Gem là gì? Ý nghĩa của gem đối với đời sống như thế nào?
Theo dõi work247 tạiBạn có thể dễ dàng thấy từ Gem xuất hiện ở bất cứ đâu, khi bạn chơi game, khi bạn mua sắm,... Vậy gem là gì mà được nhiều người sử dụng đến vậy? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ được các thông tin về gem nhé.
1. Tìm hiểu gem là gì?
Hiểu một cách đơn giản rằng Gem là một loại đá quý hoặc bán đá quý, đặc biệt là khi được cắt và đánh bóng hoặc chạm khắc. Tuy nhiên định nghĩa này rất rộng và cần phải được xem xét thật kỹ. Một số nhà kim hoàn hoặc những người có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp dads quý thường phải sử dụng nhiều tên gọi khác nhau để định nghĩa về thuật ngữ “Đá quý” ví dụ như: gem, gemstone, precious stone.
Cụ thể hơn, đá quý thường bao gồm các chất kết tinh bền vững (cứng) với các đặc tính vật lý và hoá học độc đáo. Đá quý (gem) là những kết tinh có trong tự nhiên hoặc đôi khi có thể do con người tạo ra.
Đá quý (gem) như kim cương, ngọc lục bảo và hồng ngọc là các khoáng chất, trong khi thuật ngữ đá quý thường được áp dụng chính xác hơn cho các vật liệu không thể được định nghĩa thuần tuý là khoáng chất tinh thể (có cấu trúc nguyên tử tinh thể). Một số khoáng chất đá quý xuất hiện dưới dạng tập hợp vi tinh thể bao gồm opal, malachite và jadeite. Các loại đá quý thường được sử dụng trong đồ trang sức bao gồm hổ phách, obsidian, đá phản lực, mã não, vỏ, xương và thậm chí cả thủy tinh, không phải là khoáng chất.
Trong thế giới tự nhiên có đến khoảng hơn ba ngàn khoáng chất, nhưng lại chỉ có khoảng một phần hai mươi trong số đó được coi là đá quý hoặc đá bán quý. Những loại đá này đa phần được tìm thấy ở những lớp vỏ trái đất hay lẫn trong các loại khoáng vật khác. Một số loại đá quý như hổ phách, san hô, ngọc trai đều có nguồn gốc hình thành từ động vật. Những loại đó được gọi là đá quý hữu cơ và chúng không có độ bền cao như đá khoáng sản nên thường được chạm khắc, đánh bóng, xâu thành chuỗi hạt để làm đồ trang sức.
Không phải tất cả các loại khoáng sản đều là đá quý hoặc có giá trị lớn. Thuật ngữ “quý” áp dụng cho các loại đá hiếm gặp cổ điển như kim cương, hồng ngọc và ngọc lục bảo, trong khi từ “bán quý” được sử dụng cho các vật liệu không được coi là "hiếm" (do đó được coi là không có giá trị). Ví dụ, đá quý thạch anh tím xuất hiện rất nhiều ở nhiều địa điểm xung quanh và chỉ được coi là "bán quý." Ngược lại, sự xuất hiện hiếm hoi của kim cương trên thế giới và sự huyền bí về văn hóa tương đối phổ biến của chúng khiến chúng trở thành biểu tượng của "đá quý".
2. Những tiêu chuẩn để được gọi là gem (đá quý).
Trên thế giới có vô vàn những loại khoáng sản khác nhau, tuy nhiên số lượng đá quý trong đó thì lại không nhiều. Để được gọi là đá quý thì cần phải đáp ứng đủ những tiêu chuẩn sau:
- Về độ cứng: Loại đá/khoáng sản đó cần phải đạt được độ cứng cao và bên lâu với thời gian. Đáp ứng được các mức về độ cứng khi được đo qua máy.
- Ngoại hình: Khi những viên đá đó có thể tương tác với ánh sáng và cho ra những màu sắc, hình ảnh khúc xạ và khả năng phản xạ lại ánh sáng.
- Độ quý hiếm: Những loại đá càng khó kiếm tìm, khó để khai thác thì giá trị của chúng lại càng cao.
- Hình dạng: Những loại đá đó phải được hình thành và tạo ra từ thiên nhiên, có tuổi đời lâu năm. Những loại đá được nhân tạo thì không được coi là đá quý hay đá bán quý.
Đến đây có lẽ nhiều bạn đã hiểu được gem là gì? Thế nhưng để phân loại các loại gem thì lại không hề đơn giản chút nào. Hãy cùng theo dõi tiếp bài viết để có thêm thông tin về các loại gem nhé.
Xem thêm: Nắm trong tay kỹ năng của nhân viên kinh doanh giúp bạn thành công
3. Đặc điểm và cách thức phân loại gem (đá quý).
Mỗi loại đá quý lại mang trong mình một vẻ đẹp, sức thu hút riêng không loại nào giống loại nào. Vậy để phân biệt chúng với nhau thì cần những yếu tố sau:
- Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của viên đá: Một viên đá quý đòi hỏi phải có tính chất quang học hấp dẫn. Chúng cần phải có màu sắc đẹp hoặc sự lấp lánh qua hiện tượng phản xạ, khúc xạ hoặc khi chúng phân tán ánh sáng,... Việc này đòi hỏi người kiểm tra cần có con mắt tinh tường mới nhìn ra được loại đá nào và vẻ đẹp ra sao?
- Màu sắc: Màu sắc là một đặc tính được cho là quan trọng nhất của một viên đá quý. Một số loại đá quý có thể kể đến như kim cương, ngọc lục bảo, thạch anh tím hoặc ruby đều có màu sắc vô cùng tuyệt vời và chính nhờ vậy đã làm nên sự khác biệt và hấp dẫn của chúng.
- Sự lấp lánh: Mỗi viên đá sẽ có sự lấp lánh, chói loá, toả sáng khác nhau, các yếu tố để phân loại được sự lấp lánh, toả sáng đó bao gồm:
+ Sự phản xạ: Hầu hết các loại đá đều sẽ phản chiếu lại ánh sáng khi được chiếu lên bề mặt của chúng, lượng ánh sáng phản xạ ra đó sẽ phụ thuộc vào bề mặt phản xạ của viên đá. Một viên đá được coi là tốt khi chúng có độ phẳng tốt. Sự phản xạ ở bề mặt này được gọi là óng ánh. Với những viên đá trong suốt sẽ phản chiếu lại ánh sáng từ bề mặt bên trong của chúng, những điều đó phụ thuộc vào chỉ số khúc xạ của viên đá.
+ Sự khúc xạ: Tính chất quan trọng của tất cả các loại đá quý đó là lượng ánh sáng bị khúc xạ khi ánh sáng chiếu vào chúng. Để đo chỉ số khúc xạ của vật liệu này thì cần dùng chiết suất hoặc RI thì mới có thể đo được chính xác nhất.
+ Sự tán xạ: là sự khác biệt giữa chỉ số khúc xạ đối với các màu sắc khác nhau ở trên cùng một loại vật liệu. Ánh sáng trắng là ánh sáng bao gồm tất cả các màu sắc như đỏ, cam, lục, lam, tràm, tím. Một loại đá được gọi là tốt sẽ có độ tán xạ cao hơn và sẽ phân chia ánh sáng theo các màu trong dải phổ quang hay còn gọi là 7 sắc cầu vồng.
- Kích cỡ: Đối với viên đá quý nhỏ sẽ chỉ có thể xem được thông qua những dụng cụ quang học chuyên dụng hoặc phải nhờ các chuyên gia. Còn đối với một viên đá quý lớn sẽ dễ dàng ngắm nhìn vẻ đẹp của chúng hơn. Chính vì vậy kích cỡ hợp lý cũng là một đặc điểm cần được nghĩ đến khi đánh giá về một viên đá quý nào đó.
- Hình dáng: Nhiều viên đá đã mang sẵn trên mình những hình dáng vô cùng hấp dẫn như hình trái tim, những viên đá như vây có nét thô sơ cuốn hút hơn so với những viên đá được chế tác ra. Tuy nhiên điều đó cũng phụ thuộc vào sở thích của từng người về hình dáng của các viên đá. Với mỗi loại đá sẽ có một kiểu dáng, kiểu cắt phổ biến để đạt được bề mặt phẳng tối đa, sự phản xạ và góc cạnh đẹp nhất.
4. Độ cứng của những viên gem (đá quý).
Với một số loại đá mặc dù không có vẻ ngoài hoàn hảo nhưng đạt một độ bền cao hơn so với những loại đá khác thì cũng được coi như là một viên đá quý. Kim cương được coi là viên đá cứng nhất trên thế giới hiện nay.
5. Một số ý nghĩa khác của gem trong đời sống.
5.1. Ở trong lĩnh vực kinh doanh.
GEM - Global Emerging Markets là tên viết tắt của một quỹ đầu tư lớn trên thế giới. Quỹ đầu tư này được thành lập từ những năm 1991, có trụ sở tại New York và Paris. Quỹ đầu tư này đã có tổng cộng hơn 350j thương vụ đầu tư lớn nhỏ tại 65 quốc gia trên thế giới trong đó có cả Việt Nam.
Xem thêm: Các loại hình thức kinh doanh người chủ nào cũng cần biết
5.2. Ở trong lĩnh vực hoá học ứng dụng.
GEM (Ground Enhancing Material) là một loại hoá chất ổn định điện trở đất được khai thác từ những năm 1992, loại hoá chất này giúp giải quyết các vấn đề khó khăn khi thực hiện hệ thống nối đất.
GEM được coi như là một giải pháp trong tình huống cọc nối đất không thể đóng sâu hay ở các vùng đất có diện tích bị giới hạn gây khó khăn trong việc thực hiện các hệ thống đất với những phương pháp đã cũ.
5.3. Ở trong lĩnh vực về bất động sản.
Từ GEM được sử dụng rộng rãi trong nhiều bất động sản để đặt tên cho các khối nhà, các căn hộ, các tòa nhà văn phòng,...
Tại quận 1 ở TP.HCM có trung tâm tiệc cưới hoành tráng với tên là GEM Center, ở đây thường xuyên có các sự kiện về mở bán bất động sản, hội nghị,...
Trên đây là một số thông tin giải thích cho câu hỏi gem là gì? Hy vọng qua đó bạn cũng có cho mình thêm được những thông tin hấp dẫn về những loại đá quý và cách nhận biết chúng.
3417 0