System testing là gì? Những thông tin cơ bản về system testing

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Trong lĩnh vực IT phần mềm, quá trình cho ra mắt một ứng dụng hoàn chỉnh cần phải thực hiện qua rất nhiều bước, một trong bước không thể thiếu đó chính là System testing. System testing là thuật ngữ quá quen thuộc với các lập trình viên hay nhà phát triển nhưng với một số người khái niệm này còn khá lạ. Cùng work247.vn tìm hiểu những thông tin cơ bản về system testing nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm kiếm việc làm

1. Khái niệm về system testing

System testing hay còn gọi là kiểm tra hệ thống - là một bước trong quá trình xây dựng và hoàn thiện phần mềm. Đây là một hình thức dùng để đánh giá và theo dõi tiến trình thực hiện của sản phẩm hoặc hệ thống phần mềm được tất cả các components/module tích hợp đầy đủ theo một thứ tự và dựa theo yêu cầu và tính năng của phần mềm đã được định sẵn để xác định hệ thống đã hoạt động đúng hay chưa.

System Testing là gì?
System Testing là gì?

Trong quá trình kiểm tra phần mềm khi muốn thực hiện system testing thì phải đảm bảo đã hoàn thành Integration Testing, việc thực hiện đúng trình tự các bước rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này.

System test sẽ được tiến hành trong hộp đen, đồng nghĩa với việc quá trình này chỉ đánh giá được những tính năng làm việc bên ngoài được cài đặt trong phần mềm mà thôi. Việc kiểm tra sẽ dựa trên quan điểm và nhu cầu của người dùng chứ không liên quan đến kiến thức kỹ thuật nội bộ như thiết kế, lập trình, coding,..

Mục đích của quá trình kiểm tra hệ thống là muốn thực nghiệm hệ thống phần mềm - phần cứng của sản phẩm đảm bảo hệ thống đó đã đáp ứng được những yêu cầu được mặc định sẵn bên trọng. Để đảm bảo được xác minh đúng theo yêu cầu thì phải được kiểm tra và xác nhận các evidence được quy định khách quan.

System Testing có được hình dung cơ bản như sau nếu như ứng dụng đang thực hiện có chứa 3 module là A, B, C thì sau khi thực hiện Integration testing thông qua kiểm tra kết hợp module của từng cặp ghép lại thì việc system testing sẽ kiểm tra tích hợp của cả 3 module A,B,C và chạy toàn bộ hệ thống.

Ví dụ cụ thể: Để sản xuất ra một chiếc xe ô tô thì từng nhà sản xuất sẽ phụ trách chế tạo từng bộ phận chuyên khác nhau như ghế, gương, khung xe, bánh xe, động cơ, cable,... Tất cả các nhà sản xuất này gộp lại mới gọi là dây chuyền sản xuất ô tô. 

Khi các bộ phận được sản xuất thì sẽ có hệ thống kiểm tra riêng biệt để đảm bảo chất lượng đúng như yêu cầu đề ra thì quá trình đó gọi là Unit Testing. Sau khi kiểm tra và đạt chất lượng thì các bộ phận sẽ được lắp ráp với nhau, 2 bộ phận liên quan mật thiết sẽ được lắp ráp trước và kiểm tra quá trình hoạt động bằng cách chạy thử trước thì đó gọi là Integration testing.

Khi đảm bảo hoàn thành 2 quá trình trên thì tiến hành hoàn thiện lắp ráp ô tô nhưng đó mới chỉ là đảm bảo về mặt bên ngoài còn phải kiểm tra toàn bộ hệ thống bên trong như breaks, bánh răng, cơ chế hoạt động và chức năng của xe đạt chất lượng yêu cầu. Thực nghiệm chạy thử xe liên tục trong 2500 dặm để kiểm tra hoạt động của xe, khi xe đi trên những đoạn đường không bằng phẳng thì tính giảm sóc ra sao,.. Đây chính là system testing.

Đây là quá trình cực kỳ cần thiết để đảm bảo sản phẩm hoạt động đúng yêu theo yêu cầu và đưa cho khách hàng một sản phẩm hoàn thiện nhất, để vận hành bất kỳ hệ thống nào đều cần tới system testing.

Xem thêm: Việc làm software tester tại Hà Nội

Ví dụ cụ thể về dây chuyền sản xuất ô tô
Ví dụ cụ thể về dây chuyền sản xuất ô tô

2. Thời điểm thực hiện và mức độ cần thiết của System Testing

Như đã đề cập ở thông tin bên trên thì khi muốn kiểm tra hệ thống thì phải tiến hành sau các bước cố định, có rất nhiều loại hình kiểm tra khác nhau nên người làm cần hiểu khi nào phải thực hiện System testing. Quá trình kiểm tra hệ thống có thể thực hiện bằng thủ công (sức lực con người) hoặc sử dụng công nghệ hỗ trợ kiểm tra, cụ thể trong các tình huống cơ bản sau:

Khi nào cần thực hiện kiểm tra hệ thống
Khi nào cần thực hiện kiểm tra hệ thống?

- Phải đảm bảo quá trình unit testing và integration testing đã đạt chất lượng yêu cầu thì mới tiến hành system testing.

- Việc kiểm tra hệ thống sẽ được thực hiện trước acceptance testing

- System testing là quá trình kiểm tra tích hợp các module vậy nên sau khi tích hợp các cặp đồng nhất thì thực hiện kiểm tra tích hợp toàn bộ các module.

- Quá trình kiểm tra sẽ được tiến hành khi quy trình thiết lập và phát triển phần mềm đã đạt yêu cầu đặc tả đã được mặc định sẵn.

- Đảm bảo môi trường cho việc thực nghiệm đã đầy đủ và sẵn sàng.

Việc kiểm tra hệ thống rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất khi đưa đến tay người tiêu dùng. Việc kiểm tra hệ thống sẽ đảm bảo các điều sau:

Mức độ cần thiết của System Testing
Mức độ cần thiết của System Testing

- Hoàn tất quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách đầy đủ theo trình tự các bước trong đó có giai đoạn thực hiện System Testing.

- Khi tiến hành kiểm tra hệ thống thì môi trường được thực hiện giống với môi trường production để các nhà sản xuất có thể nhận diện, đánh giá và tiếp nhận phản ứng của người dùng liên quan đến sản phẩm.

- Việc kiểm tra hệ thống sẽ giúp cho nhà sản xuất lường trước được những điểm thiếu sót trong sản phẩm để tránh xảy ra sự cố khi đến tay người tiêu dùng cũng như giảm thiểu cuộc gọi hỗ trợ.

- Software Testing Life Cycle là giai đoạn điểm tra vòng đời phần mềm cũng sẽ được tiến hành kiểm tra cùng với yêu cầu đặc tả và kiến trúc của ứng dụng.

Xem thêm Cập nhật mới nhất về mô tả công việc QA Tester chuẩn hiện nay

CV online đơn giản

3. Những yếu tố đảm bảo trong quá trình System Testing

Khi thực hiện quá trình kiểm tra hệ thống thì tập trung vào các khía cạnh sau:

Các yếu tố cần được đảm bảo trong quá trình kiểm tra hệ thống
Các yếu tố cần được đảm bảo trong quá trình kiểm tra hệ thống

- Hiệu suất sản phẩm: kiểm tra quá trình vận hành của hệ thống sản phẩm để đảm bảo đúng theo những yêu cầu đặc tả mà không xảy lỗi và sự cố khi đến tay người dùng.

- Tính bảo mật: đối với những sản phẩm có tính năng lưu trữ dữ liệu thì cần phải có tính bảo mật cao để tránh những hành vi xâm nhập với mục đích đánh cắp thông tin quan trọng của tổ chức.

- Khả năng phục hồi của sản phẩm đúng như yêu cầu và mong đợi của nhà sản xuất và phát triển.

- Một trong những yếu tố cần phải quan tâm tới chính là giao diện của sản phẩm, phải đảm bảo hệ thống đáp ứng được yêu cầu mặc định một cách chính xác và không xảy ra lỗi khi các thành phần bên trong tích hợp với nhau gây ảnh hưởng đến giao diện sản phẩm.

- Tính ứng dụng của sản phẩm cần phải được đảm bảo nghĩa là hệ thống sản phẩm dễ cài đặt và triển khai trong môi trường cho phép để người dùng có thể sử dụng mà không xảy ra sự cố hay khó khăn nào.

- Mục đích chính của việc kiểm tra hệ thống phải kể đến tính khả dụng của sản phẩm, điều này được cực kỳ chú trọng khi kiểm tra để tạo sự tối ưu nhất cho người dùng khi sử dụng sản phẩm.

- Việc kiểm tra hệ thống cũng đảm bảo độ chính xác của tài liệu trong sản phẩm.

- Đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống mượt mà và ổn định dù trong bất kỳ mức tải và tải trọng nào.

Xem thêm: Việc làm tester

4. Quá trình thực hiện System Testing

Trong giai đoạn kiểm tra vòng đời phần mềm thì quá trình system testing đóng vai trò rất quan trọng để ta có thể rà soát loại sản phẩm và cơ chế hoạt động của nó để đảm bảo đáp ứng của yêu cầu sản xuất, hạn chế tối thiểu những lỗi có thể xảy ra thì khi đến tay người dùng mới có thể đảm bảo chất lượng. Quy trình thực hiện việc kiểm tra hệ thống phải được thực hiện đầy đủ các bước sau:

Quá trình thực hiện quá trình kiểm tra hệ thống
Quá trình thực hiện quá trình kiểm tra hệ thống

- Lập kế hoạch kiểm tra: đây là bước đầu tiên trước khi thực hiện system testing, người lãnh đạo của dự án sẽ xác định và khoanh vùng phạm vi, mục tiêu kiểm tra cùng với đó là đưa ra các chiến lược, chỉ đạo về phương thức kiểm tra (thủ công hay tự động), đưa ra các tiêu chí chuẩn để đánh giá và phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cho từng người.

- Giả lập các trường hợp thử nghiệm: những tình huống này sẽ được chuẩn bị dựa trên các trường hợp sử dụng thực tế từ đó đưa ra các yêu cầu trong quá trình kiểm tra về các lĩnh vực cụ thể như kỹ thuật, chức năng, hiệu suất, giao diện người dùng,...

- Kiểm tra dữ liệu: sau khi thiết lập được các trường hợp được vận dụng để kiểm tra từ đó sẽ chọn những dữ liệu cần thiết để kiểm tra. Đây là yếu tố kết hợp để nâng cao chất lượng đầu vào thì kết quả kiểm tra mới được đảm bảo.

- Tiến hành kiểm tra các trường hợp: thực hiện theo đúng các kế hoạch đã đề xuất bên trên và kiểm tra các trường hợp được giả lập tiến hành theo dõi quá trình và ghi chép số liệu cụ thể để hỗ trợ việc việc phân tích vấn đề nếu xảy ra trong quá trình. Trong bản ghi chép phải có toàn bộ những thông tin đầu vào đầu ra của thực nghiệm.

- Hoàn thiện báo cáo các lỗi hay sử cố xảy ra trong quá trình kiểm tra, sau đó đưa cho nhà sản xuất để tìm ra các mấu chốt của các lỗi xuất phát từ yếu điểm nào trong dây chuyền. Kết hợp các nhóm với nhau bàn bạc và khắc phục các lỗi hoàn thiện sản phẩm.

- Nếu trong trường hợp xảy ra lỗi và phải thực hiện khắc phục thì sau khi hoàn thành sửa lỗi thì phải lặp lại chu trình kiểm tra như ban đầu để đảm bảo hệ thống đã được khắc phục được vận hành ổn định.

Xem thêm: Tester là gì? Để trở thành một Tester chuyên nghiệp cần gì?

Bên trên là những thông tin cơ bản về system testing, quá trình này đóng vai trò rất quan trọng trong bất kỳ hệ thống nào và phải thực hiện đầy đủ theo trình tự các bước mới có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để tìm hiểu thêm các bài viết hữu ích về IT phần mềm truy cập website work247.vn

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1480 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT