Support là gì? Bạn có hoàn toàn hiểu hết ý nghĩa của Support?

Theo dõi work247 tại
Trần Ngọc Chân tác giả work247.vn Tác giả: Trần Ngọc Chân

Ngày đăng: 02-05-2024

Support có lẽ không còn quá xa lại với mỗi chúng ta. Từ ngữ này được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng liệu bạn đã hiểu hoàn toàn các ý nghĩa liên quan của nó? Hãy cùng Work247.vn đi tìm lời giải đáp cho Support là gì? Các ý nghĩa, lĩnh vực, vấn đề liên quan đến Support nhé!

 
Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Support là một thuật ngữ tiếng Anh. Từ này, về căn bản được dịch là trợ giúp, hỗ trợ. Đây cũng là ý nghĩa phổ biến của nó và được nhiều người sử dụng với ý nghĩa như vậy.

Khái niệm của support
Khái niệm của support

Việc sử dụng Support cũng rất là linh hoạt. Chúng ta có thể sử dụng từ này trong cuộc sống hàng ngày để nói về việc Mình cần được hỗ trợ điều gì? Ai đã hỗ trợ mình? hoặc là Mình đã trợ giúp cho ai?,... Nhìn chung, chúng ta sử dụng support để ám chỉ về việc chúng ta cần có một sự giúp đỡ từ phía ai đó về một lĩnh vực nào đó mà chúng ta hoàn toàn không biết.

Với ý nghĩa là trợ giúp, giúp đỡ, hỗ trợ Support có thể tồn tại ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Và nó cũng là từ được sử dụng ở những hoàn cảnh, mục đích khác nhau.

Đầu tiên, Support được coi là một động từ, sử dụng trong giao tiếp hàng ngày và trong văn viết. Ở đây, nó cũng được sử dụng với ý nghĩa vốn có của mình, nhằm trao đổi các vấn đề để có được sự hỗ trợ hay đã giúp đỡ ai đó làm gì. Hay nói một cách dễ hiểu thì nó được coi là một từ ngữ để sử dụng trong cuộc sống, có chức năng giống như các từ ngữ bình thường khác như: đi, đứng, học, chạy,...

Hình dáng tồn tại của support
Hình dáng tồn tại của support

Ngoài ra, Support còn có thể ghép với các danh từ khác để chỉ một nghề nghiệp trong lĩnh vực nào đó. Ví dụ như: IT Support là nghề trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Financial Support trong lĩnh vực Tài chính, Sales Support chỉ công việc trong lĩnh vực Kinh doanh,... Ở đây, Support vẫn có thể hiểu là trợ giúp, giúp đỡ, hỗ trợ về vấn đề nào đo. Điều này sẽ phụ thuộc vào danh từ đi kèm với Support.

Bên cạnh đó, Support còn xuất hiện trong lĩnh vực âm nhạc và game. Ở lĩnh vực âm nhạc, Support xuất hiện trong Support breath và Support Laryngeal muscle. Còn trong game, ta có Support games hoặc chỉ người hỗ trợ cho một team trong trò chơi nhằm mục đích giúp cả đội dành chiến thắng.

Việc làm tài chính

Hầu hết, trong các lĩnh vực hiện nay, ở bất kỳ ngành nghề nào thì cũng tồn tại công việc liên quan đến sự hỗ trợ. Ví dụ như nhân viên hỗ trợ kinh doanh, nhân viên hỗ trợ khách hàng, nhân viên hỗ trợ trực tuyến, nhân viên hỗ trợ thiết kế,... Nói chung là, đâu đâu ta cũng thấy vết tích của Support chứng tỏ nó đang tồn tại và hiện hữu ở đó.

Có thể nói, các công việc liên quan đến hỗ trợ được coi là cánh tay đắc lực hay cánh tay phải dành cho những công việc chuyên môn. Nói một cách dễ hiểu thì các công việc hỗ trợ ở đây là để phụ giúp và đẩy mạnh các hoạt động chính trong lĩnh vực nào đó. Điển hình như nhân viên hỗ trợ kinh doanh là thực hiện các công việc như cung cấp thông tin, tài liệu về sản phẩm, nhu cầu khách hàng cho các nhân viên để họ tập trung bán hàng. Ngoài ra, họ cũng sẽ là người giúp cho các salesman có được kế hoạch, định hướng kinh doanh trong thời gian tới.

Mục đích, ý nghĩa của support
Mục đích, ý nghĩa của support

Mặc dù chỉ làm nhiệm vụ các công việc hỗ trợ, nhưng nhân viên Support vẫn giữ một vị trí rất quan trọng. Nếu như không có họ, chưa chắc các công việc đã được chuẩn bị và triển khai đúng như kế hoạch hay có được những kết quả thuận lợi. Nếu như được ví như một bộ phim thì những người làm Supporter được ví như những nhân vật phụ, thậm chí có phần mờ nhạt. Nhưng nếu như không có sự tồn tại của những nhân vật phụ ấy thì liệu các nhân vật chính có được tỏa sáng?

Đối với các công việc liên quan đến Support, họ có thể không quá nổi bật, nhưng lại không thể thiếu. Các công ty, doanh nghiệp sẽ không thể nào phát triển vững mạnh nếu như không có những nhân viên hỗ trợ khách hàng để giải đáp thắc mắc khi khách hàng gặp những vấn đề không hiểu, hay tư vấn cho khách hàng khi họ có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ nào đó. hay đơn giản như chơi game thôi, bạn sẽ không thể nào chiến thắng nếu không có người hỗ trợ trong việc tiếp máu hay đánh công kích cùng với bạn, đặc biệt là những game mang tính đồng đội cao.

Công việc của các Supporter sẽ gần giống với công việc của người mà họ hỗ trợ chính, tuy nhiên sẽ đa dạng hơn rất nhiều.

4.1. Sales Support

Với nhân viên hỗ trợ kinh doanh, bán hàng thì các công việc thường ngày của họ sẽ là:

- Gọi điện và nghe điện thoại của khách hàng nhằm tư vấn cũng như giải đáp các thắc mắc của khách về sản phẩm, dịch vụ của công ty mình.

- Cung cấp thông tin, tài liệu về sản phẩm cho nhân viên bán hàng và khách hàng. bên cạnh đó, họ cũng sẽ có thể làm các công việc xử lý đơn hàng.

- Làm các công việc hành chính như báo cáo, lên kế hoạch, soạn thảo văn bản

- Thông báo, liên hệ, nhắc nhở với nhân viên bán hàng và khách hàng khi có vấn đề phát sinh.

Tóm lại, là một Sales Supporter thì công việc của bạn gần giống với một nhân viên hành chính văn phòng. Mục đích là để hỗ trợ cho việc kinh doanh được đẩy mạnh, tăng lợi nhuận và củng cố niềm tin của khách hàng vào thương hiệu của công ty, doanh nghiệp mình.

Việc làm nhân viên kinh doanh

Các công việc liên quan đến suppport
Các công việc liên quan đến support

4.2. IT Support

Các Supporter làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ đảm nhận những công việc như:

- Chịu trách nhiệm thiết kế và quản lý hệ thống mạng của công ty và các trang quản lý khách hàng khác.

- Hỗ trợ trực tuyến, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn khách hàng khi họ gặp các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin hoặc các sản phẩm, dịch vụ do bên mình cung cấp.

- Tìm cách khắc phục, xử lý các vấn đề liên quan đến máy tính, phần mềm, hệ thống mạng

- Thường xuyên chăm sóc khách hàng để có thể hỗ trợ kịp thời và thông qua đó thu thập các ý kiến của khách về sản phẩm dịch vụ để có những sự thay đổi phù hợp.

- Nghiên cứu và phát triển các nền tảng công nghệ

Nhìn chung các công việc của các Supporter sẽ là chăm sóc, cung cấp các thông tin hữu ích cho khách hàng cũng như các nhân viên ở bộ phận liên quan. Điều này nhằm mục đích hỗ trợ trong việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ thu hút được sự chú ý của khách hàng và làm tăng lợi nhuận cho công ty. bên cạnh đó, các Supporter sẽ làm các công việc hành chính hỗ trợ cho các bộ phận khác được hoạt động tốt hơn.

Việc làm it phần mềm

Hỗ trợ khách hàng trong CNTT
Hỗ trợ khách hàng trong CNTT

Làm một Supporter sẽ có những thuận lợi nhất định. tuy nhiên, họ cũng sẽ gặp phải những khó khăn trong công việc của mình.

5.1. Những điều kiện thuận lợi khi làm một Supporter

Khi làm Supporter bạn sẽ có những thuận lợi như:

- Được học hỏi các kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm từ các nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực, ngành nghề mà bạn đang hỗ trợ. Qua đó, có khả năng tự rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên ngành cho bản thân. Bên cạnh đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về chuyên ngành đó, để định hướng cho mình.

- Được trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc và trao đổi với khách hàng. Điều này giúp bạn có được kỹ năng giao tiếp, thuyết phục tốt, học được cách lắng nghe và phát triển các ý tưởng mới.

- Có cơ hội tiếp xúc với các công việc khác nhau. Từ đó bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn và biết thêm nhiều tri thức hơn. Vì vậy, bạn sẽ có cơ hội đưa ra các ý kiến để giúp phát triển các sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Việc làm dịch vụ

Yếu tố thuận lợi khi làm support
Yếu tố thuận lợi khi làm support

5.2. Những khó khăn có thể gặp phải của các Supporter

- Chính vì làm việc trực tiếp với khách hàng nên đôi khi khách hàng là thượng đế nên bạn sẽ gặp các tình huống “dở khóc dở cười” thậm chí là các trường hợp khiến bạn phải đau não suy nghĩ cách giải quyết. Bởi nếu không khôn khéo bạn sẽ gây mất lòng ở khách hàng, điều này sẽ khiến công ty dễ dàng bị mất khách và ảnh hưởng đến uy tín.

- Vì nhiều lúc phải gặp khách hàng trực tiếp nên thời gian của các Supporter thường không cố định, vì thế đôi khi họ không thể kịp thời hỗ trợ các vấn đề khác cho các bộ phận khác.

- Thêm vào đó, áp lực của công việc Support cũng khá lớn. Họ cần giải quyết nhiều nhiệm vụ và lắng nghe ý kiến từ nhiều phía khác nhau.

Để có thể làm trong các ngành nghề Support thì bạn phải có một vài tố chất như:

- Giỏi giao tiếp, năng động trong công việc: Các công việc chính của những người làm về Support đa phần đều phải trao đổi với khách hàng. Vì vậy, bạn cần có khả năng giao tiếp tốt cũng như linh hoạt trong cách ứng xử. bên cạnh đó là năng động trong các công việc của mình.

- Thành thạo Công nghệ thông tin: Đây là điều cơ bản bởi nó sẽ trực tiếp giúp đỡ các công việc hàng ngày của bạn.

- Có khả năng về ngoại ngữ: Bạn sẽ đạt được hiệu quả công việc tốt hơn nếu như có khả năng về ngoại ngữ. Trong thời đại tiếng anh ngày càng phổ biến thì biết tiếng anh là một lợi thế. Thêm vào đó có khả năng bạn sẽ phải hỗ trợ tư vấn cho các khách hàng nước ngoài, vì vậy đây là điều cần thiết.

Việc làm it phần mềm tại Hà Nội

Những yêu cầu, tố chất để trở thành supporter
Những yêu cầu, tố chất để trở thành supporter

- Biết lắng nghe và thấu hiểu: Công việc hỗ trợ, giúp đỡ này yêu cầu bạn phải biết lắng nghe các ý kiến khác nhau. Từ khách hàng cho tới các nhân viên ở các bộ phận khác, bạn đều phải lắng nghe họ. Chỉ khi đó bạn mới biết được vấn đề của họ là gì, từ đó đưa ra cách giải quyết, hỗ trợ.

- Khả năng trong giải quyết vấn đề: Không chỉ hỗ trợ khách hàng mà các Supporter còn phải giải quyết các khiếu nại của khách hàng. Vì vậy, cần có kỹ năng giải quyết vấn đề khôn khéo, ổn thỏa trong các trường hợp nhất định.

- Sự độc lập trong công việc: Vì các Supporter làm các công việc rất đa dạng vì thế, có rất nhiều việc mà bạn phải tự đưa ra quyết định mà không nhận được sự trợ giúp từ các nhân viên khác.

- Chịu được áp lực cao trong công việc: Các nhân viên làm công việc hỗ trợ thường gặp áp lực từ rất nhiều phía như khách hàng, các nhân viên ở các bộ phận khác và từ chính công ty. Vì vậy, họ cần phải có sức chịu đựng lớn và “một cái đầu lạnh” để có thể giải quyết các vấn đề ổn thỏa nhất.

Ngày nay, ở bất kỳ lĩnh vực nào thì Support đều đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, các công việc liên quan đến Support khá mở rộng, thị trường tuyển dụng cũng rất sôi động. Do đó, nếu bạn muốn trở thành một Supporter thì hãy trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể hoàn thành các công việc.

Cơ hội việc làm liên quan đến support
Cơ hội việc làm liên quan đến support

Bên cạnh đó, mức lương của các công việc này cũng khá hấp dẫn. Lương của các IT Support dao động trong khoảng 7 - 11 triệu đồng, tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của bạn. Các ngành nghề khác cũng có mức lương tương tự. Nhìn chung, nếu làm Supporter thì bạn sẽ nhận được lương từ 7 triệu đồng trở lên.

Có thể nói, Support là một thuật ngữ có sự ứng dụng rất cao trong đời sống. Thêm vào đó, cơ hội việc làm về việc hỗ trợ, trợ giúp cũng đang rất mở rộng và thu hút được nguồn lao động hiện nay. Nếu bạn không biết tìm kiếm các công việc liên quan đến Support ở đâu thì Work247.vn là một gợi ý dành cho bạn. Website Work247.vn luôn cập nhật những công việc cũng như thông tin liên quan đến các ngành nghề một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi Support là gì? cũng như các ý nghĩa đầy đủ của nó trong đời sống hiện nay. Qua đó, giúp các bạn độc giả có được những định hướng nghề nghiệp trong tương lai của mình.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem10322 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT