với công việc này và chia sẻ rằng họ học hỏi được nhiều kiến thức mới mẻ cũng như có cơ hội được trau dồi năng lực của mình.
Xem thêm: Tìm việc làm System engineer
2.5. Nghiên cứu các chương trình và đề xuất các phương án về cách làm việc với hệ thống mạng
Nếu bạn nghĩ rằng System Administrator chỉ chuyên sữa chữa và nâng cấp dựa trên những gì đã có sẵn thì câu trả lời là đúng nhưng chưa đủ. Một phần khác trong công việc của các System Administrator – những người “gác cổng mạng” đó là nghiên cứu các chương trình cũng như đề xuất các phương án về cách làm việc với hệ thống mạng tuân theo quy trình ra sao mà đạt được hiệu quả nhất.
Ngày nay, việc ứng dụng hệ thống mạng vào các công việc trong cuộc sống vô cùng nhiều, tuy nhiên, không phải ai cũng có năng lực và chuyên môn để có thể nghiên cứu ra được các chương trình mới cho hệ thống mạng cũng như các quy trình làm việc với hệ thống mạng cho nhân viên sao cho có thể giảm thiểu được tối đa thời gian, chi phí cũng như số lỗi sai sót mắc phải dễ gây ảnh hưởng tới hệ thống mạng internet. Ngoài ra, các System Administrator cũng tìm hiểu và liệt kê ra các cảnh báo đáng báo động về hệ thống mạng và đề xuất xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
3. Tiêu chí khi tuyển dụng System Administrator
System Administrator là vị trí quan trọng không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào. Vị trí này hiện nay khá được quan tâm, tuyển dụng với số lượng lớn với mức lương đáng mơ ước. Tuy nhiên song song với đó thì yêu cầu cũng như trách nhiệm công việc đi kèm cũng khá cao
Để có thể trở thành các System Administrator – gương mặt đại diện về kĩ thuật của các doanh nghiệp, chịu trách nhiệm xử lí toàn bộ vấn đề về hệ thống mạng, các bạn phải đáp ứng được những điều kiện kiên quyết sau đây:
Yêu cầu về kiến thức chuyên môn/học vấn: Các System Administrator phải nắm được các kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về phần cứng, phần mềm của hệ thống mạng trên máy tính lẫn các giải pháp về điện toán. Các System Administrator phải tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thống tin của các trường đại học, cao đẳng và có chứng chỉ tin học kèm theo được yêu cầu. Đó là chứng chỉ Microsoft MCSE liên quan tới việc quản trị hệ thống được các doanh nghiệp yêu cầu khi tuyển dụng.
Yêu cầu về kĩ năng: Ngoài những kiến thức chuyên môn về nghiên cứu, sử chữa và nâng cấp các thành phần trong hệ thống mạng, thì các System Administrator phải có được các kĩ năng phân tích, nghiên cứu, xử lí tình huống, kĩ năng làm việc nhóm cũng rất quan trọng. Đây là những kĩ năng rất cần thiết đối với các hoạt động bảo đảm cho hệ thống mạng. Bên cạnh đó, System Administrator phải có khả năng làm việc độc lập, kiên nhẫn do công việc không chịu ít những áp lực từ các phòng ban khác trong cùng công ty.
Yêu cầu về kinh nghiệm: Các System Administrator phải có ít nhất 3-5 năm kinh nghiệm trở lên thuộc về các mảng công nghệ thông tin, quản trị mạng,… thì mới có thể tích lũy được các kinh nghiệm cho sự chuyên nghiệp của công việc System Administrator.
Yêu cầu về phẩm chất: Các System Administrator phải có sự nhẫn nại, kiên trì, nỗ lực, sáng tạo, có trách nhiệm và đam mê vì đây là một công việc không hề dễ dàng gì, nhiều áp lực cũng như phải theo dõi, giám sát, sửa chữa và nâng cấp thường xuyên, liên tục.
Xem thêm: Tìm việc làm Admin staff
4. Mức lương và cơ hội từ công việc System Administrator
Công việc System Administrator được biết đến là công việc có mức áp lực khá cao và tiếp xúc với máy tính rất nhiều cũng như tốn khá nhiều chất xám của các chuyên viên quản trị hệ thống mạng. Chính vì vậy, mức lương tối thiểu được đề ra cho các System Administrator rơi vào khoảng 1000 USD, tương đương với hơ 20 triệu/tháng. Tuy nhiên, mức lương cụ thể sẽ còn tùy thuộc vào 4 yếu tố sau đây:
- Quy mô doanh nghiệp chi trả lương
- Năng lực của System Administrator
- Độ kinh nghiệm của System Administrator
- Khả năng làm việc lâu dài và có thăng tiến của System Administrator
Bên cạnh đó, các System Administrator cũng được hưởng đầy đủ các chế đô phúc lợi và có một môi trường làm việc chuyên nghiệp, được đào tạo và phát triển bản thân mình. Đặc biệt hơn, System Administrator sẽ được tiếp xúc dần với các loại công nghệ kĩ thuật hiện đại, tân tiến hàng đầu thế giới cũng như tích lũy kinh nghiệm cho bản thân để có thể tự khởi nghiệp sự nghiệp riêng cho mình.
Các bạn có thể tham khảo một bản mô tả công việc System Administrator cụ thể dưới đây!
mô-tả-công-việc-System-Administrator.docx
Có thể nói, System Administrator là nấc thang cao nhất trong lộ trình sự nghiệp của ngành công nghê thông tin. Chính vì vậy bất kỳ ai theo đuổi ngành này đều luôn ao ước chinh phục đến đỉnh cao này. Hầu như bất kỳ tổ chức nào có cơ sở hạ tầng CNTT lớn đều có thể thuê quản trị viên hệ thống. Các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp cần quản trị viên CNTT chuyên dụng để quản lý hệ thống mạng. Vào tháng 5 năm 2024, Bộ Lao động Hoa Kỳ báo cáo rằng 18% trong số 383.900 quản trị viên hệ thống làm việc cho các công ty thiết kế hệ thống máy tính. Do tính chất công việc quan trọng cho nên phần lớn các quản trị viên hệ thống làm việc toàn thời gian từ 40 đến 60 giờ mỗi tuần và bắt buộc phải có một số điện thoại để gọi điện ngoài giờ làm việc bình thường, giữ cho mạng hoạt động 24/7.
Bài viết trên đây là những mô tả công việc System Administrator một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, các bạn có thể định hướng cho mình lựa chọn công việc và lộ trình thăng tiến rõ ràng về System Administrator. Và đừng quên truy cập vào work247.vn để tìm kiếm cho mình cơ hội việc làm System Administrator hấp dẫn nhất nhé!
3198 0