Ngành nhiếp ảnh ra làm gì và câu trả lời chuẩn nhất!
Theo dõi work247 tạiĐã bao giờ bạn cảm thấy “một ba lô, một xe máy và một chiếc máy ảnh đủ cho bạn chinh phục được vẻ đẹp của cả thế giới ngoài kia? Đã khi nào, nhìn vào những bức bích họa đến cuộc sống đời thường của con người được ghi lại bởi những nhiếp ảnh gia nổi tiếng trên mặt báo, ước muốn đi đây, đi đó để thu và lưu giữ cuộc sống trong ống kính, tự nhiên hừng hừng và “đốt cháy” huyết quản? Nếu đã từng như thế, tin tôi đi, bạn đủ đam mê và cần thêm chút kỹ năng tác nghiệp để theo đuổi nghề nhiếp ảnh rồi đấy. Nhưng cụ thể nhiếp ảnh là gì, học ngành nhiếp ảnh ra làm gì và đâu là địa chỉ theo đuổi nhiếp ảnh, uy tín nhất? Hãy khám phá ngay trong bài viết sau nhé.
1. Bạn hiểu gì về ngành nhiếp ảnh?
Nếu yêu những cung đường vàng nắng vắt ngang qua con đèo Ô Quy Hồ xinh đẹp, đưa bạn đến những vườn mận Sơn La, thác Dải Yếm hay là từng chinh phục những buổi chiều se lạnh với ngút ngàn mây mù bao phủ của thiên đường mây Tà Xùa, tôi tin rằng, bạn khó lòng mà bỏ quên chiếc máy ảnh ở nhà. Dường như việc ghi lại những khoảnh khắc đẹp của mọi lúc, mọi nơi khi đi du lịch, đi tác nghiệp đều trở thành một thói quen, thậm chí là một nhu cầu không thể tách rời của dân mê xê dịch. Với sự phát triển mạnh mẽ của hàng loạt thiết bị cầm tay hiện đại để lại khoảnh khắc như máy tính bảng hay smartphone, chụp ảnh đến selfie trở thành những thuật ngữ cực kỳ gần gũi với đời sống.
Thế nhưng để có thể biến niềm đam mê lưu giữ vẻ đẹp thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, đó lại là một quá trình học tập, trải nghiệm đủ và được đào tạo bài bản. Chính lý do này bên cạnh mục đích phục vụ cho nền báo chí, truyền thông hay đơn giản là yêu sự sáng tạo từ những bức ảnh...ngành nhiếp ảnh đã ra đời. Khác với việc giơ điện thoại lên chụp ảnh để thỏa mãn niềm vui tức thời cũng như không yêu cầu về kỹ thuật, nhiếp ảnh là nghệ thuật mà trong đó các tay máy sử dụng những loại thiết bị chuyên nghiệp để ghi lại hình ảnh của một chủ thể nào đó thông qua tác động của ánh sáng vào các cuốn phim hoặc thiết bị nhạy sáng với ý đồ đã được xác định sẵn. Giữa chụp ảnh nghiệp dư và nhiếp ảnh, điểm khác biệt duy nhất dựa vào trình đồ của người chụp. Đối với dân chuyên nghiệp, cùng một chiếc máy ảnh sẽ cho ra những bức ảnh có hồn, thể hiện được tính cách, suy nghĩ, trạng thái của sự vật chính xác và đặc biệt phải mang thông điệp cụ thể. Bạn còn nhớ tấm ảnh của Nick Ut ghi lại cảnh chiến tranh tại Việt Nam? Đó là nhiếp ảnh và nghệ thuật đích thực.
Nhiếp ảnh cũng được biết đến với một tên khác là nghệ thuật thị giác bằng việc ghi chép lại quá khứ, nó khác biệt với cách bạn cầm máy điện thoại lên Selfie hay chụp hộ ai đó trong phút có cảm hứng. Là yêu cầu bắt buộc của các ngành truyền thông xã hội như báo chí đến quảng cáo và mỏ rộng ra ngành công nghiệp giải trí, hiện nay sức hấp dẫn của ngành nhiếp ảnh không chỉ dừng lại ở việc ghi lại những khoảnh khắc nhờ vào những trang thiết bị chuyên dụng như máy cơ, máy ảnh kỹ thuật số hay máy quay, mà còn ở việc chỉnh sửa ảnh cho phù hợp với mục đích sử dụng và ý đồ nghệ thuật. Hiện nay, động lực để hàng loạt nam nữ sinh chấp nhận vượt qua những bài kiểm tra năng khiếu gắt gao để vào trường đại học đào tạo chuyên nghiệp không chỉ bởi những điều vô giá mà nghề đồng hành với chiếc mây ảnh mang lại như thỏa mãn đam mê chụp ảnh sáng tạo, trau dồi kinh nghiệm…mà còn ở con đường sự nghiệp rộng mở mà ngành này mang lại.
Tại các môi trường đào tạo chuyên nghiệp, ngành nhiếp ảnh là lựa chọn số một cho những ai mong muốn học và thực hành tay nghề của mình trong nghề báo, truyền thông, quảng cáo, in ấn...và năng lực thực hành các dịch vụ ảnh nghệ thuật như mở Studio, in ấn hay xử lý hình ảnh sau khi chụp bởi sự can thiệp của các thiết bị, phần mềm chuyên dụng, hoặc kỹ năng “make up” cho chủ thể, hình ảnh bởi ánh sáng, màu để tạo độ “sắc” cho bức ảnh khi lên hình...Dĩ nhiên, những điều này có được sẽ nhờ đào tạo một cách bài bản từ kiến thức nền tảng đến các kỹ năng chuyên nghiệp khi tác nghiệp hiện thực. Bạn có quan tâm, ngành nhiếp ảnh sẽ phải học những gì không?
Với một ngành hot và đặc thù liên quan đến thực hành như nhiếp ảnh, tùy vào từng trường, cơ sở sẽ quy định những môn phải học. Song để đáp ứng cho mục tiêu trang bị những kiến thức đầy đủ thuận lợi cho nguyên vọng nghiên và phát triển ngành này bằng kỹ năng thực hành, một số môn nổi bật tại các cơ sở đào tạo nhiếp ảnh bao gồm: Nhiếp ảnh kỹ thuật số, lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam và thế giới, các loại ảnh: ảnh kiến trúc, Ảnh Macro, ảnh chân dung, ảnh studio, ảnh thể thao...đến các kỹ năng xử lý cơ bản trong nhiếp ảnh để đáp ứng mục tiêu sáng tạo và truyền tải thông điệp chính các của quảng cáo hay ảnh nghệ thuật...
Cùng với sự bùng nổ của ngành truyền thông lẫn những công cụ hỗ trợ trực tiếp như các công cụ, phần mềm...tính ứng dụng của nhiếp ảnh ngày càng đa dạng. Điều này mở ra nhưng cơ hội lớn cho những nhiếp ảnh gia khoe tài và thu về cho mình nhiều lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn.
2. Học ngành nhiếp ảnh ra làm gì?
Nhiếp ảnh gia là sự lựa chọn xuất sắc nhất cho bất kỳ ai mong muốn được trả công xứng đáng bằng tài năng và độ sáng tạo của mình. Đây cũng là một trong số ít ngành mà tuổi tác, bằng cấp không thực sự quan trọng bằng bộ óc thẩm mỹ, sản phẩm chất lượng tốt và kỷ luật nhân. Nhiều người nhắc đến ngành nhiếp ảnh và biết rằng, đích đến của ngành này đó là trở thành một nhiếp ảnh gia thực thụ và chấm hết. Thật ra quan niệm này chưa đầy đủ. bởi lẽ, cũng như những phân nhánh những kiến thức và kỹ năng cần phải trau dồi của ngành, câu hỏi học nhiếp ảnh ra làm gì được trả lời bằng mỗi lựa chọn nhiếp ảnh gia ở những lĩnh vực khác nhau.
Như đã nhấn mạnh, sản phẩm của ngành nhiếp ảnh phục vụ đa dạng những lĩnh vực khác nhau.
2.1. Phóng viên ảnh
Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng đồng nghĩa với một nhà báo sở hữu khả năng săn ảnh trình độ ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống là đối tượng của báo chí, để minh họa cho nội dung của một tin bài, hoặc truyền tải tin tức về sự kiện qua ngôn ngữ nhiếp ảnh có tính liền mạch, gắn kết và phản ánh cùng một chủ đề. Trong lựa chọn, nhiếp ảnh là phương tiện để những nhà báo tương lai thắp sáng mơ ước được đi đây, đi đó, viết và phản ánh về cuộc xung quanh. Các phóng viên ảnh sẽ tác nghiệp ở lĩnh vực, địa bàn được tòa soạn giao phó như phóng viên ảnh thời sự, phóng viên ảnh mảng giải trí thậm chí là những Parazii, chuyên “rình rập”, “hóng” và săn các khoảnh khắc của các ngôi sao nổi tiếng trên thế giới.
Việc làm báo chí truyền hình tại Hà Nội
2.2. Chụp ảnh nghệ thuật
Nếu như phóng viên ảnh là cơ hội để dân mê nhiếp ảnh thể hiện khả năng truyền tải thông điệp thông qua ngôn ngữ sự kiện, vấn để được ghi lại bởi các thiết bị thì chụp ảnh nghệ thuật và công tác tại các studio là lựa chọn để những tín đồ nhiếp ảnh bung lụa “bộ óc thẩm mỹ” của mình.
Thay vì tính sự kiện đời thường, chụp ảnh nghệ thuật hấp dẫn bởi nó được chuẩn bị, lên kế hoạch quy củ bởi sự bố trí và sắp xếp không gian, ánh sáng, trang phục để làm nổi bật chủ thể chính theo từng mục đích cụ thể. Các bạn cũng có thể tiếp cận nghề nhiếp ảnh ở góc độ mỹ thuật thường thức khi các tác phẩm nghệ thuật được đông đảo người mê ảnh biết đến như trưng bày tại các buổi triển : DzungArt hay Thái Phiên, Ngô Xuân Phú...Những nhiếp ảnh gia nghệ thuật cũng có thể làm việc tại các studio hoặc tự xây dựng cho mình một studio riêng phục vụ mục đích chụp chân dung như ảnh cưới, ảnh gia đình…
Với những ai đã có kinh nghiệm lâu năm, việc theo đuổi nghiệp nhiếp ảnh gia Freelancer là lựa chọn hấp dẫn cho những ai không muốn bó buộc tài năng của mình trong một mảng nhất định tại tòa soạn hay những studio. Cho lựa chọn này, các nhiếp ảnh gia sẽ nhận những dự án chụp ảnh hoặc quay video cho những doanh nghiệp, tiến hành xử lý hình ảnh cho tương thích với những doanh nghiệp hay tổ chức…
Đam mê là nhân tố đầu tiên cho những ai dấn thân vào ngành nhiếp ảnh, bởi khi rời khỏi cánh cổng đại học, đó mới chỉ là bước đầu tiên để mỗi tín đồ của ngành này tự đi tìm khái niệm nhiếp ảnh gia cho chính mình. Nhiếp ảnh gia sẽ không làm bạn “phát tài” như bất động sản, nhưng kỹ năng và kiến thức bạn học được cộng với đam mê, tính kỷ luật bản thân...sẽ là ngọn hải đăng chỉ đường cho bạn để “tu luyện” từ một thợ chụp ảnh nghiệp dư thành những tay máy lão làng và kiếm về mức thu nhập tốt. Vậy để theo đuổi nghiệp nhiếp ảnh, đâu là “lò” đào tạo uy tín tại Việt Nam? Tham khảo ngay thông tin dưới đây nhé.
3. Học ngành nhiếp ảnh ở đâu? và những thông tin tuyển sinh hữu ích!
Như các ngành ngôn ngữ...xét về bản chất, ngành nhiếp ảnh vẫn được hiểu là ngành phương tiện, là chiếc cầu nối để người mê nó có thể phát huy năng lực, đam mê và làm bước đệm để tìm kiếm cơ hội ở một ngành khác. Vì tính đặc thù này, hiện nay tại Việt Nam không có quá nhiều trường đào tạo nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Nếu chỉ mong muốn gắn bó với nhiếp ảnh vì sở thích và nâng cao trình độ chụp ảnh để ghi lại những khoảnh khắc đẹp, bạn có thể lựa chọn những trung tâm thậm chí là tự học trên mạng. Để theo học ngành này một cách bài bản và với mục tiêu hướng nghiệp lâu dài, có hai lựa chọn trường lớp cho bạn bao gồm:
+ Học viện Báo chí và Tuyên truyền với chuyên ngành Báo ảnh
+ Đại học Sân khấu điện ảnh.
Tại hai cơ sở chính quy này, chuyên ngành nhiếp ảnh đang được tuyển sinh dựa trên các tổ hợp môn sau đây:
Được xếp vào ngành năng khiếu, Tại Đại học sân khấu điện ảnh, ngành nhiếp ảnh hiện nay đang áp dụng xét tuyển ở 2 tổ hợp môn S00 gồm: Ngữ văn, Năng khiếu SKĐA 1 - Năng khiếu SKĐA 2) ở khối S00 và Toán, năng khiếu 1, năng khiếu 2 ở khối S01.
Việc làm nghệ thuật - điện ảnh
Tại Học viện Báo chí và tuyên truyền, Viện Báo chí - chuyên ngành Báo ảnh đang áp dụng chiêu mộ những tín đồ nhiếp ảnh ở 2 tổ hợp 4 tổ hợp môn thuộc khối R bao gồm: R07 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán), R08 (Ngữ văn, Năng khiếu Báo chí, Tiếng Anh), R09 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Khoa học tự nhiên), R17 (Ngữ văn, năng khiếu Ảnh báo chí, Khoa học xã hội). Trong mùa tuyển sinh năm 2019, ngành nhiếp ảnh và Báo ảnh có mức điểm sàn dao động từ 15,5 - 22 điểm.
4. Bí quyết chụp ảnh tốt cho những tay máy nghiệp dư
Dù bạn đến với nhiếp ảnh với mong muốn trở thành những phóng viên “oanh tạc” các sự kiện và đưa thông tin hot nhất cho độc giả hay trải nghiệm đủ mùi vị của một trong những nghề nguy hiểm và nhân văn nhất thế giới hay những nhiếp ảnh gia nghệ thuật tại các Studio hay đơn giản hơn chỉ là những nhiếp ảnh gia nghiệp dư nhưng mong muốn sở hữu những tác phẩm chất lượng thì bên cạnh đam mê, bạn cần thêm những nhân tố quan trọng sau đây:
4.1. Am hiểu máy ảnh
Là dụng cụ quan trọng đồng hành cũng nhiếp ảnh gia, bạn không thể sử dụng máy mà không nắm rõ những thông số, chế độ của máy và cách bảo quản tốt nhất người bạn đồng hành này một cách kỹ càng trước tác động của ngoại cảnh. Nhiếp ảnh gia xê dịch rất nhiều, hãy sắm sửa thêm vài công cụ bảo hộ như bao đeo, túi thấm nước đảm bảo máy luôn sẵn sàng phục vụ bạn nhé. Chưa dừng lại ở đó, ngay từ đâu, hãy loại bỏ ngay từ “ nghiệp dư” trong lựa chọn của mình bằng cách bắt tay vào tìm hiểu mọi chế độ cài đặt, hướng dẫn sử dụng máy ảnh từ đầu đến cuối và thực hành thật nhiều ở những ngóc ngách khác nhau dưới những điều kiện ánh sáng khác nhau để căn chỉnh bố cục tốt nhất.
4.2. Nghiên cứu về các mẹo chút ảnh đẹp
Dù xuất thân từ môi trường đại học được đào tạo bài bản hay sở hữu trong tay máy ảnh đắt tiền thì chưa khẳng định được bạn chụp ảnh có đẹp hay không đặc biệt là ảnh nghệ thuật. Lại là đồ công nghệ, sự lên đời của nhiều hãng máy được quảng cáo “ngon nghẻ”hơn làm hao tổn không ít tài chính của những tay máy chuyên nghiệp. Thế nhưng, hiện nay, bạn vẫn thấy các trang thiết bị máy ảnh cũ đã qua nhiều đời sử dụng vẫn được các nhiếp ảnh gia tận dụng rất tốt và khả năng cho ra đời các tác phẩm đẹp không khác, máy “xịn” là mấy. Điều này nói lên vai trò của các mẹo chụp trong nhiếp ảnh. Trước hết, để nâng cao tay nghề, đừng lười biếng, ngoài việc xách máy ảnh đi đây đó săn ảnh chơi, bạn có thể rất cần đến những nguồn tài liệu, mẹo từ các chuyên gia chia sẻ về tip để phối hợp giữa Camera và lens, sự phân phối ánh sáng khi nào cho đẹp, chụp ảnh với cây như thế nào?...Nghe thì có vẻ “nghiệp dư” nhưng ngay cả những tay máy chuyên nghiệp nhất cũng đã học hỏi từ những điều này.
4.3. Am hiểu các phần mềm chỉnh sửa
Nhiếp ảnh được mệnh danh là nghệ thuật thị giác, do vậy, việc ứng dụng các phần mềm để chỉnh sửa như Photoshop, Indesign... dù ít hay nhiều thật sự quan trọng để tạo ra những sản phẩm chất lượng. Bạn biết đến công nghệ sớm bao nhiêu thì thuận cho bạn khi chụp và cho ra đời những tác phẩm đẹp nhanh bấy nhiều, đặc biệt, đây chính là nhân tố quan trọng nhất để mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho mình ở đa dạng những sự lựa chọn trong kỷ nguyên số.
Mong rằng, những thông tin trên đây của work247.vn đi trả lời cho câu hỏi ngành nhiếp ảnh ra làm gì, cần những kỹ năng gì sẽ thực sự hữu ích trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho mình!
3446 0