Assistant brand manager là gì? Mô tả công việc của một ABM
Tác giả: Bảo Vy
Trong mỗi doanh nghiệp, Assistant brand manager đóng vai trò là bộ phận quản lý đắc lực và hỗ trợ các chiến lược marketing. Vậy vị trí Assistant Brand manager là gì? Kỹ năng cần có? Hãy cùng Work247.vn khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
1. Assistant Brand manager là gì?
Assistant Brand Manager (viết tắt là ABM) là trợ lý quản lý thương hiệu, người hỗ trợ các Brand manager trong doanh nghiệp xây dựng lên các chiến lược phát triển sản phẩm và hoạch định chuyên sâu cũng như triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch.
Một nhân viên ABM không chỉ phải hiểu rõ thương hiệu của doanh nghiệp mình, nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng sản phẩm và thương hiệu của mình mà còn phải có kiến thức chuyên môn và hiểu sâu sắc về các đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp mình. Nhờ đó, ABM sẽ đưa ra chiến lược hiệu quả hơn, giúp nâng cao chất lượng và hình ảnh thương hiệu.
Bên cạnh đó, trở thành một Assistant Brand manager nghĩa là bạn phải giao tiếp với các Brand manager cũng như các khách hàng trên khắp thế giới để xác định xu hướng mua hàng của họ và quảng cáo hiện tại. Từ đó, hiểu được hiệu quả hoạt động của thương hiệu vượt trội hay thua kém ở điểm nào so với các đối thủ trên thị trường.
Xem thêm: Những điều cần chú ý khi là một nhân viên sale marketing là gì?
2. Công việc chính của một Assistant Brand manager
Thông thường, công việc chính của một Assistant Brand Manager là hỗ trợ, giúp các nhà quản lý có thêm thông tin và tạo ra nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra còn hỗ trợ các phòng ban khác lên kế hoạch, chiến lược dài hạn về việc phát triển thương hiệu và thực hiện các kế hoạch quảng cáo. Trong đó cần xác định rõ các chiến lược định giá sản phẩm, đóng hàng, bán lẻ, xây dựng thương hiệu và ngân sách cho phù hợp.
Nhìn chung, các công việc của ABM khá là nặng nề với khối lượng lớn và yêu cầu kỹ năng chuyên môn cũng như xã hội linh hoạt cao. Mặc dù gánh trên vai rất nhiều trách nhiệm, nhưng Assistant Brand Manager luôn học hỏi được rất nhiều kiến thức đắt giá, có cơ hội rèn luyện kỹ năng và từ đó, tạo được bước đệm để thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong tương lai.
Mỗi công ty có những cách hoạt động riêng biệt trong việc quản lý và phát triển thương hiệu, nhưng nhìn chung công việc của một Assistant Brand manager chủ yếu bao gồm những mục sau:
2.1. Chuẩn bị cuộc họp
Assistant brand manager có thể dành phần lớn thời gian để họp với đối tác, khách hàng, đồng nghiệp, trưởng bộ phận và manager.
- Tương tác, gặp mặt với các đối tác, công ty dịch vụ quảng cáo để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình marketing cho khách hàng.
- Thảo luận, góp ý về các mục tiêu thương hiệu, đồng thời đưa ra đề xuất và thực hiện các ý tưởng sáng tạo để quảng cáo trong tương lai.
- Trước cuộc họp, trợ lý giám đốc thương hiệu sẽ cần đọc các báo cáo khuyến mãi, nghiên cứu kỹ tài liệu thị trường, chịu trách nhiệm lập kế hoạch chi tiết và trình bày với ban quản lý để giải thích sự tăng trưởng thương hiệu dự kiến.
2.2. Chịu trách nhiệm về công việc hành chính
Thông thường mỗi ngày, trợ lý giám đốc thương hiệu sẽ phải dành thời gian ít nhất từ 1-2 h để trả lời email và các thông tin liên quan khác.
Vì ABM là người thường xuyên gặp mặt trực tiếp, trao đổi với khách hàng và các công ty dịch vụ liên quan, vậy nên họ có thể cơ bản nắm được các thông tin đề xuất của khách hoặc dữ liệu dự án từ công ty dịch vụ.
Dựa vào những thông tin được cung cấp trước đó, ABM có thể dễ dàng phân tích và từ đó lên định hướng phát triển thương hiệu, cải thiện những nhược điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại.
Đồng thời, họ sẽ cần theo dõi và kiểm soát tiến độ cũng như hiệu quả của quá trình triển khai kế hoạch phát triển thương hiệu, quảng cáo. Từ đó, ABM sẽ báo cáo kết quả hoặc vấn đề cho ban lãnh đạo và giải quyết kịp thời, nhanh chóng các vấn đề phát sinh nếu có.
2.3. Quản lý thương hiệu
- Một nhân viên ABM cần làm phân tích dữ liệu, trình bày dự báo với người quản lý và đưa ra các đề xuất đi đúng hướng cho thương hiệu của mình.-
- Theo dõi, quản lý và báo cáo tình hình sử dụng ngân sách marketing thương hiệu cho ban lãnh đạo để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang sử dụng ngân sách hiệu quả giúp tăng lợi nhuận và giảm chi phí.
- Nhận thức rõ ràng về thương hiệu và báo cáo hiệu suất
2.4. Phối hợp với các phòng ban
- Phối hợp linh hoạt và hiệu quả với các bộ phận khác để đảm bảo rằng chương trình được diễn ra hiệu quả và đúng theo kế hoạch và thời gian đề ra.
- Ngoài ra, bạn có thể phải chịu trách nhiệm cho một số nhân viên khác, chẳng hạn như trợ lý hành chính và thực tập. Hoặc phải chịu trách nhiệm lãnh đạo các nhóm, phòng ban từ các phòng ban khác nhau của dự án để có thể bao quát công việc và phát triển các chiến lược quảng bá thương hiệu.
Xem thêm: Marketing leader là gì? Các điều cần chú ý khi làm Marketing
3. Yêu cầu kỹ năng cần có của Assistant Brand manager là gì?
Kiến thức chuyên môn: Assistant Brand manager cần phải có chuyên môn về mảng marketing thương hiệu và cần có kinh nghiệm trong việc hoạch định kế hoạch và thực hiện các chiến dịch quảng cáo. Đồng thời cần am hiểu lĩnh vực kinh doanh và có trình độ ngoại ngữ cũng như khả năng giao tiếp tốt.
Kỹ năng mềm: Cần có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt, có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình thuyết phục là một yêu cầu cần có để tương tác và giao tiếp tốt với đối tác, sếp và đồng nghiệp…
Tư duy tốt: Có khả năng sáng tạo và tư duy hướng tới kết quả là hai tiêu chí vô cùng quan trọng của một Assistant Brand manager. Ngoài ra, cần luôn nhạy bén với xu hướng và biết cách áp dụng chúng vào từng chiến lược cụ thể. Biết suy nghĩ, phân tích, xử lý tình huống và từ đó đưa ra quyết định để có kết quả tốt.
Hơn nữa, để trở thành một nhân viên Assistant Brand manager xuất sắc và có thể phát triển hơn nữa, bạn cần phải luôn năng động, nhanh nhẹn, nhiệt tình, có có thái độ ham học hỏi trong công việc và chịu đựng áp lực công việc cao.
3.1. Yêu cầu về chuyên môn
Để ứng tuyển thành công vào vị trí Assistant Brand Manager và gắn bó lâu dài, bạn cần có nền tảng kiến thức chuyên môn về marketing, thương hiệu. Am hiểu về công việc kinh doanh (mục tiêu, lợi nhuận, tỷ lệ chi phí/doanh thu, giá trị trung bình vòng đời khách hàng, v.v)
Đồng thời, cần có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược marketing nhằm phát triển thương hiệu, tăng khả năng nhận diện nhanh chóng. Một kỹ năng rất quan trọng nữa chính là khả năng ngoại ngữ cũng như giao tiếp tốt.
3.2. Kỹ năng mềm
Kỹ năng giao tiếp: Thông qua việc trao đổi, tương tác với đối tác, khách hàng và các công ty dịch vụ liên quan, hoặc khi báo cáo công việc với ban quản lý, v.v
Kỹ năng làm việc nhóm, lãnh đạo tổ chức và quản lý thời gian: Để phối hợp với các phòng ban khác triển khai rõ ràng kế hoạch, chiến lược đúng theo tiến độ đề ra và đảm bảo chất lượng.
Kỹ năng phân tích dữ liệu: Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì công việc của một ABM sẽ cần phân tích tình hình thị trường, báo cáo doanh số, v.v
Biết thêm nhiều ngoại ngữ (ngoài tiếng Anh các bạn có thể sử dụng thành thạo Tiếng Trung, Hàn, Nhật, Đức...) là lợi thế.
3.4. Tư duy logic
Khả năng tư duy sáng tạo, có cái nhìn tổng quan bao quát, tư duy luôn hướng về những mục tiêu cốt lõi và đồng thời có khả năng phân tích tình huống nhanh, chuẩn xác để xử lý kịp thời là những tiêu chí rất quan trọng của một trợ lý giám đốc thương hiệu.
4. Cơ hội và mức lương của vị trí Assistant Brand manager
Trên thị trường hiện nay, vị trí ABM có thể nói khá là khá thiếu nhân sự. Bởi yêu cầu về phần kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho vị trí này là bạn phải có sự am hiểu trên nhiều lĩnh vực.
Để đến được vị trí này, thông thường có lộ trình phát triển như sau:
Marketing Intern > Marketing Executive > Assistant Brand Manager
Tương xứng với những áp lực trong công việc, nhân viên Assistant Brand Manager sẽ nhận được một khoản thù lao vô cùng xứng đáng. Với trong khoảng 2 năm kinh nghiệm làm trong ngành marketing, bạn có thể ứng tuyển Assistant Brand Manager với mức lương khá cao từ 10 – 17 triệu đồng mỗi tháng.
Trong trường hợp nếu như bạn làm tốt ở vị trí này, không ngừng nỗ lực học hỏi và luôn muốn tìm kiếm những cơ hội mới, bạn có thể có cơ hội phát triển lên vị trí Brand Manager – Quản lý thương hiệu hoặc vị trí Trưởng phòng Marketing, với mức lương còn khủng hơn dao động từ 20 – 35 triệu đồng/tháng.
Hy vọng những thông tin được Work247.vn chia sẻ đến bạn trong bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc cho câu hỏi Assistant brand manager là gì? đồng thời cung cấp cho bạn những yêu cầu, kỹ năng cần có; mức lương và cơ hội khi trở thành một nhân viên ABM. Chúc bạn ứng tuyển thành công!