Mẫu bảng mô tả công việc System Engineer hoàn chỉnh nhất

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 13-05-2024

Thị trường việc làm ngành công nghệ chưa bao giờ có những dấu hiệu cho thấy sự hạ nhiệt. Với tính đa dạng và phong phú của các vị trí thuộc nhiều nhánh nhỏ, không chỉ nhu cầu về tìm việc làm cao, mà nhu cầu về nhân lực cũng không hề nhỏ. Trong đó, System Engineer - một vị trí có thể giúp bạn thể hiện trình độ chuyên môn và năng lực bản thân trong quá trình xây dựng và quản lý các hệ thống thông tin. Bạn sẽ làm gì nếu ứng tuyển thành công vào vị trí này? Hãy cùng nắm bắt thông qua bảng mô tả công việc System Engineer dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. System Engineer - Vị trí HOT thuộc ngành công nghệ

System Engineer - Vị trí HOT thuộc ngành công nghệ
System Engineer - Vị trí HOT thuộc ngành công nghệ

Không thể phủ nhận, máy tính đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống, bất kể đó là cuộc sống sinh hoạt hay kinh doanh sản xuất. Lý do này đã thúc đẩy mạnh mẽ cơ hội về việc làm cho các lĩnh vực thuộc ngành công nghệ nói chung. Đặc biệt là System Engineer - hay hiểu đơn giản là kỹ sư hệ thống.

Mặc dù là một thuật ngữ có vẻ khá chung chung, tuy nhiên khi nói đến chức danh này, người ta thường đề cập đến các cá nhân vận dụng những kiến thức về kỹ thuật, các thuật toán và khoa học máy tính để xây dựng và quản lý những hệ thống công nghệ phù hợp nhất cho nhu cầu của các cá nhân và doanh nghiệp. Nếu bạn đang nghĩ đến dự định phát triển sự nghiệp với công việc này, bạn sẽ phải hiểu các khái niệm cơ bản về máy tính, thiết lập và đưa ra những cải tiến mới về thiết bị, quy trình, chương trình, phần mềm, phần cứng,... để tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

2. Bảng mô tả công việc System Engineer đầy đủ

Có thể khẳng định, trong sự thành công của các công ty ở mọi ngành công nghiệp, vai trò của các System Engineer là không hệ nhỏ, thậm chí là khó có thể thiếu đi vị trí này.

2.1. Trách nhiệm chung

Trách nhiệm chung
Trách nhiệm chung

System Engineer là các cá nhân chịu trách nhiệm trong việc đặt nền móng về kế hoạch chi tiết cho các hệ thống. Từ giai đoạn khởi nghiệm, sản xuất cho đến triển khai các hoạt động có giá trị. Kỹ thuật hệ thống là một quá trình bao gồm việc xác định một vấn đề dựa trên mong muốn của người dùng, đưa ra một giải pháp liên tục được đánh giá lại trong suốt quá trình thực hiện. Tựu chung, System Engineer có tách nhiệm giám sát hiệu suất của các hệ thống và liên tục đánh giá từng giai đoạn hoạt động của hệ thống đó, để đảm bảo rằng chúng mang lại những lợi ích trong quá trình làm việc.

System Engineer thường không làm việc độc lập, họ sẽ kết hợp với cá nhân người quản lý dự án, và một nhóm các kỹ sư chuyên ngành (kỹ sư phần mềm, kỹ sư phần cứng, lập trình viên, quản trị hệ thống,...) để tạo ra một hệ thống thành công. System Engineer cũng sẽ làm việc trong từng giai đoạn cụ thể của một quy trình hoặc một hệ thống nhất định, từ khâu thiết kế, phát triển cho đến xác nhận, vận hành, tiếp đến là định lượng và đánh giá rủi ro. Họ cũng có nhiệm vụ trong vấn đề cải thiện hiệu suất, thử nghiệm, lập kế hoạch cho ngân sách và chi phí để xây dựng cũng như vận hành hệ thống.

Tính chất rộng rãi trong các trách nhiệm của System Engineer, nên dường như họ có thể làm việc ở hầu hết các ngành công nghiệp, và được các công ty tuyển nhân viên IT sắn đón, từ phát triển phần mềm cho đến công nghệ nano hay kỹ thuật dân dụng,...

2.2. Trách nhiệm cụ thể

Trách nhiệm cụ thể
Trách nhiệm cụ thể

Trong mô tả công việc của System Engineer, họ có thể không mang những trọng trách giống nhau trong các công ty hoặc các lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, thông thường, System Engineer sẽ làm việc nhóm với các chuyên viên khác trong bộ phận kỹ thuật để xây dựng, duy trì và vận hành các hệ thống máy tính, mạng máy tính, giám sát và bảo trì các kiến trúc hệ thống, bao gồm cả phần cứng và phần mềm. Những trách nhiệm cụ thể của một System Engineer bao gồm:

- Thứ nhất, System Engineer trực tiếp phụ trách việc giám sát quá trình xây dựng, phát triển và lắp đặt các hệ thống máy tính cũng như hệ thống mạng cho doanh nghiệp.

- Thứ hai, System Engineer thực hiện những nghiên cứu chi tiết, lựa chọn những giải pháp tối ưu cho hệ thống. Quá trình nghiên cứu chú trọng sự phân tích, nhìn nhận và đánh giá hàng loạt các công nghệ hiện đại có sẵn.

- Thứ ba, chịu trách nhiệm về hiệu suất, hạn chế các sự cố và rủi ro xảy ra với hệ thống bằng cách thiết lập, xây dựng các chương trình thực hiện chức năng giám sát hệ thống mạng hiện có.

mô tả công việc của System Engineer
Bảng mô tả công việc System Engineer đầy đủ

- Thứ tư, System Engineer trực tiếp làm công việc setting, cài đặt cấu hình, phần mềm ứng dụng cho máy tính và hệ điều hành,...

- Thứ năm, thực hiện và triển khai các thao tác phù hợp nhằm đảm bảo tính an toàn, bảo mật và độ tin cậy trong quá trình sao lưu, trích xuất dữ liệu của hệ thống.

- Thứ sáu, System Engineer giám sát, theo dõi quá trình vận hành của hệ thống và đưa ra các dự báo chính xác về những dấu hiệu hay sự cố tiềm ẩn về mạng, về dữ liệu và xác định các giải pháp khắc phục phù hợp.

- Thứ bảy, trực tiếp kiểm tra, tìm ra phương pháp khắc phục vấn đề liên quan đến kỹ thuật cũng như các tình huống phát sinh sự cố trong hệ thống.

- Thứ tám, đảm bảo hệ thống được thiết lập một cách thuận lợi và suôn sẻ thông quá quá trình làm việc kết hợp với các chuyên viên hay kỹ thuật viên công nghệ thông tin khác.

- Thứ chín, System Engineer giữ kết nối liên hệ định kỳ với các đơn vị cung cấp, đảm bảo cho các thay đổi và các cập nhật thường xuyên liên quan đến hệ thống.

Ngoài ra, những nhiệm vụ hàng ngày của một System Engineer cũng sẽ phụ thuộc vào ngành hay dự án mà họ đảm nhiệm. Nhiều System Engineer có thể sẽ đảm nhận các trách nhiệm tương tự trong suốt sự nghiệp của họ. Dưới đây là mô tả công việc System Engineer trong các ngành nghề khác nhau:

Bàng mô tả công việc của System Engineer
Bảng mô tả công việc System Engineer

- Mô tả công việc Information Technology Systems Engineer (Kỹ sư hệ thống CNTT): Hỗ trợ, quản lý và khắc phục các sự cố cũng như tối ưu hóa các giao thức về mạng và công nghệ không dây; Quản lý và triển khai các nền tảng hệ sinh thái phần mềm; Quản lý và hỗ trợ môi trường máy trạm; Quản lý và cập nhật tài liệu của khách hàng;...

- Mô tả công việc Software System Engineer (Kỹ sư hệ thống phần mềm): Phát triển các kế hoạch vận hành cho chương trình dựa trên mục tiêu của khách hàng; Đánh giá các thiết kế; Lập trình và thực hiện các kế hoạch kiểm thử; Kiểm tra, khắc phục các sự cố và hỗ trợ những giải pháp thiết kế cho các vấn đề liên quan đến kỹ thuật phức tạp;...

- Mô tả công việc Systems Engineer for Data Center Networking Organization (Kỹ sư hệ thống cho tổ chức mạng thông tin dữ liệu): Hiểu các xu hướng về công nghệ và kinh tế liên quan đến kinh doanh và CNTT; Thiết lập các cơ cấu tổ chức ở cấp độ kinh doanh; Hỗ trợ và cung cấp những hướng dẫn cho các đơn vị sản xuất thiết bị; Thiết kế các dịch vụ dựa trên kết quả và tích hợp trong hệ sinh thái công nghệ có sẵn của khách hàng.

Xem thêm: Mô tả công việc Software Engineer

3. Yêu cầu công việc đối với vị trí System Engineer

Yêu cầu công việc đối với vị trí System Engineer
Yêu cầu công việc

System Engineer là một công việc cần những chuyên môn đặc thù. Do đó, hầu hết các nhà tuyển dụng thường rất đề cao những ai có chuyên môn vững chắc ở lĩnh vực này. Không chỉ được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật hệ thống, các ứng viên còn phải là những cá nhân sở hữu những phẩm chất quý giá như: kiên trì, chịu được áp lực công việc, sáng tạo, ham học hỏi và nhiều sáng kiến.

- Tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành CNTT, Khoa học máy tính, Mạng máy tính và TTDL,...

- Có kinh nghiệm (hoặc không) ở vai trò kỹ sư hệ thống

- Am hiểu và có kỹ thuật thành thạo trong lắp đặt, xây dựng các cấu hình, kiểm thử và xử lý những sự cố trên các hệ thống phổ biến (đặc biệt là UNIX).

- Am hiểu về các tập lệnh như Python, Ruby,.. tự động hóa thông qua việc thiết lập các phần mềm.

- Có kiến thức chuyên sâu về công nghệ mạng.

- Am hiểu hoặc đã từng tiếp cận các phương pháp điều chỉnh, giám sát và quản trị hệ thống.

- Có kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là giao tiếp bằng tiếng Anh chuyên ngành.

- Ham học hỏi, chịu được áp lực cao trong công việc, có thể làm việc ngoài giờ,...

- Đa nhiệm, thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp,...

Tìm việc làm system engineer

4. Quyền lợi và mức thu nhập trung bình

Quyền lợi và mức thu nhập trung bình
Quyền lợi và mức thu nhập trung bình

System Engineer là một vị trí tiềm năng nếu bạn đang tìm một lộ trình xây dựng sự nghiệp gắn với ngành công nghệ. Tại nước ta, mặc dù System Engineer không được tuyển dụng quá phổ biến như các vị trí khác trong ngành, chẳng hạn như lập trình viên hay kỹ thuật viên máy tính,... Tuy nhiên, ở đa phần các doanh nghiệp lớn, các công ty chuyên cung cấp hệ thống máy tính, mạng và phát triển phần mềm,... đều có nhu cầu cao trong tuyển dụng System Engineer.

Việc này quan trọng về chuyên môn và trình độ, nên không có gì lạ khi nghe rằng System Engineer có mức lương ổn định. Theo khảo sát qua hệ thống các tin tuyển dụng System Engineer tại work247.vn, mức lương trung bình thấp nhất đối với các ứng viên trình độ thấp và chưa có kinh nghiệm là từ 5 - 7 triệu. Trong đó, đối với các ứng viên có trình độ trung bình, phổ biến ở mức lương từ 10,5 - 15 triệu. Và cuối cùng, ở các ứng viên có trình độ cao, đặc biệt là đã có kinh nghiệm, mức lương phổ biến từ 18 - 40 triệu đồng.

5. Cơ hội “săn tin việc làm” System Engineer tại work247.vn

Cơ hội “săn tin việc làm” System Engineer tại work247.vn
Cơ hội “săn tin việc làm” System Engineer tại work247.vn

Các chuyên viên của nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu có thể dựa vào bảng mô tả công việc Hệ thống Kỹ sư đã được work247.vn cập nhật ở trên để liệt kê chính xác những công việc, yêu cầu và mức tham chiếu lương cụ thể trong bản tin tuyển dụng Kỹ sư hệ thống. Other face, user find cũng có thể hiểu rõ hơn về những gì bạn phải làm khi tham gia vào vị trí này. Xác định được sự phù hợp sau khi chiếu những tiêu chí trong tuyển dụng. Nếu bạn đang loay hoay không biết tìm kiếm tin tuyển dụng Kỹ sư Hệ thống ở đâu? Hãy truy cập vào work247.vn, hàng trăm công việc Kỹ sư Hệ thống và các vị trí khác thiết bị liên quan đến vị trí này, bạn đang đợi bạn đấy!

>>> Để hiểu rõ hơn về công việc Kỹ sư Hệ thống, tải bản mô tả công việc Kỹ sư Hệ thống tại đây:

mo-ta-cong-viec-system-engineering.docx

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1810 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT