Chất độc Xyanua là gì? Những điều cần lưu ý về chất độc Xyanua
Tác giả: Nguyễn Minh Tâm
Trong tự nhiên, có rất nhiều chất hóa học có lợi và cũng có rất nhiều chất hóa học vô cùng độc hại cho con người. Tuy nhiên, các chất hóa học độc hại cũng có những công dụng mà con người cần đến, tiêu biểu trong số đó có thể kể đến chất vô cùng độc mang tên Xyanua. Vậy chất độc Xyanua là gì và chúng có công dụng như thế nào đối với con người? Hãy cùng nhau tìm hiểu ở dưới bài viết dưới đây để hiểu rõ vấn đề này hơn nhé.
1. Xyanua là gì và chúng có nguồn gốc như thế nào?
1.1. Tổng quan về chất độc Xyanua
Chất độc Xyanua là một hợp chất hoá học chứa nhóm cyano (C≡N), gồm có một nguyên tử cacbon liên kết ba với một nguyên tử nitơ. Đây là một chất cực độc, khi tiếp xúc một lượng lớn thì chúng có thể gây tổn thương cho não và tim mạch của nạn nhân. Nếu tiếp xúc ở liều lượng thấp hơn thì sẽ gây những biểu hiện như là: khó thở, đau tim, nôn mửa, đau đầu, làm rộng tuyến giáp, … Chỉ cần 1 lượng nhỏ từ 50mg - 200mg xyanua hoặc hít phải khoảng 0,2% khí xyanua có thể giết chết ngay lập tức một người khỏe mạnh, trưởng thành.
1.2. Nguồn gốc của chất độc Xyanua
Trong công nghiệp: Trong quá trình khai thác mỏ hay là công nghiệp hoá chất hữu cơ, các nguồn chất thải chính của những quá trình này vào trong nước chính là nguồn thải chính của xyanua và gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, trong công nghiệp luyện thép, nó cũng chính là độc chất chính gây ô nhiễm môi trường.
Từ các nguồn khác: Trong đời sống hằng ngày, Xyanua cũng có nguồn gốc xuất phát từ xe cộ, ngành công nghiệp hoá học, các chất đốt từ nhà dân ở trong thành phố hoặc là có trong thuốc trừ sâu. Ngoài ra, Xyanua cũng tồn tại ở trong những bãi chôn lấp, là yếu tố có thể làm nhiễm bẩn các nguồn nước ngầm.
Ngoài ra, xyanua cũng có thể được tìm thấy ở trong môi trường tự nhiên.
Xem thêm: Bản ngã là gì? Bản chất cái tối trong mỗi con người như thế nào?
2. Chất độc Xyanua gây hại như thế nào đối với cơ thể con người
Xyanua là một trong những hóa chất cực độc, thậm chí chúng còn được liệt vào danh sách những chất hóa học độc nhất trong các chất độc. Khi con người vô tình bị dính phải, Xyanua sẽ nhanh chóng được hấp thu vào trong cơ thể, ức chế vô cùng nhanh, mạnh với hô hấp tế bào. Chỉ với một liều lượng rất nhỏ cũng có thể gây tử vong. Thông thường, các nguyên nhân khiến bệnh nhân tử vong nhanh sau khi dính phải Xyanua là do suy hô hấp, co giật. Tốc độ gây ngộ độc của Xyanua cũng sẽ phụ thuộc vào dạng (muối hoặc là khí), thời gian tiếp xúc và đường tiếp xúc.
Sau khi bị ngộ độc Xyanua, nạn nhân thường sẽ phải trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên đó là giai đoạn kích động: nạn nhân sau khi bị nhiễm độc Xyanua sẽ có dấu hiệu lo lắng, kích động, thở dốc, … Tiếp theo, họ sẽ bắt đầu bị co giật, khó thở, tụt huyết áp và bị giảm thông khí và đến cuối cùng, họ sẽ dần rơi vào trạng thái giảm trương lực cơ và bị mất phản xạ, bị trụy tim mạch, hạ oxy trong máu, dẫn đến cái chết.
Những dấu hiệu cơ bản để có thể nhận biết khi bị trúng độc Xyanua đó chính là cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, thở dốc, nhịp tim tăng cao, cảm thấy bồn chồn và kiệt sức. Sau khi phát hiện ra trên người nạn nhân có dấu hiệu trên, chúng ta cần nhanh chóng và kịp thời đưa người nhiễm độc Xyanua đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để các nhân viên y tế có thể chăm sóc, cấp cứu kịp thời. Theo các nghiên cứu của các tổ chức y tế, nếu nạn nhân bị trúng độc Xyanua trong vòng 2 giờ mà không được chữa trị kịp thời thì nguy cơ nạn nhân sẽ bị tử vong là rất cao.
3. Công dụng mà Xyanua mang lại cho đời sống con người
Như chúng ta đã biết, Xyanua là một chất hóa học vô cùng độc hại đối, tuy nhiên trong cuộc sống thì chúng cũng có những công dụng riêng đối với con người. Trong sản xuất, xyanua được ứng dụng vào việc sản xuất giấy, dệt may và nhựa trong công nghiệp. Ngoài ra, khí xyanua còn được sử dụng làm thuốc sâu để tiêu diệt sâu bệnh và sâu bọ đối với nông nghiệp.
Có thể thấy mặc dù chúng là chất độc, tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại thì Xyanua vẫn có tác dụng cần thiết đối trong sản xuất và đời sống của chúng ta. Hi vọng rằng trong tương lai, loài người sẽ tìm ra có một chất thay thế Xyanua không gây hại cho con người mà vẫn có ứng dụng được trong sản xuất và đời sống.
Natri xyanua còn đem đến những công dụng vô cùng quan trọng trong ngành xi mạ, được sử dụng thường xuyên trong công nghiệp mạ và công nghiệp tuyến quặng, dùng để chiết vàng và các kim loại quý khác từ quặng.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở chuyên cung cấp hóa chất này, tuy nhiên tại đây yêu cầu luôn đảm bảo sử dụng găng tay cùng với đó là một số đồ bảo hộ chuyên dụng để bảo vệ bản thân của công nhân khi mà phải tiếp xúc với hóa chất độc hại này thường xuyên.
4. Các phương pháp điều chế Xyanua trong phòng thí nghiệm
Để có thể điều chế ra được Xyanua theo quy trình Andrussow, tức là trong đó chất hydro xyanua sẽ ở thể khí được sản xuất từ metan (CH4) và amoniac (NH3) cùng với đó là sự có mặt của oxy (O2) và chất xúc tác bạch kim (Pt).
PTHH: 2CH4 + 2NH3 + 3O2 → 2HCN + 6H2O
Sau đó, natri xyanua sẽ được sản xuất bằng cách cho hydro xyanua tác dụng với natri hydroxit:
PTHH: HCN + NaOH → NaCN + H2O
Sản phẩm sẽ là NaCN chính là chất cực độc Xyanua.
Xem thêm: Tìm hiểu chu sa là gì? Chu sa là thần dược hay độc tố chết người?
5. Một số điểm đặc biệt của Xyanua
5.1. Xyanua là chất hóa học phổ biến nhất trên thế giới
Xyanua có thể tồn tại dưới nhiều thể như là: thể rắn, thể lỏng, hay thể khí. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi như trong thực phẩm, cây trồng, thậm chí trong khói thuốc lá hay khói từ nhựa cháy.
5.2. Khí hydro xyanua có mùi đắng giống như quả hạnh nhân
Theo các nạn nhân từng vô tình hít phải Xyanua thì họ cho biết rằng nó có mùi đắng giống như quả hạnh nhân. Theo nghiên cứu thì hiện nay, trên thế giới có khoảng 40% dân số có khả năng ngửi được mùi này.
5.3. Hàm lượng Xyanua ở trong măng tươi rất cao
Theo nghiên cứu thì hàm lượng Xyanua ở trong măng tươi là vào khoảng 230mg/kg măng củ. Nếu vô tình ăn phải măng có chứa nhiều hàm lượng Xyanua bên trong, dưới sự tác động của các enzym có trong nước bọt và đường tiêu hóa, chất xyanua sẽ biến thành chất axit xyanhydric (HCN). Đây là một chất cực độc đối với cơ thể chúng ta, do vậy, trước khi ăn thì chúng ta cần phải rửa, luộc thật kỹ măng tươi để đảm bảo an toàn.
6. Các thông tin thêm về Kali Xyanua (KCN)
6.1. Kali xyanua là chất gì?
Kali xyanua có công thức hóa học đó là KCN, còn được mọi người biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như là xyanua kali, potassium cyanide. Nó là một hợp chất hóa học không màu được tạo bởi 3 nguyên tố kali (K), cacbon (C), và Nitơ (N). Hóa chất này có mùi giống như của quả hạnh nhân, tuy nhiên thì bề ngoài cùng màu sắc của chúng thì lại giống đường trắng, tan rất nhiều trong nước.
Công dụng của nó được biết đến như là để tạo ra phức chất của vàng (Au) hòa tan được trong nước (rất ít chất có khả năng này). Chính điều này mà chúng được sử dụng thường xuyên trong ngành kim hoàn để mạ hay đánh bóng bằng các phương pháp hóa học, sử dụng trong ngành khai thác các mỏ vàng để tách vàng ra khỏi quặng vàng. Đây cũng được coi là một loại chất kịch độc trong những chất độc trên thế giới.
6.2. Kali Xyanua độc hại như thế nào?
Nếu như chỉ cần ăn nhầm 1 lượng nhỏ từ 200mg - 250mg thì một người khỏe mạnh trưởng thành có thể mất ý thức trong vòng khoảng từ 30 giây đến 2 phút. Sau khoảng 1 tiếng thì nạn nhân sẽ bị rơi vào trạng thái hôn mê và có thể tử vong sau khoảng 3 giờ nếu không được hỗ trợ y tế kịp thời. Chỉ với khoảng 500 gram, Kali Xyanua có thể khiến 2.500 người bị giết chết trong một thời gian rất ngắn.
Trên đây là những chia sẻ bổ ích của work247.vn để trả lời cho câu hỏi chất độc Xyanua là gì. Hi vọng với những kiến thức bổ ích này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về chất độc Xyanua.