Tổng hợp cách khai hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Hoàn cảnh gia đình là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu đối với sơ yếu lý lịch. Thế nhưng bạn đã biết cách khai trong những hoàn cảnh khác nhau hay chưa? Cùng theo dõi bài viết bên dưới đây để hiểu hơn về cách ghi hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch có thật sự quan trọng không?

Thông thường đối với các nội dung trong sơ yếu lý lịch là những nội dung mà bạn không thể nào bỏ qua hoặc để trống nội dung. Trong đó có phần hoàn cảnh gia đình, đây là một nội dung đặc biệt quan trọng đối với ứng viên hay những người chuẩn bị hồ sơ xin vào Đảng.

Hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch có thật sự quan trọng không?
Hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch có thật sự quan trọng không?

Mục hoàn cảnh gia đình này sẽ cho người đọc biết và hiểu rõ hơn về bản thân, xuất thân của bạn, gia đình bạn là người như thế nào? Tính cách và công việc của họ ra sao? Và có phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển hay không? Đối với những ngành nghề yêu cầu cao về lý lịch trong sạch như: Công an, bộ đội hay hồ sơ xin vào Đảng thì hoàn cảnh gia đình chính là phần giúp cho bạn chứng minh được một lý lịch trong sạch.

Cụ thể là đối với những ngành nghề yêu cầu đặc thù chuyên môn cao, chắc chắn người viết sẽ không được theo bất kỳ một tôn giáo nào. Hoàn cảnh gia đình đảm bảo không có ai đi phản cách mạng, đi theo lính ngụy quốc, gia đình và bản thân của người đó chưa từng phạm tội hay có bất kỳ một tội danh gì. Điều này có thể chứng minh được bản thân của người viết thật sự đáng tin cậy, trong sạch và có phẩm chất tốt.

Phần hoàn cảnh gia đình cũng có thể phần nào chứng minh gia đình bạn có thật sự khá giả hay không. Từ đó nhà tuyển dụng, những người có liên quan mới có thể đánh giá được một phần nào đó về con người và bản thân của bạn.

Như vậy đối với cả người viết và người xem thì mục hoàn cảnh gia đình đều rất quan trọng. Nó chứng minh phần nào sự trong sạch bản thân và có được cơ hội tuyển dụng cao hơn.

Hướng dẫn điền thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch

2. Mục hoàn cảnh gia đình nằm ở phần nào trong sơ yếu lý lịch

Đối với sơ yếu lý lịch sẽ được chia thành 5 phần nội dung chính bao gồm: phần thông tin cá nhân người viết, phần hoàn cảnh gia đình, phần quá trình hoạt động của bản thân, phần khen thưởng và kỷ luật và cuối cùng là cam đoan và ký tên.

Như vậy, mục hoàn cảnh gia đình nằm ở phần nội dung thứ hai trong sơ yếu lý lịch. Trong đó bao gồm các nội dung chính như:

 Mục hoàn cảnh gia đình nằm ở phần nào trong sơ yếu lý lịch
 Mục hoàn cảnh gia đình nằm ở phần nào trong sơ yếu lý lịch

- Họ tên của bố/mẹ (tuổi, nghề nghiệp

+ Quá trình hoạt động và nơi ở trước cách mạng tháng 8

+ Quá trình hoạt động và nơi ở trong kháng chiến chống thực dân Pháp

+ Quá trình hoạt động và nơi ở từ 1955 đến hiện nay

- Họ tên các anh/chị/em ruột trong gia đình (từ họ tên, tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn của từng người)

- Họ tên vợ/chồng (tuổi, nghề nghiệp, nơi là việc, chỗ ở hiện nay)

- Họ tên các con (họ tên, tuổi và nghề nghiệp)

Đó là những thông tin chính trong phần hoàn cảnh gia đình mà bạn cần phải chuẩn bị. Các thông tin này cần phải chính xác và trình bày theo đúng thứ tự.

Tải mẫu đơn xin việc

3. Tổng hợp cách khai hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch

Đối với cách khai hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch thì sẽ có hai cách trình bày như sau: đối với người đã có gia đình và những người chưa có gia đình sẽ có cách ghi khác. Hãy theo dõi để biết trường hợp của mình thì ghi như thế nào nhé!

3.1. Cách khai đối với những người chưa có gia đình

Cách khai đối với những người chưa có gia đình
Cách khai đối với những người chưa có gia đình

Đối với những người chưa lập gia đình riêng, tức là chưa lấy vợ hoặc chồng thì bạn cần phải khai với trình tự như sau:

- Bố/mẹ ruột của mình

- Anh/chị/em ruột của mình

- Ông/bà nội, ông/bà ngoại ruột của mình

- Bác/chú/cô/dì/cậu ruột của mình (trường hợp này bạn chỉ cần khai những người có ảnh hưởng đến chính trị, có tham gia cho địch hoặc là cho chế độ cũ là được)

(Trong trường hợp mà không có bác/cô/dì/chú/cậu ruột tham gia cho định hay chế độ cũ thì bạn có thể ghi là:“Tất cả cô, dì, chú, bác, cậu…ruột không tham gia vào chế độ cũ và đang làm ăn sinh sống một cách lương thiện tại địa phương. Luôn có ý thức chấp hành tốt các chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, quy định tại địa phương nơi họ đang sinh sống.”)

Tuy nhiên nếu như bạn làm sơ yếu lý lịch để xin vào Đảng hay làm sơ yếu lý lịch công an, bộ đội, những ngành nghề yêu cầu lý lịch trong sạch cao thì mới cần phải khai hoàn cảnh gia đình đến đời thứ 3 như vậy. Còn nếu chỉ khai sơ yếu lý lịch thông thường thì bạn chỉ cần khai đến bố/ mẹ ruột, anh/chị/em ruột trong nhà là được.

3.2. Cách khai đối với những người đã có gia đình

Cách khai đối với những người đã có gia đình
Cách khai đối với những người đã có gia đình

Còn đối với những người đã có gia đình, đã lấy vợ hoặc chồng thì cũng sẽ có kiểu ghi lý lịch khác so với những người chưa lập gia đình. Các thông tin cần thể hiện như sau:

- Bố/mẹ ruột

- Bố/mẹ vợ hoặc chồng

- Anh/chị/em ruột của bạn

- Anh/chị/em ruột của vợ hoặc chồng

- Các con trong gia đình (nếu như có)

- Ông bà nội/ông bà ngoại ruột

- Ông bà nội/ông bà ngoại ruột của vợ hoặc chồng

- Cô/dì/bác/cậu ruột của mình

- Cô dì/chú/bác/cậu ruột của vợ hoặc chồng

(Đối với cô, dì, chú, bác, cậu ruột thì cũng sẽ ghi tương tự như trong phần trên)

Cũng giống như phần trên chúng tôi đã nhắc đến, nếu như bạn chỉ làm sơ yếu lý lịch thông thường chỉ chỉ cần khai đến bố/mẹ, vợ/chồng, các con là được. Còn đối với những ngành nghề yêu cầu khắt khe thì mới cần phải khai sơ yếu rõ ràng và cụ thể của từng đời như vậy.

3.3. Trình tự khai hoàn cảnh gia đình

Trình tự khai hoàn cảnh gia đình
Trình tự khai hoàn cảnh gia đình

Trình tự khai thành phần, hoàn cảnh gia đình bạn sẽ không được phép đảo lộn chúng mà phải trình bày theo một kiểu logic nhất định từ trước. Trình tự khai các thông tin như sau:

- Họ và tên từng người

- Ngày tháng năm sinh của từng người

- Nếu người đó đã mất (thì ghi rõ là mất, sau đó ghi rõ lý do mất của người đó)

- Quê quán của từng người

- Nơi ở hiện nay của từng người (nếu như người đó đã mất thì không ghi nơi ở nữa)

- Nghề nghiệp của từng người (đối với những người đã mất thì phần này bỏ qua)

- Quá trình hoạt động của từng người từ trước cách mạng tháng 8 cho đến nay (cần phải chia nhỏ các mốc thời gian để dễ dàng ghi và theo dõi hơn).

Mẫu CV xin việc

4. Những lưu ý khi khai hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch

Để hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch là một trong những thông tin làm sáng và nổi bật lý lịch của bạn hơn thì bạn cần phải lưu ý trong quá trình viết và trình bày. Có rất nhiều người chưa có kinh nghiệm, chính vì thế mà cũng sẽ gặp phải những nỗi nhất định trong khi viết. Chính vì thế mà bạn cần phải lưu ý những vấn đề như sau:

4.1. Lưu ý về lỗi chính tả

Lưu ý về lỗi chính tả
Lưu ý về lỗi chính tả

Đầu tiên chính là lưu ý về lỗi chính tả trong phần này, trong sơ yếu lý lịch, nội dung nào cũng quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó độ chỉn chu của nó cũng rất lớn, bởi vậy mà bạn không được phép sai lỗi chính tả trong trong nội dung này. Sai chính tả sẽ khiến cho người đọc có cảm giác bạn chưa thật sự chuyên nghiệp và chưa tôn trọng chính gia đình, người đang đọc lý lịch. Đừng để lỗi sai về chính tả khiến cho bạn mất điểm với nhà tuyển dụng. Lỗi này hoàn toàn có thể khắc phục được khi bạn cẩn thận kiểm tra lại hoặc có thể nhờ người khác kiểm tra.

4.2. Lưu ý về cách trình bày

Lưu ý về cách trình bày
Lưu ý về cách trình bày

Tiếp theo bạn cần phải lưu ý đó chính là về cách trình bày thông tin trong mục hoàn cảnh gia đình. Cách trình bày từng nội dung đã được quy định sẵn từ trước, bạn không nên tự ý thay đổi thứ tự của chúng. Bên cạnh đó về cách trình bày cũng nên cẩn thận và chỉn chu hơn, khiến cho người xem dễ dàng theo dõi thông tin trong sơ yếu lý lịch của bạn. Không được tẩy xóa hay gạch các thông tin trong phần này.

4.3. Lưu ý về độ xác thực thông tin

 Lưu ý về độ xác thực thông tin
 Lưu ý về độ xác thực thông tin

Tiếp theo chính là lưu ý về độ xác thực thông tin. Hoàn cảnh gia đình là một căn cứ để chứng minh về lý thân phận, nhân thân của bản thân bạn với nhà tuyển dụng. Chính vì thế mà các thông tin trong mục này cần phải được đảm bảo về độ chính xác đối với từng thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, ở cuối cùng cũng có phần cam đoan và ký tên, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với những thông tin sai lệch mà mình đã viết trong sơ yếu lý lịch.

Đó chính là một vài những lưu ý mà bạn cần phải biết trong quá trình viết hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch để nó hoàn hảo hơn trong mắt người đọc.

Tìm việc

Như vậy chúng ta cũng đã tìm hiểu xong về hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch. Với những thông tin chia sẻ trên đây mong rằng bạn cũng đã hiểu hơn về cách viết, cách khai hoàn cảnh gia đình.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem18053 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT