Các điền chuẩn nhất thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch
Theo dõi work247 tạiKhi đi xin việc người ta thường yêu cầu ứng viên phải kèm theo sơ yếu lý lịch trong hồ sơ của mình. Mục đích chính là để nắm được các thông tin về bản thân của ứng viên đó. Đó là lý do vì sao mà phần thành phần bản thân luôn là phần quan trọng nhất trong toàn bộ sơ yếu lý lịch. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải nắm được cách viết thật chuẩn để tránh những lỗi sai cơ bản khiến nhà tuyển dụng cảm thấy không hài lòng. Dưới đây sẽ là hướng dẫn đầy đủ cho bạn.
1. Vị trí của thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch
Chắc hẳn các bạn đều rất quen thuộc với mẫu sơ yếu lý lịch được kèm theo trong bộ hồ sơ xin việc sẵn. Với 4 trang A4 trình bày dưới dạng tờ đúp, sơ yếu lý lịch là bức tranh tổng thể về một con người, thông tin cá nhân, xuất thân gia đình, … Tuy nhiên bao giờ cũng vậy, những thông tin về thành phần bản thân của một ứng viên sẽ là thứ được nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên. Vì nó ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến thái độ và năng lực làm việc của ứng viên tại nơi mà họ ứng tuyển. Đó là lý do vì sao, trong sơ yếu lý lịch thành phần bnr thân được đặt ở ngay đầu tiên sau phần giới thiệu chung.
Dung lượng thông tin của thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch cũng chiếm đến 60% so với các phần thông tin khác. Nó thường kéo dài đến 1 trang rưỡi khổ giấy A4. Trên đó được vạch sẵn các thông tin để ứng viên tự kê khai, chẳng hạn như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, … Điều khác biệt của thành phần bản thân đối với các thông tin chung bên ngoài đó là nó sẽ không bao gồm và nhắc lại các thông tin liên hệ.
Quy định về xác nhận sơ yếu lý lịch
2. Cách điền thông tin về thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch
Họ và tên: Phần này được ghi đầy đủ họ và tên của bạn, không viết tắt kể cả họ hay phần tên đệm như Thị, Văn, … Tên này là tên trong giấy khai sinh của bạn và được sử dụng trên tất cả các giấy tờ tùy thân của bạn.
Bí danh: Cạnh họ và tên là bí danh. Đây là tên gọi ở nhà hoặc tên gọi thứ hai nào đó của bạn được sử dụng quen thuộc. Trường hợp không có bí danh các bạn có thể bỏ qua và ghi chú là “Không”.
Tên thường gọi: là tên mà người khác hay dùng để gọi bạn từ các môi trường làm việc, giao tiếp xã hội bên ngoài. Thường chỗ này bạn sẽ điền tên cuối cùng của họ và tên của bạn. Ví dụ, tên bạn là Nguyễn Huyền Thanh Mai thì bạn điền “Mai” vào chỗ tên thường gọi.
Ngày tháng năm sinh: Ghi bằng số ngày sinh nhật của bạn theo đúng kê khai trên giấy khai sinh và chứng minh thư. Lưu ý đối với tháng hoặc ngày sinh 1 số thì bạn ghi kèm theo số 0 đứng trước nó. Ví dụ bạn sinh ngày 11 tháng 8 năm 1997, bạn sẽ ghi là “Ngày sinh 11 tháng 08 năm 1997”. Kèm theo bên cạnh là nơi sinh của bạn. Ở đây nơi sinh là tên tỉnh/thành phố bạn sinh ra.
Nguyên quán: chính là địa chỉ nơi ở của tổ tiên, gốc gác bạn sinh ra. Thường nó sẽ là quê nội của bạn, địa chỉ mà được ghi trên chứng minh thư và giấy khai sinh. Trong trường hợp đặc biệt khác, bạn có thể ghi theo quê quán của người đã nuôi dưỡng mình từ nhỏ.
Năng đăng ký thường trú hiện nay: Ghi rõ địa chỉ, số nhà, thôn/tổ dân phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố của nơi mà bạn đang ở hiện nay.
Dân tộc: Viết tên của tên dân tộc của bạn, ở đây chính là một tên riêng trong 52 dân tộc anh em của Việt Nam như: dân tộc Kinh, Mường, Tày, H’mong, … Trong trường hợp là người nước ngoài có thể bỏ qua phần này
Tôn giáo: Viết tên của tôn giáo mà bạn đang tu theo. Ví dụ như là: đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hindu, … Nếu không theo đạo, bạn sẽ ghi “không” ở phần này.
Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất (hoặc cải tạo công thương nghiệp): Phần này các bạn điền đúng bản chất gia đình mình, một số cách gọi thành phần gia đình đã được quy định trong luật phát Việt Nam như thành phần bần nông, trung nông, địa chủ, công chức nhà nước, tiểu thương tư nhân, …
Thành phần bản thân hiện nay: Đây tầng lớp của bạn, loại hình thức lao động mà bạn đang làm việc chẳng hạn như nông dân, tiểu thương, công nhân viên chức nhà nước, thợ thủ công, sinh viên/học sinh, …
Trình độ văn hóa: là trình độ giáo dục của bạn, được ghi theo thang điểm /12 (12 là trình độ bắt buộc hiện nay) để thể hiện. Bạn cần ghi rõ ở đây là trình độ giáo dục chính quy hay bổ túc. Ví dụ: 10/12 bổ túc văn hóa.
Trình độ ngoại ngữ: là xếp loại chứng chỉ tiếng Anh/ tiếng Trung/ tiếng Nga/ tiếng Nhật hoặc một ngoại ngữ khác nào có thực hiện thi tiêu chuẩn quốc tế. Thường ở đây ứng viên sẽ ghi xếp loại của loại chứng chỉ tiếng Anh khung châu Âu như B1, B2, A1 …
Trình độ chuyên môn: ghi xếp loại về trình độ đào tạo theo hệ cao đẳng - đại học trở lên của bạn. Ví dụ, như trình độ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ, … kèm theo đó là lĩnh vực chuyên môn như: kinh tế, báo chí, kỹ thuật, dược, sư phạm, y, … Bên cạnh sẽ là loại hình đào tạo, bạn ghi rõ là chính quy hay liên thông.
Ngày kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam: Ghi đúng ngày, tháng, năm mà bạn được kết nạp, đồng thời kèm theo đó là nơi kết nạp, ở đây là chi bộ, đảng bộ, cơ sở, huyện tỉnh hoặc cơ quan Trung Ương kết nạp. Nếu ứng viên chưa kết nạp thì có thể để trống phần này.
Ngày kết nạp Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Ghi đúng ngày, tháng, năm mà bạn được kết nạp (ghi đúng trong sổ công tác Đoàn của bạn). Đồng thời tương tự như phần Đảng, bạn ghi nơi kết nạp của mình (chi đoàn, liên đoàn của trường lớp hoặc địa phương).
Tình hình sức khỏe: Bạn ghi đánh giá chung về sức khỏe của mình, nếu không có các bệnh nan y, bệnh truyền nhiễm hay một số bệnh nặng đang trong quá trình điều trị thì có thể ghi là “tốt” hoặc “bình thường”. Trong mục tình hình sức khỏe bạn cũng kê khai cả chiều cao, cân nặng của mình tại thời điểm hiện tại.
Nghề nghiệp: Phần này để nhà tuyển dụng biết được bạn đang làm công việc gì, thuộc lĩnh vực hay trình độ chuyên môn nào. Nếu là một công việc tự do, không theo tổ chức có thể ghi là freelancer, hoặc bạn chỉ đang ở nhà và chăm sóc gia đình có thể ghi nghề nghiệp là nội trợ.
Cấp bậc: là vị trí năng lực của bạn tại nơi bạn đang công tác ví dụ: nhân viên, quản lý, lãnh đạo, phó giám đốc, giám đốc, …
Lương chính hiện nay: Là mức lương cứng theo hợp đồng hoặc biên chế mà bạn đã ký kết khi làm việc tại công ty/cơ quan/tổ chức đó. Trong trường hợp bạn là sinh viên hoặc những người lao động tự do không có thu nhập ổn định hoặc đang thất nghiệp có thể bỏ qua phần này.
Ngày nhập ngũ + ngày xuất ngũ: nếu bạn là nam giới đã hoặc đang trong thời gian đi nghĩa vụ quân sự thì sẽ ghi rõ ngày tháng năm của phần này. Còn nếu không có thể bỏ qua.
3. Lưu ý khi trình bày thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch
3.1. Chú về trình bày và chính tả
Khi điền và kê khai thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch các bạn cần phải đảm bảo trình bày sạch sẽ, không có gạch xóa, kể cả là bằng bút xóa. Bởi lẽ điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin của nhà tuyển dụng mà nó còn cho thấy bạn là một người cẩu thả và luộm thuộm. Và đương nhiên sẽ không một nhà tuyển dụng muốn tuyển một người có thái độ như vậy cả. Bên cạnh đó thì các bạn cũng đồng thời chú ý đến chính tả. Bạn viết chuẩn và nếu có thể hay theo quy chuẩn mới của chính tả chữ viết Việt Nam. Cùng với đó khi viết các thông tin trong thành phần bản thân, ứng viên cũng không được dùng các từ ngữ địa phương mà bắt buộc phải dùng văn viết theo từ toàn dân. Điều này sẽ thể hiện sự trùng khớp với trình độ văn hóa của ứng viên.
3.2. Màu mực viết
Khi viết sơ yếu lý lịch, mặc dù chỉ việc điền và chép thông tin có sẵn song bạn vẫn phải đảm bảo rằng phần trình bày của bạn sạch đẹp. Nó được thể hiện đồng thời cả từ việc lựa chọn màu mực viết. Không bao giờ nên sử dụng màu mực đỏ khi viết sơ yếu lý lịch, ngay cả khi bạn muốn tạo điểm nhấn cho bản thân, điều này vẫn không nên làm. Thay vào đó, các bạn có thể dùng mực viết màu xanh hoặc đen. Song nếu đã lựa chọn màu mực nào thì phải nhất quán từ trên xuống dưới chỉ dùng màu mực đó. Chú ý với màu mực xanh sẽ có nhiều kiểu xanh khác nhau cho nên bạn hãy đảm một chiếc bút đủ mực để viết cả thành phần bản thân và cả những phần khác trong sơ yếu lý lịch.
3.3. Giải pháp khắc phục cho một số lỗi
Vậy làm cách nào nếu như chẳng may bạn viết nhầm một thông tin nào đó? Cách duy nhất mà bạn nên làm đó là viết lại một sơ yếu lý lịch mới. Tốt hơn hết trước tiên bạn nên có một bản sơ yếu lí lịch nháp cho mình. Với tờ nháp này bạn có thể thoải mái gạch xóa nếu viết sai, sau đó dùng nó để làm mẫu nhìn và chép lại cho chuẩn. Để chắc chắn hơn và tiết kiệm chi phí, bạn có thể photo bản in sẵn sơ yếu lý lịch ra nhiều bản để tiện lợi cho việc sử dụng khi chẳng may viết sai.
Chú ý rằng các thông tin về thành phần bản thân phải được kê khai trung thực, khách quan. Trong một vài trường hợp khi đi ứng tuyển việc làm, nhà tuyển dụng còn yêu cầu ứng viên công chứng sơ yếu lý lịch. Vì vậy mà nếu thông tin sai lệch sẽ không được thừa nhận công chứng và cũng có thể làm ảnh hưởng đến thời gian, công sức của bạn mà không đạt được mục đích nào.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về viết thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch. Hy vọng rằng các bạn đã nắm được những bí kíp cũng như kinh nghiệm viết chuẩn chỉnh và chính xác cho mình.
15002 0