Tìm hiểu thông tin và nguyên tắc quản trị doanh nghiệp là gì?

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 09-07-2024

Trong bất cứ một tổ chức hay cộng đồng nào thì công tác quản trị cũng luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp thì việc thực hiện việc quản trị tốt sẽ đưa doanh nghiệp đó đi đúng hướng và ngày càng phát triển. Tuy nhiên việc dẫn dắt, quản trị doanh nghiệp lại không hề dễ dàng, đòi hỏi người quản lý đó phải có những kiến thức sâu rộng và năng lực vững vàng. Chính vì vậy cần phải nắm bắt rõ được quản trị doanh nghiệp là gì, các nguyên tắc trong quản trị doanh nghiệp ra sao để có thể áp dụng vào trong cuộc chiến thương trường ngoài thực tiễn.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm việc nhanh

1. Tìm hiểu và giải đáp Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp được hiểu là dựa vào các hệ thống về quy tắc, áp dụng những cơ chế, quy định vào việc điều hành và kiểm soát doanh nghiệp. Hiểu theo cách cơ bản thì quản trị doanh nghiệp có liên quan đến công cuộc cân bằng lợi ích giữa những bên liên quan như cổ đông, phía người quản lý, phía khách hàng, bên nhà cung cấp, phía những người góp vốn, phía chính phủ và cả đối với cộng đồng.

Quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp

Bên cạnh đó quản trị doanh nghiệp cũng tạo lập nên những nguyên tắc riêng để đạt được các mục tiêu từ phía công ty, trong đó có cả những lĩnh vực về việc quản trị trong việc thực hiện kế hoạch, quy trình kiểm soát bên trong nội bộ và ngay cả việc đo lường những hiệu quả kinh doanh và công bố các thông tin trong doanh nghiệp.

Nhiều người lầm tưởng rằng người thực hiện quản trị doanh nghiệp là người chủ của doanh nghiệp đó. Thế nhưng trên thực tế thì lại khác, điều đó không hoàn toàn xảy ra. Dựa theo khoản 18 của điều 4 trong luật doanh nghiệp năm 2024 đã quy định như sau: Người thực hiện quản trị doanh nghiệp sẽ là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân sẽ bao gồm đó là chủ của doanh nghiệp tư nhân đó, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên của hội đồng thành viên, chủ tịch của công ty,... và những cá nhân có chức danh quản lý khác dựa trên thẩm quyền về nhân danh công ty thực hiện ký kết giao dịch của công ty tuân theo quy định tại điều lệ của doanh nghiệp hoặc công ty đó.

Xem thêm: Việc làm tài chính doanh nghiệp

2. Những chức năng thiết yếu trong quản trị doanh nghiệp là gì?

- Chức năng lên kế hoạch và dự báo là chức năng cơ bản những vô cùng quan trọng của quá trình thực hiện quản trị doanh nghiệp. Cụ thể, chức năng này đảm nhiệm việc dự báo trước được những vấn đề như: Tình hình về những môi trường bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp; xác lập các mục tiêu, những nguồn lực còn thiếu, trách nhiệm từ phía những bên có liên quan, những công việc cụ thể cần phải thực hiện trong phạm vi nguồn lực và thời gian đã có sẵn, những điều kiện để có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp

- Chức năng trong việc tổ chức và thi hành các kế hoạch bao gồm việc tổ chức thực hiện các bộ máy và con người từ những việc tạo thành cơ cấu tổ chức cho đến việc phân phối nguồn nhân lực, phân chia đối tượng công tác, bổ nhiệm nguồn nhân lực dựa theo từng cá nhân và nhóm người hay bộ phận có chức năng ở trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì việc hoạch định tổ chức công tác thực hiện theo kế hoạch kinh doanh sẽ còn bao gồm cả công cuộc xây dựng và ban hành những chính sách, áp dụng các cơ chế trong việc phối hợp các hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo những hoạt động đó được diễn ra theo một hướng đi hiệu quả cao nhất.

- Thực hiện chức năng quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp. Đây được coi là chức năng có sự đa dạng trong nghệ thuật quản lý, kiểm soát và điều hướng doanh nghiệp. Đảm nhận chức năng này là công cuộc lãnh đạo, điều hành quá trình thực hiện những hoạt động có liên quan đến các cơ chế hay chính sách hoặc những hành vi làm việc, đồng thời cũng nhằm khích lệ nhân viên ngày càng cố gắng, phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ của bản thân.

Chức năng thiết yếu trong quản trị doanh nghiệp
Chức năng thiết yếu trong quản trị doanh nghiệp

- Thực hiện chức năng kiểm soát và đưa ra quyết định điều hướng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chức năng này được diễn ra qua quá trình kiểm soát, theo dõi và đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp bằng việc tổng hợp các thông tin quản lý cần thiết để nắm bắt được tình hình công việc thực tế so với mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Đây là chức năng hết sức quan trọng để đảm bảo kế hoạch diễn ra đúng theo những gì đã đề ra hoặc sẽ có những điều chỉnh thích hợp và kịp thời cho đúng.

Xem thêm: Nhà quản lý là gì? Vai trò của nhà quản lý đối với doanh nghiệp?

cv xin việc mẫu

3. Những nguyên tắc không thể thiếu trong Quản trị doanh nghiệp là gì?

- Phải chuyên môn hóa và phân hóa lao động một cách thích hợp để thúc đẩy sự tập trung trong công việc nhằm đạt được hiệu quả tối đa đối với người lao động khi thực hiện theo những gì đã đề ra trong kế hoạch một cách nhanh chóng.

- Khi đưa ra thẩm quyền phải đi kèm theo đó là những trách nhiệm tương ứng bởi để có thể thực hiện đúng trách nhiệm thì thẩm quyền khi đưa ra phải được cấp một cách hợp lý, gồm cả các quyền bắt buộc các cá nhân có liên quan cùng tham gia. Hơn thế nữa, người có thẩm quyền quyết định điều gì đó sẽ phải chịu trách nhiệm về các quyết định đó để tránh dẫn đến việc bỏ bê, vô trách nhiệm rồi để lại hậu quả xấu.

- Phải có tính kỷ luật cao bao gồm những tiêu chuẩn, sự đồng thuận trong hành động, thực hiện theo đúng các quy tắc kèm theo những giá trị. Đây là nguyên tắc then chốt giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động một cách đúng đắn hơn.

Chức năng thiết yếu trong quản trị doanh nghiệp
Chức năng thiết yếu trong quản trị doanh nghiệp

- Mệnh lệnh đưa ra cần được thống nhất. Tức là nhân viên sẽ chỉ được nhận và tuân theo mệnh lệnh duy nhất của một lãnh đạo mà thôi. Có nguyên tắc này bởi vì các lãnh đạo sẽ có thể cùng lúc đưa ra nhiều những yêu cầu đối nghịch nhau, cuối cùng khiến cho nhân viên khó xử không biết nghe theo ai.

- Có tính đồng nhất về đường lối của doanh nghiệp. Những nhóm làm việc cần phải cùng nhau đề ra các mục tiêu, thống nhất về định hướng và kế hoạch để đảo bảo công việc diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng nhất trong các hoạt động.

- Cần đặt lợi ích chung của doanh nghiệp lên trên tất cả. Dù cho làm gì  đi chăng nữa thì toàn bộ thành viên trong doanh nghiệp cũng cần đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên hết. Trong trường hợp mất cân bằng và không thống nhất được giữa lợi ích của doanh nghiệp nói chung và của các cá nhân nói riêng thì khi đó người quản trị sẽ phải đứng ra hòa giải một cách hợp lý.

- Mức thù lao dành cho nhân viên và người chủ của doanh nghiệp cần đảm bảo sự công bằng và đáp ứng được yêu cầu của hai phía.

- Tính tập trung hóa là nguyên tắc không thể thiếu đối với các tổ chức và là một hệ quả thiết yếu trong quá trình cơ cấu doanh nghiệp. Khi đó quyền lực trong doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào tay của một số người để tránh bị phân tán quyết định.

- Mối quan hệ giữa lãnh đạo, cấp trên và các nhân viên cấp dưới và cả các mệnh lệnh từ phía trên xuống bên dưới cần phải thật rõ ràng, hợp lý để cả hai bên cùng thấu hiểu và vận dụng chúng một cách linh hoạt 

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc học quản trị kinh doanh khó xin việc hay không?

Chức năng thiết yếu trong quản trị doanh nghiệp
Chức năng thiết yếu trong quản trị doanh nghiệp

- Tính trật tự trong doanh nghiệp cũng cần được đảm bảo. Các doanh nghiệp cần phải để cho nhân viên của mình có được vị trí, chỗ đứng riêng của mình, họ phải có bổn phận, trách nhiệm và luôn được cảm thấy tự tin, an toàn trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. 

- Tính công bằng là điều không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào. Sự công bằng giữa toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp sẽ tạo nên lòng trung thành, tận tụy và hạn chế được những sự cạnh tranh, đố kỵ không đáng có giữa các nhân viên trong doanh nghiệp.

- Các nhân viên trong doanh nghiệp sẽ cần thời gian để có thể làm quen và thực hiện theo các công việc một cách hiệu quả nhất. Từ đó ổn định và chắc chắn rằng các hoạt động trong doanh nghiệp được diễn ra theo đúng những gì đã đề ra một cách chu đáo nhất.

- Trong một doanh nghiệp, mọi cấp bậc đều cần có sự nhiệt huyết, cống hiến và sáng tạo để có thể nâng cao và phát triển doanh nghiệp với nhiều hướng đi mới.

- Xây dựng và thiết lập được tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các mối quan hệ trong doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được hiệu quả cao hơn trong việc thực hiện theo những kế hoạch đã đề ra.

4. Những yếu tố quan trọng giúp Quản trị doanh nghiệp hiệu quả

- Các lãnh đạo trong doanh nghiệp phải hoạch định ra những mục tiêu kinh doanh, những sứ mệnh và cả định hướng trong tương lai của doanh nghiệp. Những kế hoạch đó cần phải thiết thực và phù hợp với điều kiện phát triển của doanh nghiệp.

- Những chiến lược đã đề ra của doanh nghiệp cần phải được phân công và vận dụng nguồn nhân lực thật hợp lý. Với mỗi bộ phận hay phòng ban riêng sẽ có những chức năng cụ thể để đảm bảo phát huy được toàn bộ năng lực và thế mạnh của từng cá nhân trong doanh nghiệp.

Yếu tố quan trọng giúp Quản trị doanh nghiệp hiệu quả
Yếu tố quan trọng giúp Quản trị doanh nghiệp hiệu quả

- Phải quản lý tốt được vấn đề tài chính của doanh nghiệp để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra một cách trơn tru bởi tài chính là nguồn sống không thể thiếu để doanh nghiệp vận hành. Để quản lý tốt được tài chính trong doanh nghiệp thì cần phải liên tục tổng hợp, theo dõi và lưu trữ một cách cẩn thận, đầy đủ các số liệu về tình hình chi tiêu, thu nhập, các khoản công nợ,... Cần phải có kế hoạch cụ thể, chặt chẽ trong việc quản lý dòng tiền.

- Kiểm soát hàng hóa một cách tối ưu để có thể phân tích dược những nguyên nhân tăng giảm của hàng hóa. Qua đó đánh giá được kịp thời về tình hình và đưa ra nhanh chóng những phương hướng điều chỉnh cho phù hợp với quá trình sản xuất, bán sản phẩm từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh được ổn định, tránh sự thua lỗ.

- Kiểm soát tốt về mặt nhân sự là yếu tố vô cùng quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Việc quản lý nhân sự tốt sẽ thể hiện qua việc người lãnh đạo có nắm rõ những tình hình biến động về nhân sự trong doanh nghiệp hay không? Quá trình kiểm soát này bao gồm từ các khâu tuyển dụng, tiếp nhận đến khâu quản lý, nắm bắt thông tin cá nhân của nhân viên, những khoản về lương, thưởng và bảo hiểm dành cho nhân viên từ đó xây dựng được các hệ thống đào tạo thích hợp giúp cho đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.

- Nắm bắt được năng suất và hiệu quả của nhân viên trong doanh nghiệp để đảm bảo nhân viên đang hoạt động đúng trách nhiệm và khả năng của mình. Cần nắm bắt rõ xem thái độ làm việc, hiệu quả trong công việc,... của nhân viên ra sao để đảm bảo năng suất làm việc của nhân viên.

Xem thêm: Bật mí bản mô tả công việc quản lý chi phí mới nhất 2024

Trên đây là những thông tin tổng hợp giúp giải đáp thắc mắc về quản trị doanh nghiệp là gì? Hy vọng qua những thông tin và lưu ý trên có thể giúp bạn có được những định hướng tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1950 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT