Ngôn ngữ lập trình kotlin là gì? Bạn đã biết gì về kotlin?
Theo dõi work247 tạiTrên cương vị là lập trình viên, bạn đã quá quen với việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Java, tuy nhiên, thế giới công nghệ đang có những thay đổi nhịp nhàng, nếu không theo kịp xu hướng của thời đại, chúng ta sẽ bị tụt lại phía sau. Vậy việc tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình kotlin là gì? Tại sao lại phải học về kotlin? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của PD nhé!
1. Bạn đã biết ngôn ngữ lập trình kotlin là gì?
Đối với các lập trình viên, việc học về ngôn ngữ lập trình chính là bước cơ bản đầu tiên. Ngày nay, ngôn ngữ lập trình kotlin là một ngôn ngữ lập trình vô cùng phổ biến.
Kotlin là một ngôn ngữ lập trình, được thiết kế và chuẩn hóa dựa trên những hệ thống nguyên tắc riêng. Cũng giống như java, ngôn ngữ lập trình kotlin là một ngôn ngữ lập trình dạng tĩnh, tức là, để có thể sử dụng, các biến cần phải được khai báo trước, nó được sử dụng trên các ứng dụng đa nền tảng hiện đại.
2. Ưu điểm của ngôn ngữ lập trình kotlin
Là ngôn ngữ lập trình được tạo ra sau, nên kotlin có những ưu điểm vô cùng nổi bật, đồng thời cũng khắc phục được những hạn chế của các tiền bối ngôn ngữ trước đó.
2.1. Ngôn ngữ lập trình kotlin khắc phục những hạn chế của các ngôn ngữ lập trình khác
Đầu tiên, có thể kể đến ưu điểm khắc phục các hạn chế của ngôn ngữ lập trình java. Đối với dòng android nói riêng, ngành công nghệ thông tin nói chung, chúng ta không thể không phủ nhận những ưu điểm và công lao to lớn mà ngôn ngữ java đã mang đến. Tính đến nay, java vẫn là một trong những ngôn ngữ lập trình được các lập trình viên ưu tiên sử dụng trong các dự án của android, tuy nhiên, java cũng có những hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế lớn nhất của java có thể kể đến là việc thiếu khả năng mở rộng hay không thể hỗ trợ tính năng cho lập trình hàm.
Tuy nhiên, java cũng thông báo về việc sẽ khắc phục những hạn chế đó và mang lại nhiều tính năng hơn nữa trong tương lai như: những yếu tố lập trình hàm, biểu thức lambda,…tính đến nay, java trên android cũng chỉ mới có thể hỗ trợ một phần các tính năng mà java 8 cung cấp.
Vì vậy, sự xuất hiện của kotlin đã được mọi người vô cùng đón nhận khi nó có thể khắc phục được những hạn chế của ngôn ngữ lập trình java, tương thích hoàn toàn với android và hoạt động liền mạch với java. Điều này, giúp cho các lập trình viên yêu thích ngôn ngữ lập trình java dễ dàng hơn trong việc sử dụng một ngôn ngữ lập trình mới và tận dụng những tiện ích mà ngôn ngữ lập trình này mang lại.
Xem thêm: Ngôn ngữ lập trình rust
2.2. Dễ dàng review code, gần gũi như java và code ngắn gọn
Ngôn ngữ lập trình kotlin có code ngắn gọn, giảm thiểu các thành phần rườm rà, không cần thiết của java, nó được giới chuyên gia nhận xét là trực quan, dễ học, dễ làm và tiết kiệm thời gian, dễ dàng sử dụng đối với cả các lập trình viên mới chân ướt chân ráo vào nghề. Theo khảo sát của Ovechkin, sử dụng ngôn ngữ lập trình mới là kotlin, code base có thể giảm được từ 15-20%, mang lại cho người dùng những trải nghiệm thú vị.
2.3. Kotlin không bị lỗi Null Pointer Exception
Như đã trình bày ở phần trên, một trong những lỗi cơ bản nhất của Java là việc truy cập vào một hàm hoặc một thuộc tính của đối tượng Null, sẽ làm Null Pointer Exception xảy ra. Lỗi Null Pointer Exception sẽ được hình thành ngay khi bạn gán giá trị Null đến một đối tượng cụ thể, tuy nhiên, khi truy xuất, đối tượng này lại xuất hiện các lỗi.
Trong quá trình sử dụng trên phần mềm android, nếu như bạn không nhập đối tượng cho java, phần mềm sẽ đánh dấu lỗi và dừng đột ngột (log crash), đối với những lỗi này, kotlin đều xử lý để loại bỏ đa phần các nguồn tham chiếu Null dựa trên Null safety. Điều đó là cơ sở, để các chuyên gia khẳng định rằng kotlin có sự cải tiến, an toàn hơn so với ngôn ngữ lập trình java.
Ngoài ra, đối với các lập trình viên, việc xảy ra lỗi ở code luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, vậy nên những code ngắn gọn, dễ viết, sẽ hạn chế rất nhiều khả năng xảy ra lỗi. Vì vậy, khi cho ra mắt Kotlin, code của nó đã được chỉnh sửa ngắn gọn và dễ viết hơn so với code của ngôn ngữ lập trình java rất nhiều.
Minh chứng cho điều này: nếu bạn muốn định nghĩa một class trong java, tối thiểu bạn cần phải dùng đến 7-8 dòng các ký tự khác nhau, trong đó, khi dùng bằng ngôn ngữ lập trình kotlin, code đó sẽ được viết ngắn gọn trong khoảng từ 2-3 dòng hoặc chỉ cần 1 dòng mà kết quả cuối cùng đều tương tự như nhau.
Đến phiên bản của kotlin, hệ thống hoàn toàn có thể phân biệt được các đối tượng đang bị hoặc có thể bị Null với các đối tượng không thể bị Null.
Xem thêm: Việc làm lập trình viên
2.4. Ngôn ngữ lập trình kotlin có khả năng tương tác cao
Có khả năng chạy trên máy ảo, ngôn ngữ lập trình kotlin có khả năng tương thích 100% với java, nên trong một dự án, hoàn toàn có thể sử dụng hai ngôn ngữ lập trình là java và kotlin cùng nhau.
Ngày nay, các nhà phát triển phần mềm của Android đều có thể sử dụng linh hoạt phần mềm java class library ngay sau khi kích hoạt kotlin, thực hiện cho quá trình viết code và ngược lại. Qua đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng ngôn ngữ này để phát triển cũng như mở rộng ra cho việc làm phát triển các dự án java cũ mà không cần phải viết lại. Độ tương thích cao cùng với code đơn giản hơn, kotlin khiến cho các lập trình viên cảm thấy thoải mái và dễ dàng khi chuyển sang một ngôn ngữ lập trình mới thay cho java. Bên cạnh đó, ngôn ngữ lập trình kotlin còn được hỗ trợ ưu tiên trong IDE và android studio.
3. Những hạn chế của ngôn ngữ lập trình kotlin
Tuy sở hữu cho mình những ưu điểm vô cùng đáng kinh ngạc, song ngôn ngữ lập trình kotlin cũng vẫn còn những hạn chế chưa khắc phục được.
Đối với phần hàm, ngôn ngữ lập trình kotlin vẫn chưa cập nhật được kiểu Aliases, nên đối với dạng hàm này, các lập trình viên vẫn phải thực hành viết thủ công, gây nên sự dư thừa cho phần mã nguồn.
Hay như class, được mặc định là class final trong kotlin. Nếu muốn class final trở lại định dạng class thông thường như trong java, bạn cần phải thêm một từ khóa open. Đây chính là điểm hạn chế lớn của ngôn ngữ lập trình kotlin, khiến cho kotlin có thể hiểu sai ý đồ của lập trình viên và cho ra kết quả không đúng.
Ngoài ra, còn một số hạn chế khác như: công đồng hỗ trợ vẫn có nhiều hạn chế, hay như việc kotlin không tự mặc định kiểu dữ liệu với các định dạng nguyên thủy.
Như vậy, đứa con sinh sau đẻ muộn kotlin đã ra đời với nhiều ưu thế nổi bật cùng sự giúp đỡ hết sức từ phía google, có thể đoán chắc rằng, trong tương lai, ngôn ngữ lập trình kotlin sẽ là một ngôn ngữ chính của lập trình di động. Do vậy, để không bị bất ngờ và không theo kịp thời đại, hãy nắm bắt cơ hội và học cho mình những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình kotlin ngay thôi nào!
Trên đây là bài chia sẻ của PD về kotlin là gì, hy vọng, với bài viết này, bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình kotlin. Chúc cho bạn luôn may mắn, hạnh phúc và thành công!
858 0