Sơ yếu lý lịch mẫu 2c dành cho đối tượng nào và cách viết ra sao?

Theo dõi work247 tại
Lê Minh Phượng tác giả work247.vn Tác giả: Lê Minh Phượng

Bạn có biết sơ yếu lý lịch mẫu 2C được sử dụng trong trường hợp nào và cách trình bày đúng quy chuẩn loại văn bản này ra sao? Để không bị nhầm lẫn với rất nhiều mẫu Sơ yếu lý lịch khác đang được sử dụng trên thị trường cho các trường hợp khác, hãy cùng Tâm tìm hiểu các vấn đề này ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Mẫu sơ yếu lý lịch 2c được dùng trong trường hợp nào?

Sơ yếu lý lịch mẫu 2c được ban hành bởi Bộ nội vụ vào năm 2008 có kèm theo Quyết định số 2.2008 QĐ-BNV vào ngày 6/10/2008 chính là văn bản được dùng cho người cán bộ công chức. Chúng ta đã có các mẫu sơ yếu lý lịch dành cho viên chức, có mẫu dành cho học sinh sinh viên, mẫu sơ yếu dành cho quân đội,... Mỗi thể loại này đều có ký hiệu quy định riêng. Để phân biệt chúng, ngoài cách gọi tên thì chúng ta còn gọi qua ký hiệu.

Trường hợp sử dụng sơ yếu lý lịch mẫu 2c
Trường hợp sử dụng sơ yếu lý lịch mẫu 2c

Theo đó sơ yếu lý lịch 2C là kí hiệu dành cho mẫu sơ yếu lý lịch công chức, được phân biệt với mẫu sơ yếu viên chức (kí hiệu…).

2. Bên trong Sơ yếu lý lịch bản 2C bao gồm những gì?

Nội dung bên trong mẫu sơ yếu lý lịch mẫu 2c
Nội dung bên trong mẫu sơ yếu lý lịch mẫu 2c

Mẫu sơ yếu lý lịch công chức được ban hành bởi Bộ Nội vụ bao gồm các yếu tố sau đây:

- Ảnh 4x6

- Các thông tin cơ bản về người cán bộ công chức bao gồm: Họ và tên, Ngày tháng năm sinh, quê quán, hộ khẩu nơi thường trú, cấp bậc đang nắm giữ, chức vụ, trình độ chuyên môn, khen thưởng, danh hiệu,…

- Quá trình bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, các trình độ tin học, ngoại ngữ cần khai báo cụ thể, quá trình đào tạo lý luận chính trị,…

- Tóm tắt toàn bộ quá trình làm việc: bạn cần thể hiện rõ chức danh, ngày tháng năm hoạt động, chức vụ nắm giữ, đơn vị công tác, địa chỉ)

- Trình bày lịch sử của bản thân

- Các mối quan hệ trong gia đình: kê khai đầy đủ, chi tiết các mối quan hệ ruột thịt của người công chức đó.

- Quá trình về lương của người công chức: bạn nêu rõ mã ngạch hoặc mã bậc, hệ số lương.

- Những đánh giá, nhận xét từ phía cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ công chức.

3. Hướng dẫn cách kê khai thông tin nội dung bên trong bản Sơ yếu lý lịch mẫu 2c

Cách kê khai sơ yếu lý lịch mẫu 2c
Cách kê khai sơ yếu lý lịch mẫu 2c

Thứ nhất mẫu sơ yếu lý lịch 2c của Bộ Nội vụ ban hành vào năm 2008 cần phải được đương sự tự khai báo thông qua hệ thống máy, được in nhân bản theo nhu cầu nộp hồ sơ của bạn, sau đó dán ảnh 4x6cm đầy đủ được chụp trong thời gian 1 năm trở lại, ký tên đầy đủ.

- Xác nhận Hồ sơ công chức

Với đối tượng là công chức hoặc cán bộ, những người lao động hợp đồng nằm trong diện chỉ tiêu biên chế thì Bộ sẽ quyết định ký kết hợp đồng lao động và trực tiếp tuyển dụng họ. Sau đó, Vụ tổ chức cán bộ sẽ tiến hành thực hiện đối chiếu các quyết định đó với hồ sơ gốc, kết quả khớp nhau thì sẽ được ký xác nhận.

Hướng dẫn khai sơ yếu lý lịch 2c
Hướng dẫn khai sơ yếu lý lịch 2c

 - Nguyên tắc điền Sơ yếu lý lịch mẫu 2c: Khi điền nội dung vào bên trong mẫu Sơ yếu lý lịch 2c thì bạn không nên để trống bất cứ mục hay dòng nào của bản sơ yếu. Ngay cả đối với các mục, các dòng không có nội dung thuộc về bạn thì vẫn cần đặt bút viết chữ “không” vào đó nhé.

Những quy định về chi tiết trình bày sẽ được bật mí ở thông tin nội dung phía dưới đây. Người cần khai sơ yếu lý lịch không chỉ dừng lại ở việc củng cố kiến thức liên quan đến nguyên tắc kê khai, cách kê khai mà còn buộc phải biết cả những quy định về cách trình bày khi khai sơ yếu lý lịch. 

4. Nắm bắt những quy định về trình bày bản Sơ yếu lý lịch mẫu 2C

Do đây là bản kê khai đặc biệt dành riêng cho đối tượng là công chức cho nên sẽ có những quy định kê khai được đưa ra bắt buộc người khai phải hoàn chỉnh đầy đủ nội dung bên trong đó.

Thứ nhất, nguyên tắc về đặt tên cho file Sơ yếu lý lịch online: Ngày nay, chúng ta tiếp cận với sơ yếu lý lịch không chỉ qua văn bản được in sẵn sàng trong bộ hồ sơ hoặc in ra giấy trắng mực đen để điền mà còn có thể điền Sơ yếu lý lịch dạng online, hình thức này cũng rất phổ biến khi việc nộp hồ sơ online được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng yêu cầu.

Quy định trình bày sơ yếu lý lochj 2c
Quy định trình bày sơ yếu lý lochj 2c

Công chức khi kê khai lý lịch online, hãy đặt tên bên ngoài file gửi đi theo nguyên tắc tên khai sinh viết không dấu và viết hoa chữ cái đầu, được nối với tên viết tắt của đơn vị đang công ty bằng dấu gạch ngang. Ví dụ như:

Tên bạn là Hoàng Kim Cúc đang làm việc tại Cơ quan Tài chính quốc gia, vậy thì file Sơ yếu lý lịch của bạn sẽ đặt tên như sau: Hoang Kim Cuc – VPTCQG.doc.

Thứ hai, bạn cần lưu ý lựa chọn phông chữ phù hợp cho Sơ yếu lý lịch. Theo quy định, nội dung từ số 1 cho tới số 26 thì bạn sử dụng dạng font Times New Roman, để cỡ 11, kiểu đứng và in đậm. Nội dung tiếp theo từ số 27 cho đến 32 vẫn sử dụng font Times New Roman, cỡ 11 nhưng để kiểu chứ đứng và thường (không in đậm).

Viết sơ yếu lý lịch công chức
Viết sơ yếu lý lịch công chức

Thứ ba, về số trang Sơ yếu lý lịch mẫu 2c và số nội dung cần điền xuất hiện trong một trang: Bạn cần giữ nguyên vẹn mọi thứ theo đúng bản file mẫu, không dàn nội dung và không nhảy cóc trang. Bố cục của Sơ yếu lý lịch khai theo mẫu 2C gồm có 4 trang cụ thể như sau:

- Trang số 1: Gồm nội dung từ số 1 đến số 26.

- Trang số 2: Gồm nội dung từ số 27 đến số 28.

- Trang số 3: Nội dung từ số 29 đến nội dung của điểm (a) thuộc nội dung số 30.

- Trang số 4: Gồm nội dung từ điểm 30 của nội dung 30 đến số 32.

5. Những lưu ý quan trọng khi khai Sơ yếu lý lịch mẫu 2c

- Lưu ý khi khai báo chức vụ trong sơ yếu lý lịch: bạn cần ghi một cách đầy đủ tại chức vụ cao nhất bạn đã nắm giữ, ví dụ như chức vụ Đảng, chức vụ chính quyền hoặc đoàn thể, chức vụ trong hiệp hội,... nếu như có.

- Tiếp theo khai quê quán, nơi sinh: cần ghi đầy đủ các đơn vị hành chính từ cấp xã trở lên.

Khai nơi ở hiện nay thì ghi đầy đủ chi tiết đến cả số nhà, tên đường, ngõ ngách trở lên.

Những lưu ý quan trọng khi khai Sơ yếu lý lịch mẫu 2c
Những lưu ý quan trọng khi khai Sơ yếu lý lịch mẫu 2c

- Ngày được tuyển dụng: bạn nhớ ghi đầy đủ thời gian bao gồm các đơn vị Ngày/ tháng/ năm được tuyển dựa trên tính hiệu quả mà quyết định tuyển dụng được thực thi.

- Ngạch công chức: mẫu 2c để dành cho các công chức khai thông tin cho nên bạn sẽ khai rõ ngạch công chức của mình. Cụ thể, khi khai ngạch công chức thì cần ghi dựa trên ngạch lương đang được hưởng.

Chẳng hạn như:

Ngạch công chức: Chuyên viên mã ngạch 01.001/ 01.002/ 01.003,…

Ngạch công chức: Thanh tra viên mã ngạch 04.021,…

Mẫu sơ yếu lý lịch mẫu 2C
Mẫu sơ yếu lý lịch mẫu 2C

- Ghi trình độ ngoại ngữ: ghi đúng theo chứng chỉ mà bạn được nhận. Ví dụ như IELTS 6.5, Anh C, Nga C, Pháp C, Toefl 500, toeic 800, DELF B1,…

- Sở trường công tác: Ghi đúng sở trường của bạn, như quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học, quản lý doanh nghiệp,

Như vậy việc khai sơ yếu lý lịch mẫu 2C dành cho cán bộ công chức không khó nếu như bạn có được bản hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết như thế này. Hãy đọc đến đâu và điền sơ yếu đến đó thì chắc chắn bạn không phải lo có sai sót. Nếu không tìm được mẫu sơ yếu lý lịch dành cho công chức (mẫu 2C) bạn hãy tải về máy bản mẫu dưới đây để tham khảo và "luyện viết" trước nhé.

SƠ YẾU LÝ LỊCH MẪU 2C.doc

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem4021 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT